Nhiều người cho rằng sau khi tiêm vắc xin HPV thì có thể yên tâm tuyệt đối, không cần lo lắng về ung thư cổ tử cung nữa. Tuy nhiên, thực tế lại không đơn giản như vậy. “Đã tiêm HPV rồi có cần xét nghiệm định kỳ không?” là một câu hỏi được đặt ra ngày càng nhiều trong cộng đồng, đặc biệt là với phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc và cung cấp thêm những thông tin hữu ích xoay quanh vấn đề này.
Đã tiêm HPV rồi có cần xét nghiệm định kỳ không?
Đã tiêm HPV rồi có cần xét nghiệm không là một câu hỏi rất phổ biến mà nhiều người, thường đặt ra sau khi hoàn thành liệu trình tiêm vắc xin phòng HPV. Thực tế, tiêm vắc xin HPV được đánh giá là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh do virus HPV gây ra như ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, ung thư hậu môn và một số loại ung thư khác. Tuy nhiên, tiêm phòng không đồng nghĩa với việc miễn nhiễm hoàn toàn trước các nguy cơ nhiễm HPV và biến chứng nguy hiểm của virus này.
Vắc xin HPV hiện tại chỉ bảo vệ trước những chủng virus phổ biến có nguy cơ cao như 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Trong khi đó, HPV có tới hơn 100 chủng khác nhau và không phải tất cả đều được bao phủ bởi vắc xin. Vì vậy, nguy cơ nhiễm các chủng HPV chưa được bảo vệ vẫn tồn tại sau tiêm. Đó là lý do vì sao các chuyên gia y tế khuyến cáo phụ nữ đã tiêm HPV rồi vẫn cần thực hiện xét nghiệm HPV và Pap smear định kỳ.
Không những thế, vắc xin HPV không có tác dụng điều trị các nhiễm trùng đã có từ trước khi tiêm và cũng không thể ngăn chặn toàn bộ nguy cơ dẫn đến ung thư cổ tử cung. Những tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn sớm chỉ có thể được phát hiện thông qua các xét nghiệm tầm soát đúng thời điểm.

Phụ nữ trong độ tuổi từ 21 đến 65 được khuyến cáo thực hiện Pap smear hoặc kết hợp với xét nghiệm HPV định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cụ thể:
- Từ 21 đến dưới 30 tuổi: Nên làm Pap mỗi 3 năm;
- Từ 30 - 65 tuổi: Có thể làm xét nghiệm HPV kết hợp Pap mỗi 5 năm.
Trong trường hợp có các yếu tố nguy cơ như tiền sử bệnh lý, suy giảm miễn dịch hoặc có dấu hiệu bất thường, lịch xét nghiệm sẽ được điều chỉnh phù hợp hơn.
Do đó, nếu bạn đang thắc mắc đã tiêm HPV rồi có cần xét nghiệm định kỳ, hãy nhớ rằng tiêm phòng chỉ là một phần trong chiến lược phòng bệnh. Việc duy trì xét nghiệm định kỳ là yếu tố không thể thiếu giúp phát hiện sớm các nguy cơ, từ đó điều trị kịp thời và giảm thiểu biến chứng nguy hiểm.
Vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nhưng không phải là biện pháp duy nhất
Vắc xin HPV được xem là biện pháp hiệu quả hàng đầu trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung nhờ khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh trên 90% và làm giảm hơn 60% các tổn thương tiền ung thư. Tuy nhiên, hiệu quả này không mang tính tuyệt đối và không kéo dài suốt đời. Thực tế, vắc xin HPV chỉ phát huy tối đa khi được tiêm trước khi có quan hệ tình dục hoặc trước khi bị lây nhiễm HPV. Do đó, nhóm đối tượng được khuyến cáo tiêm chủng là trẻ em gái và phụ nữ trong độ từ 9 - 26 tuổi.
Ngoài ra, thời gian bảo vệ của vắc xin HPV hiện kéo dài ít nhất 10 năm. Sau khoảng thời gian này, chưa có nghiên cứu xác nhận chắc chắn về hiệu lực phòng bệnh tiếp tục kéo dài. Hơn nữa, hầu hết phụ nữ đều sẽ nhiễm HPV ít nhất một lần trong đời và không có gì đảm bảo cơ thể có thể tự đào thải virus hoàn toàn, dù khoảng 90 - 95% người nhiễm có thể làm được điều đó.
Vì lý do đó, câu hỏi "đã tiêm HPV rồi có cần tầm soát ung thư cổ tử cung?" vẫn luôn được nhiều phụ nữ quan tâm. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo rằng, ngay cả khi đã tiêm vắc xin HPV, phụ nữ vẫn cần thực hiện các xét nghiệm sàng lọc định kỳ để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư giai đoạn đầu, bởi khả năng điều trị thành công ở giai đoạn này vẫn còn cao.

Khi nào cần sàng lọc ung thư cổ tử cung?
Sàng lọc ung thư cổ tử cung là bước quan trọng giúp phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường, từ đó điều trị kịp thời. Các chuyên gia y tế khuyến cáo rằng, phụ nữ trong độ tuổi từ 30 - 49 đã có quan hệ tình dục nên bắt đầu thực hiện xét nghiệm sàng lọc định kỳ. Tuy nhiên, đối với những phụ nữ có yếu tố nguy cơ cao thì việc sàng lọc nên được thực hiện sớm hơn, cụ thể:
- Quan hệ tình dục sớm;
- Sinh con trước tuổi 17;
- Có nhiều bạn tình;
- Sử dụng thuốc tránh thai kéo dài trên 5 năm;
- Hút thuốc lá hoặc có dấu hiệu bất thường.

Mặc dù vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung, nhiều người vẫn thắc mắc "đã tiêm HPV rồi có cần xét nghiệm định kỳ không” và câu trả lời là có. Việc tiêm vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ nhiễm virus nhưng không đảm bảo 100% bạn sẽ không mắc bệnh. Do đó, sàng lọc định kỳ vẫn là bước quan trọng để phát hiện sớm các tổn thương tiền ung thư và ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, để đảm bảo kết quả chính xác, bạn cần lưu ý thời gian thực hiện sàng lọc. Các chuyên gia khuyên rằng nên thực hiện xét nghiệm vào 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Bên cạnh đó, bạn không nên đặt thuốc âm đạo trong vòng 48 giờ trước khi xét nghiệm và tránh quan hệ tình dục tối hôm trước để tránh ảnh hưởng đến kết quả.

Mặc dù vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nhưng việc tiêm vắc xin không có nghĩa là bạn có thể bỏ qua việc xét nghiệm định kỳ. Dù đã tiêm vắc xin HPV, bạn vẫn cần xét nghiệm định kỳ. Câu hỏi "đã tiêm HPV rồi có cần xét nghiệm không" là thắc mắc phổ biến và câu trả lời là có. Vắc xin HPV giúp giảm nguy cơ ung thư cổ tử cung nhưng không bảo vệ hoàn toàn khỏi tất cả các loại HPV. Vì vậy, việc sàng lọc định kỳ là rất quan trọng để phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.