Tiêm vắc xin là một trong những biện pháp y tế quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe của mỗi cá nhân cũng như toàn xã hội. Tuy nhiên sau tiêm vắc xin vẫn chưa phải là hoàn thành quá trình tiêm mà chúng ta cần theo dõi các phản ứng sau tiêm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu chi tiết các giai đoạn theo dõi sau tiêm chủng cũng như những lưu ý cần biết trong quá trình theo dõi sau tiêm.
Theo dõi sau tiêm vắc xin có quan trọng không?
Theo dõi sau tiêm vắc xin đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và hiệu quả của quá trình tiêm chủng. Sau khi tiêm vắc xin, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người mà bạn có thể có các phản ứng sau tiêm khác nhau từ nhẹ như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt nhẹ đến các phản ứng nghiêm trọng hơn như sốc phản vệ. Chính vì vậy, việc theo dõi sau tiêm giúp phát hiện sớm và xử trí kịp thời các phản ứng bất lợi. Đặc biệt là trong vòng 30 phút kể từ thời điểm tiêm vắc xin vì đây là khoảng thời gian xuất hiện nguy cơ phản ứng dị ứng nghiêm trọng cao nhất.
/cac_giai_doan_theo_doi_sau_tiem_chung_va_nhung_luu_y_khi_theo_doi_sau_tiem_1_a3f16f6ee2.png)
Các giai đoạn theo dõi sau tiêm chủng
Theo dõi sau tiêm chủng là bước quan trọng nhằm phát hiện sớm các phản ứng bất lợi và đảm bảo an toàn cho người được tiêm. Các giai đoạn theo dõi sau tiêm chủng bao gồm:
Thời gian theo dõi sau tiêm chuẩn
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo thời gian theo dõi sau tiêm chủng nhằm đảm bảo an toàn và hiệu quả của vắc xin là 30 phút đầu sau tiêm. Người được tiêm cần ở lại cơ sở y tế để theo dõi các phản ứng sau tiêm nhằm phát hiện và xử trí kịp thời các phản ứng phản vệ hiếm gặp nhưng nguy hiểm như khó thở, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ.
Thời gian theo dõi sau tiêm chủng kéo dài
Sau khi theo dõi tại cơ sở y tế trong khoảng 30 phút kể từ thời điểm tiêm vắc xin, người được tiêm cần tiếp tục theo dõi sau tiêm thêm khoảng từ 24 - 48 giờ tiếp theo. Theo dõi sau tiêm tại nhà các phản ứng phổ biến như sốt nhẹ, đau tại chỗ tiêm, mệt mỏi hoặc đau đầu. Nếu có dấu hiệu nghiêm trọng như sốt cao không hạ, phát ban toàn thân hoặc rối loạn ý thức thì cần đưa người được tiêm đến cơ sở y tế ngay lập tức.
/cac_giai_doan_theo_doi_sau_tiem_chung_va_nhung_luu_y_khi_theo_doi_sau_tiem_2_0e8f408ae1.png)
Các dấu hiệu cần chú ý trong thời gian theo dõi sau tiêm
Sau khi tiêm vắc xin, mỗi cơ thể sẽ có thể xuất hiện các phản ứng khác nhau từ nhẹ đến nghiêm trọng. Tuy nhiên các dấu hiệu bạn cần chú ý trong thời gian theo dõi gồm:
- Các dấu hiệu phản ứng dị ứng nghiêm trọng: Các dấu hiệu như khó thở, sưng mặt hoặc môi, nổi mề đay toàn thân, chóng mặt, tụt huyết áp hoặc sốc phản vệ. Đây là các dấu hiệu nguy hiểm sau tiêm có nguy cơ cao xảy ra phản ứng sốc phản vệ vì vậy người được tiêm cần thông báo ngay cho nhân viên y tế để kịp thời xử trí.
- Các phản ứng phổ biến: Các phản ứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau tại chỗ tiêm, đau đầu hoặc ớn lạnh thường tự khỏi mà không cần can thiệp. Tuy nhiên trong trường hợp xuất hiện sốt cao trên 39 độ C, co giật, khó thở, đau ngực hoặc rối loạn ý thức thì bạn cần đưa người được tiêm đến cơ sở y tế ngay.
Trong bất kỳ trường hợp nào nếu có dấu hiệu nghiêm trọng bất kỳ, cần đưa người được tiêm đến cơ sở y tế ngay để được thăm khám và điều trị kịp thời. Việc theo dõi kỹ lưỡng giúp giảm thiểu rủi ro và tối ưu hóa lợi ích của quá trình tiêm chủng.
/cac_giai_doan_theo_doi_sau_tiem_chung_va_nhung_luu_y_khi_theo_doi_sau_tiem_3_863159374e.png)
Cách thức theo dõi và báo cáo sau khi tiêm vắc xin
Sau khi theo dõi các phản ứng sau tiêm tại cơ sở y tế thì người được tiêm vắc xin cần tiếp tục theo dõi các phản ứng tại nhà. Song song với đó, người được tiêm cũng cần ghi chi tiết quá trình tiêm chủng và các phản ứng sau mỗi lần tiêm. Những thông tin người được tiêm cần ghi chú gồm: Loại vắc xin đã tiêm, ngày tiêm, số lô vắc xin đã được tiêm, thời gian xuất hiện và kết thúc các phản ứng sau khi tiêm vắc xin. Việc ghi chép này giúp người được tiêm có thể báo cáo lại những phản ứng cho cơ sở y tế để đánh giá những rủi ro ở lần tiêm tiếp theo, đảm bảo sức khỏe của người được tiêm.
Những lưu ý đặc biệt khi theo dõi sau khi tiêm vắc xin
Trong quá trình theo dõi sau tiêm chủng, bên cạnh việc theo dõi các phản ứng của cơ thể, người được tiêm vắc xin cũng cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo an toàn sức khỏe và hiệu quả của vắc xin như:
- Chăm sóc vị trí tiêm: Sau khi tiêm tại vị trí tiêm có thể bị sưng đỏ, đau nhức vì vậy người được tiêm cần giữ vệ sinh sạch sẽ tại vị trí tiêm và xung quanh. Trong trường hợp vị trí tiêm sưng, người được tiêm có thể chườm lạnh tuy nhiên không dùng tay xoa mạnh vào vị trí tiêm để tránh nhiễm trùng.
- Duy trì lối sống lành mạnh: Để giúp hệ miễn dịch thích nghi nhanh với vắc xin, người được tiêm cần nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước, hạn chế vận động hoặc làm việc quá sức.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, hợp lý: Người được tiêm cũng cần chú ý đến vấn đề dinh dưỡng sau tiêm. Người được tiêm cần bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất.
/cac_giai_doan_theo_doi_sau_tiem_chung_va_nhung_luu_y_khi_theo_doi_sau_tiem_4_37b9cf7d04.png)
Theo dõi sau tiêm chủng là một trong những bước quan trọng trong quá trình tiêm chủng nhằm đảm bảo sức khỏe người được tiêm. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ các giai đoạn theo dõi sau tiêm cũng như những lưu ý khi theo dõi tình trạng sức khỏe sau tiêm.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả giúp phòng ngừa nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị cung cấp các loại vắc xin chính hãng, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêm chủng cho mọi lứa tuổi. Với hệ thống lưu trữ đạt chuẩn GSP, vắc xin luôn được bảo quản an toàn và hiệu quả. Để đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ Hotline miễn phí 1800 6928!