icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Cách giảm ngứa khi bị sán chó mà bạn nên biết!

Bảo Thanh09/06/2025

Tình trạng ngứa kéo dài, nổi mẩn tái phát không rõ nguyên nhân có thể là biểu hiện của nhiễm ấu trùng giun đũa chó (Toxocara canis). Đây là một bệnh lý ký sinh trùng có thể ảnh hưởng đến da, nội tạng và gây biến chứng nghiêm trọng nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về cách giảm ngứa khi bị sán chó​ và các biện pháp phòng ngừa để tránh tái nhiễm.

Sán chó (hay còn gọi là giun đũa chó, tên khoa học là Toxocara canis) có thể gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cho con người, đặc biệt là ngứa da dữ dội. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách giảm ngứa khi bị sán chó hiệu quả, an toàn và dễ áp dụng tại nhà. Ngoài ra, bài viết cũng chia sẻ thêm những lưu ý khi điều trị và cách phòng tái nhiễm để bảo vệ sức khỏe lâu dài.

Cách giảm ngứa khi bị sán chó

Tình trạng ngứa khi bị nhiễm sán chó thường đến từ phản ứng viêm do hệ miễn dịch kích hoạt. Ngứa có thể khu trú tại một vùng hoặc lan rộng khắp cơ thể, kèm theo mẩn đỏ, phát ban hoặc nổi mề đay. Dưới đây là ba phương pháp chính giúp bạn giảm ngứa hiệu quả:

Dùng thuốc

Việc đầu tiên cần làm khi bị nhiễm sán chó là đến cơ sở y tế để được khám và chỉ định thuốc phù hợp. Các loại thuốc chống ký sinh trùng như Albendazole hoặc Mebendazole thường được bác sĩ kê đơn để tiêu diệt sán trong cơ thể. 

Tuy nhiên, nếu ngứa dữ dội, bạn có thể cần đến các loại thuốc kháng histamin như Loratadine, Cetirizine hoặc Chlorpheniramine để giảm phản ứng dị ứng. Điều quan trọng là không tự ý mua thuốc và dùng tại nhà nếu chưa có chẩn đoán chính xác từ bác sĩ. Việc sử dụng sai thuốc có thể không những không cải thiện tình trạng mà còn làm bệnh nghiêm trọng hơn.

Cách giảm ngứa khi bị sán chó mà bạn nên biết! 1
Uống thuốc theo phác đồ điều trị của bác sĩ để giảm ngứa

Dùng kem dưỡng

Trong trường hợp da bị khô, bong tróc hoặc nổi mẩn do sán chó, việc dùng kem dưỡng là cách giảm ngứa khi bị sán chó giúp làm dịu nhanh tình trạng ngứa. Bạn có thể chọn các loại kem dưỡng ẩm dịu nhẹ, không chứa hương liệu hoặc chất kích ứng. Chẳng hạn như loại dành cho da nhạy cảm hoặc có thành phần như Aloe Vera, Glycerin, Vitamin E.

Ngoài ra, một số người còn sử dụng kem chứa corticoid nồng độ nhẹ (theo chỉ định) để giảm viêm và ngứa nhanh chóng. Tuy nhiên, loại kem này không nên dùng kéo dài và cần có hướng dẫn cụ thể từ nhân viên y tế.

Điều chỉnh chế độ sinh hoạt

Một yếu tố thường bị bỏ qua nhưng lại có ảnh hưởng lớn đến cảm giác ngứa là chế độ sinh hoạt hằng ngày. Việc giữ cho cơ thể mát mẻ, không để da tiếp xúc với chất gây kích ứng (như xà phòng mạnh, nước nóng, mồ hôi...) sẽ giúp giảm cơn ngứa. Ngoài ra, bạn nên:

  • Tắm nước ấm nhẹ, tránh tắm nước quá nóng gây khô da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát, làm từ cotton để không cọ xát gây ngứa thêm.
  • Tránh gãi mạnh vì có thể làm tổn thương da và tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Uống nhiều nước giúp da đủ ẩm từ bên trong.
Cách giảm ngứa khi bị sán chó mà bạn nên biết! 3
Tắm nước ấm và ưu tiên mặc đồ rộng là cách giảm ngứa khi bị sán chó

Lưu ý khi điều trị bệnh sán chó

Bên cạnh quan tâm đến cách giảm ngứa khi bị sán chó, ta cần lưu tâm đến cách bảo vệ sức khỏe trong quá trình điều trị bệnh này. Điều trị sán chó không đơn giản là uống thuốc vài ngày rồi thôi. Đây là bệnh do ký sinh trùng gây ra, nên cần có phác đồ rõ ràng và theo dõi sát sao. Dưới đây là một số điều bạn cần nhớ:

  • Tái khám định kỳ: Sau khi dùng thuốc, bạn nên quay lại bệnh viện để kiểm tra kết quả điều trị. Một số trường hợp có thể cần lặp lại liệu trình.
  • Không tự điều trị tại nhà: Một số người chủ quan, tự mua thuốc diệt giun hoặc kháng sinh về dùng. Việc này có thể gây kháng thuốc hoặc tổn thương gan nếu dùng sai liều.
  • Theo dõi các triệu chứng đi kèm: Ngoài ngứa, nếu bạn thấy có dấu hiệu như sốt, mệt mỏi kéo dài, nổi hạch, rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy hãy báo ngay với bác sĩ. Đây có thể là dấu hiệu sán di chuyển đến các cơ quan khác trong cơ thể.
  • Giữ vệ sinh cá nhân và môi trường sống sạch sẽ: Rửa tay thường xuyên, cắt móng tay ngắn, không để trẻ em chơi đùa dưới đất cát có phân chó mèo.
Cách giảm ngứa khi bị sán chó mà bạn nên biết! 4
Khám sức khoẻ định kỳ và không tự điều trị tại nhà

Cách phòng tái nhiễm bệnh sán chó

Điều trị dứt điểm là một chuyện, phòng tránh tái nhiễm lại càng quan trọng hơn, đặc biệt là với những gia đình nuôi chó mèo. Dưới đây là những cách đơn giản nhưng rất hiệu quả:

  • Tẩy giun định kỳ cho thú cưng: Chó mèo cần được tẩy giun đúng lịch (3 – 6 tháng mỗi lần tuỳ độ tuổi và môi trường sống). Đây là biện pháp cơ bản để giảm nguy cơ truyền bệnh sang người.
  • Không để chó mèo đi vệ sinh bừa bãi: Nếu có sân vườn nên quy định khu vực vệ sinh riêng và dọn dẹp sạch sẽ mỗi ngày. Phân chó cần được xử lý hợp vệ sinh, không vứt lung tung.
  • Không tiếp xúc trực tiếp với đất cát bẩn: Trẻ em đặc biệt dễ bị lây nhiễm vì hay chơi dưới đất. Hãy dạy trẻ rửa tay trước khi ăn, sau khi chơi hoặc tiếp xúc với thú cưng.
  • Chú ý nguồn thực phẩm: Không ăn sống hoặc tái các món thịt, hải sản nghi ngờ nhiễm ấu trùng. Rau sống cần rửa kỹ và ngâm nước muối trước khi dùng.
  • Khám sức khỏe định kỳ: Nếu bạn từng bị nhiễm sán chó nên kiểm tra định kỳ để kịp thời phát hiện và xử lý nếu tái nhiễm.
Cách giảm ngứa khi bị sán chó mà bạn nên biết! 3
Kiểm tra sức khoẻ và tẩy giun cho thú cưng định kỳ

Vắc xin góp phần hình thành kháng thể giúp làm giảm xác suất nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây. Trong bối cảnh nhu cầu tiêm phòng ngày càng tăng, Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu cung cấp dịch vụ tiêm chủng đạt chuẩn, đảm bảo đầy đủ yếu tố an toàn sinh học, chuyên môn nhân sự và trang thiết bị hỗ trợ hiện đại, góp phần bảo vệ sức khỏe cộng đồng một cách bền vững.

Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn đã nắm được cách giảm ngứa khi bị sán chó cũng như các bước chăm sóc và phòng ngừa hiệu quả. Ngứa do sán chó gây ra tuy khó chịu nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát nếu bạn biết cách xử lý đúng đắn và kịp thời. Đừng quên: Luôn chủ động bảo vệ sức khoẻ của mình và những người thân yêu bằng việc giữ vệ sinh, phòng ngừa tái nhiễm, và tuân thủ chỉ dẫn từ bác sĩ nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN