icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy? Lịch tiêm mới nhất dành cho bà bầu

Thảo10/04/2025

Tiêm phòng uốn ván là việc quan trọng đối với các bà bầu, giúp bảo vệ sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng khỏi căn bệnh uốn ván nguy hiểm. Vậy, bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy thì hợp lý?

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy thì phù hợp? Lịch tiêm phòng mới nhất dành cho bà bầu cụ thể ra sao? Tất cả mọi thắc mắc sẽ được giải đáp một cách chi tiết ngay trong bài viết dưới đây, mời các chị em hãy chú ý theo dõi.

Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?

Bà bầu nên tiêm uốn ván từ tuần 20 của thai kỳ. Lần đầu: 2 mũi (mũi 2 cách mũi 1 ≥28 ngày).

Các chị em sẽ cần thực hiện tiêm theo đúng lịch của trung tâm y tế dựa trên giai đoạn mang thai của mình. Lịch tiêm phòng uốn ván dành cho các bà bầu cụ thể như sau:

Đối với người chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản, hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai. (Khuyến khích tiêm lúc 20 tuần).
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng, trước khi sinh ít nhất 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm trong lần mang thai tiếp theo, cách mũi 2 ít nhất 6 tháng.
  • Mũi 4: Tiêm trong lần mang thai tiếp theo, cách mũi 3 ít nhất 1 năm.
  • Mũi 5: Tiêm trong lần mang thai tiếp theo, cách mũi 4 ít nhất 1 năm.

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin uốn ván có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai.
  • Mũi 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 1 tháng.
  • Mũi 3: Tiêm trong lần mang thai tiếp theo, cách mũi 2 ít nhất 1 năm.

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 1 liều nhắc lại:

  • Mũi 1: Tiêm sớm khi có thai.
  • Mũi 2: Tiêm trong lần mang thai tiếp theo, cách mũi 1 ít nhất 1 năm.

Đối với người đã tiêm đủ 3 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván liều cơ bản và 2 liều nhắc lại:

  • Tiêm 1 mũi nhắc lại khi có thai.
ba-bau-tiem-phong-uon-van-vao-thang-thu-may-lich-tiem-moi-nhat-danh-cho-ba-bau-2.png

Nhìn chung, bà bầu nên tiêm phòng vắc xin uốn ván từ sớm, thời điểm thích hợp đó chính là khi thai nhi được khoảng 20 tuần tuổi, tức là 3 tháng giữa thai kỳ. Ngoài ra, những chị em đã tiêm đủ 4 mũi, mang thai lần thứ 2 với mũi tiêm cuối cùng trước 10 năm thì sẽ không cần tiêm nhắc lại. Ngược lại, nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì nên tiêm nhắc lại 2 mũi uốn ván. Thêm nữa, nếu ở thai kỳ trước, mẹ bầu đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván, khoảng cách không quá 10 năm thì nên tiêm thêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai thứ 20 trở đi.

Vì sao bà bầu cần tiêm phòng vắc xin uốn ván?

Uốn ván là tình trạng nhiễm trùng cấp tính nguy hiểm do trực khuẩn uốn ván Clostridium Tetani gây ra. Một trong những triệu chứng thường thấy của bệnh là những cơn co cứng cơ kèm cảm giác đau đớn, khó chịu. Ban đầu là các cơ mặt, cơ nhai, cơ gáy bị căng cứng, sau đó sẽ lan ra toàn bộ cơ thân. Đây là căn bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong cao, nhất là đối với phụ nữ đang mang thai và trẻ sơ sinh.

Đối với các mẹ bầu, vi khuẩn uốn ván có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể theo đường sinh dục trong quá trình sinh nở và gây tình trạng uốn ván tử cung. Còn đối với trẻ sơ sinh, vi khuẩn uốn ván sẽ gây ra tình trạng nhiễm trùng uốn ván rốn sơ sinh nếu dụng cụ cắt dây rốn không được khử trùng cẩn thận. Khi vi khuẩn tấn công cơ thể, chúng sẽ tiết ra loại độc tố có tên là tetanospasmin. Độc tố này đi vào máu sẽ khiến cho trẻ nhỏ bị rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp và nguy hiểm hơn là dẫn đến tử vong.

Theo đó, việc tiêm vắc xin uốn ván là việc vô cùng quan trọng mà các mẹ bầu không thể bỏ qua. Lý do là bởi trẻ sơ sinh rất dễ mắc uốn ván nếu trong quá trình mang thai mẹ bầu không thực hiện tiêm chủng, thai nhi không nhận được khả năng miễn dịch. Chính vì thế, phụ nữ trong độ tuổi sinh sản hay đang có kế hoạch mang thai hãy chủ động tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như thai nhi trong bụng.

Tiêm vắc xin sẽ giúp cơ thể mẹ bầu có kháng thể trước, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc uốn ván và sau đó các kháng thể này sẽ được truyền sang cho thai nhi, giúp thai nhi chào đời khỏe mạnh. Hiện nay, các loại vắc xin uốn ván đã được kiểm định và khuyến cáo sử dụng cho phụ nữ mang thai, với độ an toàn cao và lợi ích vượt trội so với rủi ro.

ba-bau-tiem-phong-uon-van-vao-thang-thu-may-lich-tiem-moi-nhat-danh-cho-ba-bau-1.png

Bà bầu nên tiêm phòng uốn ván ở đâu?

Giống như nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác, các bà bầu có thể đăng ký tiêm phòng uốn ván tại các địa điểm sau:

  • Phòng tiêm chủng quốc tế.
  • Trung tâm y tế dự phòng.
  • Bệnh viện.
  • Trạm y tế.
  • Trung tâm tiêm chủng.

Các bà bầu hãy chọn những địa điểm tiêm uy tín và cố định từ khi có kế hoạch mang thai đến suốt giai đoạn mang thai và cả sau thai kỳ để tiêm phòng theo đúng lịch trình cũng như đủ các mũi tiêm cần thiết.

Nếu còn chưa biết nên thực hiện tiêm uốn ván cũng như các mũi tiêm quan trọng khác trong giai đoạn mang thai ở đâu, các chị em có thể lựa chọn Trung tâm tiêm chủng Long Châu. Với những ưu điểm như cơ sở vật chất khang trang, hiện đại, cung cấp nhiều các loại vắc xin phù hợp với mọi đối tượng, đội ngũ bác sĩ cùng nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, đa dạng các gói tiêm cùng dịch vụ hấp dẫn, giá cả phải chăng,... Chắc chắn, Trung tâm tiêm chủng Long Châu sẽ đem lại cho khách hàng trải nghiệm chăm sóc và bảo vệ sức khỏe tối ưu nhất, các chị em hoàn toàn có thể yên tâm khi thực hiện tiêm chủng.

ba-bau-tiem-phong-uon-van-vao-thang-thu-may-lich-tiem-moi-nhat-danh-cho-ba-bau-3.png

Những lưu ý khi tiêm uốn ván

Sau khi tiêm vắc xin uốn ván, một vài phản ứng sau tiêm uốn ván như sưng đau, đỏ tại vị trí tiêm, sốt nhẹ,... có thể xuất hiện. Đây đều là những phản ứng bình thường cho thấy cơ thể đang sản sinh ra kháng thể chống lại bệnh, do đó, các bà bầu không cần quá lo lắng. Các phản ứng này sẽ tự khỏi sau vài ngày mà không cần can thiệp. Mặt khác, nếu cơ thể xuất hiện những biểu hiện bất thường như dị ứng, phát ban, buồn nôn, chảy máu dữ dội tại vị trí tiêm,... kéo dài không thuyên giảm, các chị em cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và can thiệp điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Ngoài ra, phác đồ tiêm uốn ván khá phức tạp với nhiều mũi tiêm. Do đó, các chị em nên chủ động tìm hiểu và thực hiện tiêm phòng từ sớm, theo đúng sự hướng dẫn của các bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý tiêm hay bỏ lỡ lịch tiêm quan trọng.

ba-bau-tiem-phong-uon-van-vao-thang-thu-may-lich-tiem-moi-nhat-danh-cho-ba-bau-4.png

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Bà bầu tiêm phòng uốn ván vào tháng thứ mấy?” cùng lịch tiêm phòng uốn ván chi tiết cho bà bầu. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, các chị em hãy liên hệ với Trung tâm tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và giải đáp thắc mắc thật chi tiết.

Xem thêm:

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Pháp
DSC_04504_3f7a7acdd9

615.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Bỉ
DSC_04585_e6111ae6d8

995.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Pháp
DSC_04520_a3dd1a5379

995.000đ

/ Ống

/ Ống

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

10.363.410đ

/ Gói

10.717.300đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN