Những năm tháng đầu đời hệ miễn dịch của trẻ cần được tiếp thêm kháng thể từ vắc xin để đủ sức chống lại các tác nhân gây bệnh, nhưng trong một số trường hợp sau khi khám sàng lọc trước tiêm, bác sĩ sẽ chỉ định trì hoãn tiêm chủng đối với trẻ do điều kiện sức khỏe. Vậy khi nào trẻ không được tiêm chủng đúng lịch? Bài viết sau đây sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề này.
Các trường hợp chống chỉ định tiêm chủng
Trước khi tiêm vắc xin các khách hàng sẽ trải qua quy trình khám sàng lọc để đảm bảo sức khỏe đủ điều kiện trước khi tiêm, thực tế sẽ có một số trường hợp bác sĩ sẽ chống chỉ định tiêm chủng vì thể trạng không cho phép, cụ thể:
- Trẻ có tiền sử phản ứng nặng sau tiêm với các thành phần tiêm chủng ở lần trước, trẻ sốt 39 độ C trở lên kèm theo co giật, có dấu hiệu khó thở, tím tái,...
- Người đang bị suy chức năng ở các cơ quan như suy gan, suy thận, suy hô hấp, suy tim,...
- Người bị suy giảm miễn dịch do bẩm sinh, do bị HIV/AIDS sẽ bị chống chỉ định tiêm các loại vắc xin sống giảm độc lực, đặc biệt không tiêm vắc xin lao cho trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm HIV mà không được điều trị dự phòng lây truyền từ mẹ sang con.
- Chống chỉ định tiêm ngừa cho khách hàng có tiền sử dị ứng và phản ứng nặng sau tiêm.
- Mẹ bầu chống chỉ định với vắc xin sống giảm độc lực vì có thể làm ảnh hưởng đến thai nhi.
- Một số trường hợp chống chỉ định khác theo nhà sản xuất ở từng loại vắc xin.
/tri_hoan_tiem_chung_trong_cac_truong_hop_nao_1_68f0400409.png)
Các trường hợp cần trì hoãn tiêm chủng
Bên cạnh các trường hợp chống chỉ định tiêm vắc xin, thực tế vẫn có một số trường hợp trẻ 3 tháng trì hoãn tiêm chủng hoặc người trưởng thành bị dời lịch tiêm chủng, cụ thể:
Đơn vị tiêm chủng ngoài bệnh viện
- Trẻ nhỏ mắc bệnh truyền nhiễm hoặc bệnh cấp tính đến khi tình hình sức khỏe ổn định.
- Trẻ đo nhiệt độ ở nách từ 37.5 độ C hoặc thân nhiệt thấp hơn từ 35.5 độ C trở xuống.
- Trẻ có dấu hiệu bị suy chức năng các cơ quan như suy gan, suy thận, suy tuần hoàn,... được chỉ định trì hoãn đến khi sức khỏe ổn định.
- Trẻ đang dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng (không tính kháng huyết thanh viêm gan B) sẽ được chỉ định trì hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Người có tiền sử phản ứng tăng dần theo các lần tiêm, người mắc các bệnh bẩm sinh hoặc mãn tính ở các cơ quan và trẻ cân nặng dưới 2kg sẽ được chỉ định khám sàng lọc và thực hiện tiêm tại bệnh viện.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc quá trình điều trị bằng corticoid liều cao, quá trình hóa trị, xạ trị trong 14 ngày gần nhất cũng được trì hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Một số trường hợp trì hoãn tiêm chủng theo nhà sản xuất ở mỗi vắc xin.
/tri_hoan_tiem_chung_trong_cac_truong_hop_nao_2_806d938229.png)
Đơn vị tiêm chủng trong bệnh viện
- Trì hoãn tiêm chủng với người đang có dấu hiệu suy chức năng các cơ quan đến khi tình hình sức khỏe ổn định.
- Trẻ đo nhiệt độ ở nách từ 38 độ C hoặc thân nhiệt thấp hơn từ 35.5 độ C trở xuống.
- Trẻ đang dùng các sản phẩm globulin miễn dịch trong vòng 3 tháng gần nhất sẽ được chỉ định trì hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
- Trẻ mắc các bệnh nhiễm trùng, bệnh cấp tính, bệnh tim bẩm sinh hoặc các bệnh mãn tính kèm động mạch phổi từ 40mmHg trở lên.
- Trẻ đang hoặc mới kết thúc quá trình điều trị bằng corticoid liều cao, quá trình hóa trị, xạ trị trong 14 ngày gần nhất cũng được trì hoãn tiêm chủng vắc xin sống giảm độc lực.
- Các trường hợp trì hoãn tiêm chủng theo từng nhà sản xuất ở mỗi vắc xin.
Lưu ý đối với nhóm trẻ em, bác sĩ thường khuyến cáo ba mẹ nên thực hiện đúng quy trình các bước cho trẻ từ bước khám sàng lọc trước khi tiêm để theo dõi tại chỗ sau tiêm và chăm sóc trẻ ở nhà.
/tri_hoan_tiem_chung_trong_cac_truong_hop_nao_3_c53babfeff.png)
Một số lưu ý khi tiêm chủng vắc xin cho trẻ
Bên cạnh các trường hợp trì hoãn tiêm chủng hoặc chống chỉ định tiêm chủng, ba mẹ cũng nên tìm hiểu trước một số vấn đề sau đây cho trẻ, bao gồm:
- Mặc dù có tiền sử phản ứng sau tiêm nhưng nếu bác sĩ nhận định các phản ứng không quá nghiêm trọng và lợi ích tiêm vắc xin nhiều hơn tỷ lệ xảy ra phản ứng, người đó vẫn được tiêm. Đặc biệt là vắc xin bạch hầu - ho gà - uốn ván là cần thiết cho một người ở vùng có dịch ho gà.
- Không trì hoãn tiêm chủng với các người bệnh hô hấp nhẹ hoặc không kèm sốt, chỉ nên hoãn tiêm với người có triệu chứng cấp tính và cần phải tiêm ngay sau khi hết các biểu hiện này.
- Riêng đối với người mắc bệnh cấp tính mức độ vừa hoặc nặng, có thể kèm sốt hoặc không cũng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm bất kỳ loại vắc xin nào.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện đang cung cấp nhiều chương trình tiêm chủng trọn gói dành cho mọi đối tượng từ trẻ nhỏ, trẻ thanh thiếu niên đến người trưởng thành.Ngoài ra còn có gói tiêm chủng tiền hôn nhân, phụ nữ mang thai và gói tiêm dành cho người có bệnh mãn tính, với quy trình khám sàng lọc nghiêm ngặt, phác đồ tiêm chi tiết và các bước theo dõi và chăm sóc sau tiêm theo khuyến cáo từ các cơ quan y tế nhằm đảm bảo an toàn nhất cho khách hàng.
Ngoài ra các thao tác tiêm ngừa đều được thực hiện bởi đội ngũ y bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm cùng với quy trình bảo quản vắc xin trong kho lạnh đạt tiêu chuẩn GSP, nhằm mang đến hiệu quả vắc xin tốt nhất, song song đó là sự an toàn tuyệt đối và trải nghiệm tiêm ngừa tốt nhất cho khách hàng.
/tri_hoan_tiem_chung_trong_cac_truong_hop_nao_4_6a6187aa2d.jpg)
Hy vọng qua các thông tin chia sẻ trong bài viết trên, bạn đọc sẽ hiểu rõ về sự khác biệt giữa hai trường hợp trì hoãn tiêm chủng và chống chỉ định tiêm chủng, bên cạnh một số lưu ý sau khi tiêm vắc xin cho trẻ. Ngoài ra nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến việc tiêm ngừa, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để nhận tư vấn nhanh nhất nhé.