icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Biến chứng của bệnh thương hàn là gì? Dấu hiệu cụ thể ở từng giai đoạn

Kim Ngân03/04/2025

Biến chứng của bệnh thương hàn hiện đang là nỗi lo của nhiều người khi trường hợp tử vong đều tăng lên mỗi năm và hiện đang có nguy cơ bùng phát thành dịch tại nhiều tỉnh thành của Việt Nam.

Căn bệnh truyền nhiễm cấp tính qua đường tiêu hóa có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời, hiện là nguyên nhân phổ biến dẫn đến nhiều ca tử vong ở các quốc gia nhiệt đới và cận nhiệt đới trên thế giới. Vậy các biến chứng của bệnh thương hàn sẽ có biểu hiện như thế nào và cách phòng bệnh hiệu quả nhất là gì? Mời bạn đọc cùng theo dõi qua bài viết sau đây nhé.

Diễn biến triệu chứng bệnh thương hàn theo giai đoạn

Bệnh thương hàn qua các giai đoạn sẽ có những triệu chứng thay đổi như sau mà người bệnh cần theo dõi để điều trị kịp thời.

bien-chung-cua-benh-thuong-han-la-gi-dau-hieu-cu-the-o-tung-giai-doan 1.png

Giai đoạn ủ bệnh

Bệnh thương hàn sẽ có thời gian ủ bệnh từ 7 - 15 ngày và gần như các trường hợp đều rất ít phát hiện triệu chứng.

Giai đoạn khởi phát

Qua tới giai đoạn bắt đầu phát bệnh sẽ có các triệu chứng sốt cao 40 - 41 độ C ở ngày thứ 7 của bệnh, có gai rét lúc đầu, nhức đầu, mệt mỏi, ù tai, chán ăn, ngủ không sâu giấc,...

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát sẽ kéo dài trong 2 tuần với các triệu chứng như bất thường về tiêu hóa, tim mạch, sốt, nhiễm độc thần kinh,... cụ thể:

  • Người bệnh sốt cao 39 độ C đến 40 độ C.
  • Nhiễm độc thần kinh với các triệu chứng nhức đầu, ù tai, mất ngủ, tay run, đặc biệt là trạng thái typhos biểu hiện mờ mắt, nằm bất động mặc dù vẫn nhận biết được kích thích từ bên ngoài và có một số trường hợp người bệnh rơi vào hôn mê li bì.
  • Xuất hiện hồng ban ở bụng, ngực hoặc mạn sườn từ 7 - 12 ngày với kích thước từ 2 - 3mm.
  • Gặp vấn đề tiêu hóa bất thường như đi phân lỏng, màu vàng mỗi ngày từ 5 - 6 lần, kèm theo cảm giác chướng bụng nhẹ.
  • Có nguy cơ bị viêm phổi, viêm phế quản và mạch chậm hơn so với nhiệt độ của bệnh nhân thương hàn.
bien-chung-cua-benh-thuong-han-la-gi-dau-hieu-cu-the-o-tung-giai-doan 2.png

Giai đoạn lui bệnh

Sau khi trải qua các giai đoạn trên, quá trình hồi phục của người bệnh sẽ kéo dài trong 1 tuần với nhiệt độ giảm dần, ăn ngủ tốt hơn.

Các biến chứng của bệnh thương hàn thường gặp

Bên cạnh các dấu hiệu bệnh thương hàn ở từng giai đoạn, các biến chứng của bệnh cũng là mối quan tâm của nhiều người trong trường hợp phát hiện bệnh trễ và không điều trị kịp thời.

Các biến chứng tim mạch

  • Viêm cơ tim: Xuất hiện từ 1 - 5% người bệnh gặp biến chứng của bệnh thương hàn, có thể xuất hiện bị sốc tim, đau ngực, loạn nhịp,... có thể không có triệu chứng gì nhưng cũng có thể đau ngực, suy tim ứ máu, loạn nhịp hay sốc tim.
  • Viêm động mạch: Có thể xuất hiện ở giai đoạn hồi phục nhưng bệnh bỗng tái phát trở lại có cảm giác như chuột rút hoặc kiến bò, da nhợt nhạt,...

Các biến chứng gan mật

  • Viêm túi mật cấp hoặc mãn tính có thể xuất hiện sau khi bị sốt thương hàn qua nhiều tháng hoặc nhiều năm.
  • Thường gặp nhất là tăng nhẹ transaminase không kèm triệu chứng.

Biến chứng đường tiêu hóa

  • Chảy máu đường tiêu hóa dễ gặp ở 15% trường hợp và đến 25% người bệnh bị vi xuất huyết không cần truyền máu.
  • Chảy máu đường ruột gây sốc.
  • Thủng ruột dễ xuất hiện ở tuần thứ 3 - 4 khi mắc bệnh gây viêm miệng lợi, thương hàn đại tràng, viêm phúc mạc và viêm tụy xuất huyết.
bien-chung-cua-benh-thuong-han-la-gi-dau-hieu-cu-the-o-tung-giai-doan 3.png

Các biến chứng thần kinh

  • Thường gặp nhất là rối loạn ý thức đến mê sảng, ngủ gà ngủ gật dẫn đến hôn mê.
  • Biểu hiện loạn thần giống tâm thần phân liệt, trầm cảm, hưng cảm,...
  • Viêm não có thể xuất hiện trong giai đoạn đầu hoặc giai đoạn cuối của bệnh, làm rối loạn ý thức, rối loạn thần kinh thực vật,...
  • Viêm màng não thường gặp nhiều ở trẻ em với biểu hiện sợ ánh sáng, giảm phản xạ, nhức đầu,...
  • Dịch não tủy có thể biểu hiện như viêm màng não mủ, có vi khuẩn thương hàn trong dịch não tủy, xuất hiện màng não,...

Các biến chứng khác

Các biến chứng khác như viêm ruột thừa, viêm đại tràng, viêm phổi, viêm xương, viêm bàng quang, viêm cầu thận, liệt ruột, viêm não tủy, hội chứng Guillain-Barré.

Bệnh thương hàn lây lan nhanh bằng cách nào?

Trước những dấu hiệu và biến chứng của bệnh thương hàn, nhiều người đặt ra câu hỏi con đường lây lan nhanh của bệnh là gì? Câu trả lời đó là từ nguồn nước bị ô nhiễm và các thực phẩm bẩn chứa nhiều vi khuẩn.

  • Nguồn nước ô nhiễm và các thực phẩm bẩn: Vi khuẩn gây bệnh thương hàn phát triển nhiều trong nguồn nước bẩn và các sản phẩm thịt, sữa mà không làm thay đổi mùi vị gốc của sữa.
  • Tiếp xúc mầm bệnh với người bệnh: Đặc biệt là đối tượng trẻ em thường dễ bị nhiễm bệnh khi bị lây truyền gián tiếp mầm bệnh qua ruồi muỗi, côn trùng có vi khuẩn,... và không rửa lại tay làm phát tán vi khuẩn trong cộng đồng.
bien-chung-cua-benh-thuong-han-la-gi-dau-hieu-cu-the-o-tung-giai-doan 4.png

Cách phòng ngừa biến chứng bệnh thương hàn hiệu quả nhất hiện nay

Trong các phương thức điều trị bệnh thương hàn hiện nay như: Điều trị đặc hiệu bằng thuốc kháng sinh, điều trị triệu chứng bằng cách bù điện giải hay điều trị biến chứng ngoại khoa, theo Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo cách điều trị và phòng ngừa biến chứng của bệnh thương hàn tốt nhất vẫn là thực hiện tiêm vắc xin thương hàn.

Đặc biệt là những người làm trong lĩnh vực du lịch, người hay tiếp xúc với nguồn thực phẩm hoặc người đang sinh sống, làm việc nơi có dịch bệnh,... cần thực hiện tiêm vắc xin thương hàn, trong đó vắc xin Typhim Vi (Pháp) là loại vắc xin thương hàn phổ biến tại Việt Nam hiện nay và theo phác đồ tiêm tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ được chỉ định tiêm cho trẻ em từ 2 tuổi trở lên với khả năng bảo vệ bạn trong 3 năm, sau đó có thể tiêm nhắc lại 3 năm tiếp theo để hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh.

Bên cạnh việc tiêm ngừa vắc xin, việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và giữ vệ sinh môi trường sống cũng đóng vai trò then chốt trong việc phòng ngừa các biến chứng của bệnh thương hàn. Hãy đảm bảo nguồn nước sinh hoạt sạch sẽ, ăn chín uống sôi, rửa tay kỹ lưỡng trước khi nấu ăn và đặt lịch tiêm ngay tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe từ hôm nay nhé.

bien-chung-cua-benh-thuong-han-la-gi-dau-hieu-cu-the-o-tung-giai-doan 5.png

Hy vọng qua các thông tin về biến chứng của bệnh thương hàn, mọi người sẽ chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình tốt nhất bằng cách tiêm ngừa vắc xin thương hàn cũng như có chế độ ăn uống khoa học nhất để góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Pháp
DSC_04513_9a7608b9ff_912be3fd0d

380.000đ

/ Ống

/ Ống

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

10.363.410đ

/ Gói

10.717.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN