Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) được xem là nguyên nhân gây ra nhiều vấn đề dạ dày, từ viêm loét cho đến ung thư dạ dày. Rất nhiều bạn thắc mắc rằng khi bị nhiễm HP có quan hệ được không, liệu có cần kiêng quan hệ vợ chồng không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc như trên để chăm sóc sức khỏe của mình và người thân tốt hơn!
Vi khuẩn HP có nguy hiểm không?
Nhiều người khi nghe nói bị nhiễm HP thường rất hoang mang. Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là một loại vi khuẩn hình xoắn sống trong lớp nhầy bao phủ dạ dày và tựa trên niêm mạc. Thật ra, HP không phải lúc nào cũng gây hại ngay. Tuy nhiên, nếu để HP phát triển mạnh và không điều trị kịp thời, chúng ta có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm.
Đường lây nhiễm
Vi khuẩn HP có thể lây qua nhiều con đường khác nhau. Thông thường nhất là:
- Đường miệng - miệng: Qua hôn, dùng chung đồ dùng cá nhân như muỗng, đũa, cốc.
- Đường phân - miệng: Khi tay bị nhiễm vi khuẩn từ phân rồi chạm vào đồ ăn.
- Qua nguồn nước: Dùng chung nguồn nước bị nhiễm khuẩn.

Vì vậy, việc giữ vệ sinh cá nhân và môi trường xung quanh rất quan trọng. Bệnh nhiễm vi khuẩn HP thường không có triệu chứng rõ ràng ban đầu, nhưng có thể bao gồm: Đau bụng âm ỉ, buồn nôn, đầy hơi, chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, hoặc thậm chí có máu trong phân. Khi gặp những dấu hiệu này, bạn nên đi khám để được xét nghiệm và tầm soát HP sớm.
Các biến chứng cần đề phòng
Trước khi giải đáp thắc mắc bị nhiễm HP có quan hệ được không, ta cùng tìm hiểu biến chứng nếu không kịp phát hiện và điều trị bệnh. Vi khuẩn HP nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Phổ biến nhất là viêm dạ dày với các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, đầy hơi, khó chịu. Nếu kéo dài, HP còn dẫn đến loét dạ dày tá tràng, gây tổn thương lớp niêm mạc và thậm chí chảy máu tiêu hóa.

Nguy hiểm hơn, nhiễm HP lâu năm có thể tiến triển thành ung thư dạ dày, đe dọa trực tiếp đến tính mạng. Ngoài ra, HP còn liên quan đến thiếu máu thiếu sắt và thiếu vitamin B12 kéo dài. Việc phát hiện và điều trị sớm đóng vai trò then chốt để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng này.
Bị nhiễm HP có quan hệ được không?
Điều mà nhiều người rất quan tâm: "Bị nhiễm HP có quan hệ được không?" Câu trả lời là: Vẫn quan hệ được, nhưng cần thận trọng. HP không phải là một bệnh lây truyền qua đường tình dục như HIV hoặc viêm gan B. Tuy nhiên, vi khuẩn HP vẫn có thể lây qua đường nước bọt như nếm, hôn hoặc dùng chung đồ vật. Do đó, khi quan hệ, bạn nên:
- Giữ vệ sinh miệng tốt: Đánh răng, súc miệng trước và sau khi quan hệ.
- Hạn chế hôn sâu: Đặc biệt trong thời gian đang điều trị HP.
- Dùng bao cao su: Giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn khác.

Vì vậy, bệnh nhân nhiễm HP vẫn có thể duy trì quan hệ vợ chồng bình thường nếu tuân thủ đú́ng các nguyên tắc vệ sinh. Ngoài việc giữ vệ sinh miệng, hai bên nên hạn chế hôn sâu, tránh dùng chung đồ dùng cá nhân và đảm bảo ăn uống an toàn. Sử dụng bao cao su trong khi quan hệ cũng giúp giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn khác, giúp duy trì sức khỏe tình dục và tinh thần cho cả hai.

Cách phòng lây nhiễm virus HP
Đọc đến đây bạn đã hiểu về bị nhiễm HP có quan hệ được không, bạn cũng nên nắm việc phòng bệnh hiệu quả. Việc phòng ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP rất quan trọng vì HP có thể dễ dàng truyền qua đường miệng - miệng hoặc phân - miệng. Để bảo vệ sinh hoạt cá nhân và giảm nguy cơ nhiễm HP, bạn cần: Đảm bảo ăn uống ăn chín uống sôi, tránh dùng chung bát đũa, cốc, muỗng với người khác, đặc biệt khi trong nhà có người nhiễm HP.

Bạn cũng nên rửa tay kỹ lưỡng bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Ngoài ra, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm nhiễm HP và xử lý kịp thời cũng là bước quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe. Phòng bệnh hơn chữa bệnh là nguyên tắc vàng, đặc biệt với vi khuẩn HP. Dưới đây là những cách đơn giản mà hiệu quả:
- Không dùng chung bát đũa: Đặc biệt trong bữa cơm gia đình.
- Giữ vệ sinh tay: Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
- Ăn chín uống sôi: Tránh ăn đồ sống, đặc biệt là rau sống, hải sản.
- Khám sác sức khỏe định kỳ: Nhất là khi bạn có triệu chứng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn.
Ngoài ra, nếu trong nhà đã có người nhiễm HP, cả nhà nên cùng đi xét nghiệm và điều trị đồng bộ, để tránh tái nhiễm lẫn nhau.
Bên cạnh những biện pháp vệ sinh, việc tiêm vắc xin phòng viêm gan A và vắc xin tổng hợp phòng viêm gan A+B cũng được khuyến khích để bảo vệ hệ tiêu hóa, do gan đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa thức ăn và phản ứng với các tác nhân gây hại. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ tin cậy đạt chuẩn an toàn, chất lượng cao với đội ngũ bác sĩ chuyên môn và dịch vụ chăm sóc khách hàng chu đáo. Tại đây Trung tâm cung cấp đầy đủ vắc xin như vắc xin Heberbiovac HB, vắc xin Vắc xin Havax. Bạn hãy chủ động tiêm chủng để gây dựng một lối sống khỏe mạnh và yên tâm hơn về sức khỏe tiêu hóa của chính mình.
Tóm lại, bị nhiễm HP có quan hệ được không? Câu trả lời là "Có", nhưng cần đảm bảo vệ sinh và có biện pháp phòng ngừa hợp lý. Bên cạnh đó, việc chủ động điều trị theo hướng dẫn bác sĩ và thay đổi lối sống là chìa khóa vàng để ngừa lây nhiễm vi khuẩn HP. Hãy bảo vệ sinh hoạt hàng ngày để sống khỏe mạnh và yên tâm vui vẻ bên gia đình!