Sau khi tiêm vắc xin HPV, cơ thể có thể phản ứng theo nhiều cách khác nhau. Một số người gặp tác dụng phụ nhẹ như đau tại vị trí tiêm, sốt nhẹ hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người gặp trường hợp tiêm HPV bị chậm kinh khiến nhiều người băn khoăn liệu vắc xin có ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt hay không. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây chậm kinh và thật sự có phải tiêm HPV bị chậm kinh không qua bài viết sau đây.
Có phải tiêm HPV bị chậm kinh không?
Có phải tiêm HPV bị chậm kinh không là nỗi lo lắng của nhiều chị em. Tiêm HPV không làm chị em bị chậm kinh nguyệt. Vắc xin ngừa HPV Gardasil 4 và Gardasil 9 đã trải qua nhiều thử nghiệm nghiêm ngặt trước khi được FDA (Hoa Kỳ) cấp phép và tiếp tục được giám sát an toàn bởi CDC, FDA cùng các cơ quan y tế trên toàn cầu. Các nghiên cứu khẳng định vắc xin HPV không ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Một nghiên cứu trên 44.000 người tại Mỹ cho thấy, cả nam và nữ sau khi tiêm vắc xin HPV không gặp tác dụng phụ nghiêm trọng ngoài dự kiến. Những phản ứng phổ biến sau tiêm gồm sưng, nóng, đau tại vị trí tiêm, đau cơ, sốt, đau đầu và mệt mỏi.
/tiem_hpv_bi_cham_kinh_1_6950724746.jpg)
Hiện tại, chỉ một số ít trường hợp được chống chỉ định tiêm vắc xin HPV, bao gồm phụ nữ mang thai (do chưa có đủ dữ liệu nghiên cứu), người dị ứng với thành phần của vắc xin hoặc có phản ứng dị ứng nghiêm trọng sau mũi tiêm đầu tiên. Đối với người bị rối loạn đông máu hoặc bệnh cấp tính, việc tiêm phòng vẫn có thể thực hiện khi tình trạng sức khỏe đã ổn định.
Nếu không thuộc các nhóm chống chỉ định, phụ nữ có thể yên tâm tiêm vắc xin HPV mà không cần lo lắng về tính an toàn. Hiện nay, vắc xin Gardasil 9 (Mỹ) được chỉ định cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi, giúp bảo vệ trên 90% đối với các chủng HPV có trong vắc xin và duy trì miễn dịch lên đến 30 năm. Ngay cả những người đã quan hệ tình dục, sinh con hoặc từng mắc bệnh do HPV như mụn cóc sinh dục vẫn có thể tiêm để tăng cường bảo vệ sức khỏe.
Một số yếu tố ảnh hưởng đến kỳ kinh nguyệt
Nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, bao gồm:
- Chế độ ăn uống: Tiêu thụ quá nhiều chất xơ có thể làm giảm nồng độ estrogen, trong khi lượng estrogen quá cao cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, chế độ ăn quá ít chất béo có thể làm chu kỳ kinh không ổn định.
- Du lịch: Sự thay đổi múi giờ, lịch trình sinh hoạt và căng thẳng khi di chuyển có thể ảnh hưởng đến hormone melatonin và cortisol, hai yếu tố kiểm soát chu kỳ kinh. Điều này có thể làm kỳ kinh đến sớm hoặc muộn hơn bình thường.
- Thời tiết: Sự thay đổi khí hậu có thể tác động đến quá trình trao đổi chất, gây mất cân bằng hormone. Theo Tiến sĩ John Fejes (bác sĩ sản phụ khoa tại California), thời tiết thay đổi còn làm tăng nguy cơ viêm âm đạo, nhiễm nấm men, ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
- Giấc ngủ: Ngủ không đủ giấc có thể làm mất cân bằng hormone estrogen, progesterone, LH và FSH - những hormone quan trọng trong chu kỳ kinh. Việc thiếu ngủ còn làm gián đoạn quá trình sản xuất Leptin, từ đó ảnh hưởng đến sự đều đặn của kỳ kinh.
Ngoài ra, các yếu tố khác như căng thẳng, hút thuốc, rượu bia, cân nặng và tuổi tác cũng có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt.
/tiem_hpv_bi_cham_kinh_2_487d71b937.jpg)
Nguyên nhân dẫn đến chậm kinh nguyệt
Theo các chuyên gia y tế, chậm kinh có thể do nhiều nguyên nhân phổ biến, bao gồm:
Mang thai
Trễ kinh là một trong những dấu hiệu sớm của thai kỳ. Tuy nhiên, không phải lúc nào chậm kinh cũng đồng nghĩa với việc mang thai, vì còn nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Đối với phụ nữ có chu kỳ không đều, thời điểm hành kinh có thể thay đổi hàng tháng. Ngược lại, nếu chu kỳ kinh nguyệt thường xuyên và đột ngột chậm hơn một tuần, nên thực hiện thử thai hoặc xét nghiệm để xác định chính xác.
/tiem_hpv_bi_cham_kinh_3_21bdad66ab.jpg)
Thay đổi cân nặng đột ngột
Cân nặng ảnh hưởng trực tiếp đến nội tiết tố, từ đó tác động đến chu kỳ kinh nguyệt:
- Thừa cân: Lượng mỡ dự trữ tăng cao làm mất cân bằng nội tiết, cản trở quá trình rụng trứng và có thể gây mất kinh.
- Thiếu cân: Cơ thể không có đủ chất béo cần thiết, dẫn đến rối loạn hoặc mất kinh.
Do đó, sự thay đổi cân nặng quá nhanh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.
Bệnh phụ khoa
Một số bệnh lý phụ khoa có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm:
- Lạc nội mạc tử cung: Xảy ra khi mô nội mạc tử cung phát triển bên ngoài tử cung, bám vào buồng trứng hoặc ống dẫn trứng, gây chảy máu bất thường và đau dữ dội trước, trong kỳ kinh.
- Viêm vùng chậu (PID): Nhiễm trùng do vi khuẩn, thường lây qua đường tình dục không được điều trị, ảnh hưởng đến tử cung và cơ quan sinh sản. Triệu chứng bao gồm khí hư bất thường, mùi khó chịu, chu kỳ kinh nguyệt không đều.
- Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS): Gây tăng hormone androgen, làm chậm hoặc ngăn cản quá trình rụng trứng, dẫn đến chậm kinh hoặc kinh nguyệt không đều.
- Suy buồng trứng nguyên phát: Buồng trứng ngừng hoạt động bình thường trước 40 tuổi, gây mất kinh hoặc chu kỳ thất thường.
- Rối loạn tuyến giáp hoặc tuyến yên: Suy giáp, cường giáp và các rối loạn nội tiết có thể ảnh hưởng đến hormone, gây kinh nguyệt không đều.
- Ung thư cổ tử cung hoặc buồng trứng: Có thể gây rối loạn kinh nguyệt như chảy máu nhiều, chậm kinh hoặc mất kinh.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến nội tiết tố, gây rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
- Thuốc chống loạn thần;
- Thuốc chống trầm cảm;
- Thuốc ức chế miễn dịch;
- Thuốc chống tăng huyết áp;
- Thuốc điều trị tuyến giáp;
- Thuốc chống động kinh;
- Thuốc hóa trị.
Căng thẳng quá mức
Căng thẳng có thể ảnh hưởng đáng kể đến chu kỳ kinh nguyệt, thậm chí làm chậm hoặc ngừng rụng trứng. Các yếu tố gây căng thẳng phổ biến bao gồm áp lực công việc, tài chính, gia đình, học tập hoặc thay đổi lịch sinh hoạt đột ngột như làm việc qua đêm, thiếu ngủ, gây rối loạn chu kỳ.
/tiem_hpv_bi_cham_kinh_4_30a56aa070.jpg)
Tiêm HPV là biện pháp quan trọng giúp phòng ngừa các bệnh do virus HPV gây ra. Nếu gặp tình trạng tiêm HPV bị chậm kinh, chị em không nên quá lo lắng, vì có nhiều yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Tuy nhiên, nếu tiêm HPV bị chậm kinh kèm theo các dấu hiệu bất thường, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra sức khỏe kịp thời.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa HPV, bảo vệ sức khỏe khỏi nguy cơ ung thư cổ tử cung, mụn cóc sinh dục và các bệnh liên quan. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín cung cấp vắc xin chính hãng, được bảo quản theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt. Khi tiêm vắc xin tại đây, khách hàng sẽ được đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm tư vấn tận tình, quy trình tiêm an toàn, nhanh chóng và không phải chờ đợi lâu. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ hotline miễn phí 18006928.