icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Đau nửa đầu trái có nguy hiểm không? Cách điều trị và phòng ngừa

Mỹ Hạnh06/04/2025

Đau nửa đầu trái kéo dài trong nhiều giờ với cường độ khác nhau có thể gây chóng mặt, buồn nôn, suy giảm thị lực. Nếu không được kiểm soát, tình trạng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Đau nửa đầu trái có thể là dấu hiệu cảnh báo vấn đề về sức khỏe, đặc biệt liên quan đến hệ thần kinh, tuần hoàn máu và não bộ. Nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy đau nửa đầu trái có triệu chứng đặc trưng nào và cách điều trị ra sao? Hãy cùng Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết sau.

Đau nửa đầu trái là gì?

Đau nửa đầu bên trái có thể biểu hiện dưới dạng đau âm ỉ, đau nhói hoặc đau buốt tại một vị trí cố định. Trong một số trường hợp, cơn đau có thể lan xuống cổ, răng hoặc sau mắt. Ngoài ra, người bệnh còn có thể gặp các triệu chứng đi kèm như thay đổi tầm nhìn, nhạy cảm với âm thanh, chóng mặt, buồn nôn hoặc nôn.

Tùy vào nguyên nhân gây bệnh, cơn đau có thể trở nên nghiêm trọng hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày, chẳng hạn như vào buổi tối hoặc sau khi thức dậy.

dau-nua-dau-trai-co-nguy-hiem-khong-3

Nguyên nhân gây đau nửa đầu trái

Đau nửa đầu kèm nhức mắt trái có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

  • Bệnh lý thần kinh cột sống cổ: Thoái hóa đốt sống cổ hoặc thoát vị đĩa đệm vùng cổ có thể chèn ép dây thần kinh, làm gián đoạn tuần hoàn máu và dẫn đến cơn đau nửa đầu bên trái.
  • Yếu tố thần kinh: Tương tự như đau nửa đầu bên phải, tình trạng này có thể liên quan đến các bệnh lý thần kinh như viêm động mạch tế bào khổng lồ, đau dây thần kinh sinh ba, đau dây thần kinh chẩm hoặc đau đầu migraine. Những bệnh này thường đi kèm triệu chứng chóng mặt, hoa mắt và suy giảm thị lực.
  • Lối sống: Thường xuyên bỏ bữa, chế độ ăn uống thất thường, uống nhiều rượu bia có thể làm tăng nguy cơ đau đầu. Căng thẳng kéo dài, thiếu ngủ hoặc ngủ không đủ giấc cũng là nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu bên trái.
  • Chấn thương: Va đập, té ngã dù không chảy máu vẫn có thể dẫn đến đau nửa đầu do tụ máu hoặc tổn thương dây thần kinh. Nếu cơn đau ngày càng nặng kèm theo triệu chứng bất thường như yếu tay chân, khó phát âm, cần đi khám ngay.
  • Lạm dụng thuốc: Dùng quá liều thuốc giảm đau như aspirin, acetaminophen, ibuprofen… có thể khiến cơn đau đầu trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Nhiễm trùng và dị ứng: Viêm xoang, cúm, viêm màng não hay viêm não có thể gây đau đầu kèm sốt cao, co giật, cứng cơ. Dị ứng cũng có thể làm tắc nghẽn lỗ thông xoang, tạo áp lực gây đau đầu.
  • Thay đổi hormone: Sự thay đổi nội tiết tố trong kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ có thể làm xuất hiện cơn đau nửa đầu.
  • Di truyền: Yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ mắc chứng đau nửa đầu bên trái. Theo thống kê, khoảng 70% người mắc bệnh này có bố hoặc mẹ từng gặp tình trạng tương tự.
dau-nua-dau-trai-co-nguy-hiem-khong-4

Một số trường hợp hiếm gặp, đau nửa đầu bên trái có thể là dấu hiệu của bệnh lý nguy hiểm:

  • Phình động mạch não: Xảy ra khi một điểm yếu trên mạch máu não bị phình và có nguy cơ vỡ, gây cơn đau đầu đột ngột, dữ dội như sét đánh. Nếu không xử lý kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến liệt một bên cơ thể.
  • Viêm động mạch thái dương: Bệnh lý do rối loạn hệ miễn dịch, khiến hệ miễn dịch tấn công và làm tổn thương mạch máu não. Người bệnh có thể bị đau đầu dữ dội trong thời gian ngắn, sau đó đột ngột mất thị lực. Nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ mất thị lực vĩnh viễn rất cao.

Ngoài ra, các nguyên nhân khác như đội mũ quá chật, tăng nhãn áp, đột quỵ, khối u não hoặc tiếp xúc với ánh sáng xanh từ thiết bị điện tử quá lâu cũng có thể kích hoạt cơn đau đầu dữ dội.

Thường xuyên đau nửa đầu bên trái có nguy hiểm không?

Đau nửa đầu bên trái kéo dài có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán, dễ bị hiểu sai là viêm xoang, dẫn đến điều trị không hiệu quả.

Nếu không được kiểm soát kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như suy giảm trí nhớ, trầm cảm, đột quỵ, thoái hóa võng mạc và mất thị lực.

Nếu cơn đau ngày càng nghiêm trọng, kéo dài, ảnh hưởng đến sinh hoạt và kèm theo các triệu chứng như sốt, mờ mắt, buồn nôn, nôn hoặc yếu một bên cơ thể, bạn nên đến gặp bác sĩ ngay để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ khai thác tiền sử bệnh, đánh giá tình trạng hiện tại và chỉ định các xét nghiệm như MRI, CT scan để xác định nguyên nhân chính xác, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

Điều trị đau nửa đầu bên trái như thế nào?

Các phương pháp điều trị đau nửa đầu bên trái bao gồm:

Sử dụng thuốc

Các loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin, ibuprofen… giúp giảm nhanh triệu chứng đau nửa đầu trái. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc cần có sự theo dõi của bác sĩ, tránh tự ý mua và sử dụng để hạn chế các tác dụng phụ như đỏ mặt, mệt mỏi, buồn ngủ, ảnh hưởng đến dạ dày, gan và thận khi lạm dụng.

dau-nua-dau-trai-co-nguy-hiem-khong-1

Trị liệu thần kinh cột sống

Phương pháp trị liệu thần kinh cột sống là một cách điều trị an toàn, không xâm lấn và không dùng thuốc, được khuyến khích trong y học hiện đại. Đặc biệt, phương pháp này mang lại hiệu quả cao đối với các trường hợp đau nửa đầu do vấn đề liên quan đến thần kinh cột sống cổ.

Châm cứu

Phương pháp châm cứu tác động vào dây thần kinh tại chỗ, kích thích tiết hormone endorphin, thúc đẩy tuần hoàn máu, từ đó giúp giảm đau hiệu quả. Tuy nhiên, châm cứu cần được thực hiện bởi bác sĩ có chuyên môn và tại cơ sở y tế đảm bảo vô trùng, tránh nguy cơ nhiễm trùng.

Massage

Xoa bóp nhẹ nhàng vùng đầu giúp thư giãn cơ, giảm nhức mỏi và tăng cường tuần hoàn máu, từ đó giúp giảm cơn đau. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời, cơn đau có thể tái phát nếu không điều trị tận gốc nguyên nhân.

dau-nua-dau-trai-co-nguy-hiem-khong-5

Bên cạnh các phương pháp điều trị trên, người bệnh nên kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, thư giãn tinh thần, kiểm soát căng thẳng bằng các hoạt động như thiền, yoga hoặc nghe nhạc nhẹ. Đồng thời, việc duy trì một lối sống lành mạnh, xây dựng chế độ ăn uống khoa học, hạn chế các chất kích thích và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên sẽ giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, cải thiện tuần hoàn máu và ngăn ngừa tình trạng đau nửa đầu tái phát.

Đau nửa đầu bên trái có thể gây ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh. Qua bài viết này, bạn có thể tham khảo các biện pháp phòng ngừa để hạn chế cơn đau tái phát, đồng thời chủ động thăm khám bác sĩ sớm để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN