icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Viêm màng não mủ có lây không? Làm thế nào để phòng ngừa bệnh?

Thảo10/04/2025

Viêm màng não mủ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, bệnh thường diễn tiến nhanh với các biến chứng khó lường. Vậy, bệnh viêm màng não mủ có lây không? Làm thế nào để phòng bệnh viêm màng não mủ?

Trong nhiều trường hợp, người bệnh viêm màng não mủ đã được cấp cứu kịp thời và điều trị tích cực, song, bệnh vẫn để lại rất nhiều di chứng nặng nề, nghiêm trọng cả về thần kinh lẫn vận động, thậm chí là cả tử vong. Nhận biết rõ bệnh viêm màng não mủ có lây không và làm cách nào để phòng bệnh sẽ giúp mỗi người trong chúng ta chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe. Mời bạn đọc hãy theo dõi thật kỹ bài viết dưới đây để nắm được một số thông tin quan trọng có liên quan tới bệnh viêm màng não mủ.

Bệnh viêm màng não mủ có lây không?

Trước hết, viêm màng não mủ là tình trạng bị viêm của màng não, xảy ra khi có sự xâm lấn và tăng sinh của các yếu tố gây bệnh trong dịch não tủy. Đây là một trong những bệnh lý nguy hiểm thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi với tỷ lệ tử vong vô cùng cao. Nếu may mắn sống sót qua giai đoạn nguy hiểm, trẻ vẫn có nguy cơ cao phải chịu các di chứng nặng nề về thần kinh và vận động. Vậy, viêm màng não mủ có lây không? Câu trả lời là có và bệnh hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch bệnh.

Theo đó, bệnh viêm màng não mủ có thể lây từ người sang người, nguồn lây bệnh cũng như đường lây truyền bệnh như sau:

  • Nguồn lây bệnh: Nguồn lây bệnh đó chính là những người bệnh mang trùng, có thể là người mang trùng có biểu hiện triệu chứng, không biểu hiện triệu chứng và biểu hiện những triệu chứng không điển hình.
  • Đường lây truyền: Viêm màng não mủ có thể lây truyền qua đường hô hấp, khi người bình thường tiếp xúc hay hít phải giọt bắn từ người bệnh mang theo mầm bệnh. Các hành vi tiếp xúc gần gũi như hôn, ôm, hoặc không đeo khẩu trang khi ho, hắt hơi,... sẽ rất dễ làm cho vi khuẩn, virus gây bệnh viêm màng não mủ lây lan.

Trẻ em với sức đề kháng kém, hệ miễn dịch còn yếu ớt, chưa hoàn chỉnh sẽ tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể và tấn công, gây bệnh. Các tác nhân gây viêm màng não mủ có thể tồn tại bên trong hệ hô hấp của trẻ nhỏ trong một khoảng thời gian dài, chờ đợi khi có cơ hội thuận lợi như sức đề kháng của trẻ bị suy giảm do mắc bệnh thì mới tấn công lên màng não và gây ra tình trạng viêm.

viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-1.png

Biến chứng bệnh viêm màng não mủ

Tùy vào các tác nhân gây ra bệnh, loại bệnh như viêm màng não do phế cầu, viêm màng não do virus, viêm màng não do Hib,... mà mỗi triệu chứng, thời gian ủ bệnh ở từng người sẽ khác nhau. Thời gian ủ bệnh thông thường sẽ là từ 2 đến 10 ngày, cơ thể người bệnh xuất hiện những biểu hiện như kích thích, sốt, đau đầu, ngủ li bì,... Các trường hợp trẻ trên 18 tháng mắc bệnh thường có kèm theo dấu hiệu bị cứng cổ. Mặt khác, ở những trẻ dưới 3 tháng, biểu hiện bệnh thường khó phát hiện hơn.

Viêm màng não mủ là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, có thể xuất hiện quanh năm và gây ra những hậu quả, biến chứng nặng nề đối với người bệnh. Hệ thần kinh là vị trí nhạy cảm, do đó, nếu không được can thiệp kịp thời thì nguy cơ gặp phải những di chứng thần kinh vĩnh viễn như tổn thương não, liệt tay chân, mất tính lực, não úng thủy, câm, tràn dịch dưới màng cứng, động kinh, lác mắt,... là rất cao.

Theo các số liệu thống kê đã cho thấy, tỷ lệ tử vong của bệnh viêm màng não mủ do Hib gây ra lên tới 15 - 20%. Tỷ lệ này đặc biệt cao hơn ở trẻ dưới 2 tháng tuổi và những người bị suy giảm hệ miễn dịch. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 45% trẻ bị viêm màng não mủ do Hib có thể hồi phục mà không để lại bất cứ di chứng nào. Song, có khoảng 15 - 25% trường hợp bị suy yếu thần kinh thể nhẹ, 20 - 40% trường hợp bị suy yếu thần kinh ở mức độ nghiêm trọng và 10% là các di chứng thần kinh tàn phế nặng. Từ đó rút ra được, việc chậm trễ trong điều trị, phòng bệnh có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong.

viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-2.png

Phòng ngừa bệnh viêm màng não mủ như thế nào?

Ngoài vấn đề “Viêm màng não mủ có lây không?”, mỗi người dân cũng nên quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh viêm màng não mủ từ sớm. Ngày nay, một trong số những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm màng não mủ được xem là hiệu quả, tiết kiệm nhất đó chính là tiêm ngừa vắc xin phòng bệnh.

Các loại vắc xin phòng bệnh viêm màng não mủ được các chuyên gia khuyến cáo nên tiêm trong thời điểm hiện tại bao gồm:

  • Vắc xin 6 trong 1 có tác dụng phòng ngừa 6 bệnh gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Haemophilus influenzae type B (Hib): Hexaxim (Pháp) hoặc Infanrix Hexa (Bỉ).
  • Vắc xin 5 trong 1 phòng 5 bệnh gồm ho gà, bạch hầu, uốn ván, bại liệt, viêm phổi và viêm màng não do vi khuẩn Hib.
  • Vắc xin Quimi-Hib (Cuba): Phòng viêm phổi, viêm màng não và các bệnh lý khác do vi khuẩn Hib gây ra.
viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-3.png

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm chủng phòng bệnh viêm màng não mủ, việc lựa chọn một cơ sở tiêm chủng uy tín là vô cùng quan trọng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là một trong những địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao với các loại vắc xin nhập khẩu chính hãng từ những nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết sẽ mang đến trải nghiệm tiêm chủng an toàn, không đau, giúp khách hàng an tâm khi lựa chọn tiêm ngừa. Ngoài ra, trung tâm còn cung cấp dịch vụ tư vấn chuyên sâu, giúp phụ huynh và người dân lựa chọn vắc xin phù hợp theo độ tuổi và tình trạng sức khỏe.

Bên cạnh việc tiêm vắc xin, người dân cũng cần kết hợp thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh khác như đeo khẩu trang khi đi ra ngoài, rửa tay thường xuyên, ăn chín uống sôi, vệ sinh sạch sẽ tai - mũi - họng hàng ngày, ăn uống đầy đủ, nghỉ ngơi hợp lý,... giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả, tạo ra lớp bảo vệ kiên cố nhất ngay từ bên trong cơ thể.

viem-mang-nao-mu-co-lay-khong-lam-the-nao-de-phong-ngua-benh-4.png

Như vậy, bệnh viêm màng não mủ có thể lây từ người sang người thông qua đường hô hấp, đặc biệt khi tiếp xúc gần với người bệnh qua nước bọt, dịch tiết mũi họng chính là lời giải đáp chính xác cho câu hỏi “Viêm màng não mủ có lây không?”. Đây là bệnh lý vô cùng nguy hiểm và không thể chủ quan, hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu ngay hôm nay để thực hiện tiêm phòng đầy đủ, bảo vệ sức khỏe của chính mình và cả cộng đồng một cách hiệu quả.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_04585_e6111ae6d8

995.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Pháp
DSC_04520_a3dd1a5379

995.000đ

/ Ống

/ Ống
flag
Ý
DSC_00691_b28e2e8070

1.700.000đ

/ Ống

/ Ống

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

10.363.410đ

/ Gói

10.717.300đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN