Tỷ lệ ung thư cổ tử cung không chỉ là một con số thống kê. Nó phản ánh rõ mức độ quan tâm của cộng đồng với sức khỏe sinh sản nữ giới và mức độ tiếp cận dịch vụ y tế dự phòng. Vậy cụ thể, tỷ lệ ung thư cổ tử cung trên thế giới và Việt Nam như thế nào?
Tỷ lệ ung thư cổ tử cung trên thế giới
Ung thư cổ tử cung hiện là loại ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu. Theo số liệu từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), chỉ riêng trong năm 2022, thế giới ghi nhận khoảng 660.000 ca mắc mới và 350.000 ca tử vong do căn bệnh này.
Tỷ lệ ung thư cổ tử cung cao nhất thường rơi vào các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình. Lý do chủ yếu là sự hạn chế trong tiếp cận với các dịch vụ y tế như tiêm phòng HPV, sàng lọc định kỳ và điều trị sớm. Ngoài ra, các yếu tố xã hội như nghèo đói, định kiến giới, cùng với tỷ lệ nhiễm HIV cao cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Đặc biệt, phụ nữ sống chung với HIV có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao gấp 6 lần so với phụ nữ không nhiễm HIV. Trong tổng số các ca ung thư cổ tử cung toàn cầu, khoảng 5% liên quan đến HIV. Các khu vực chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bao gồm Châu Phi cận Sahara, Trung Mỹ và Đông Nam Á.

Tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở Việt Nam
Tại Việt Nam, tỷ lệ ung thư cổ tử cung tuy không ở mức cao nhất so với thế giới, nhưng vẫn là vấn đề y tế đáng báo động, nhất là khi xét đến tỷ lệ tầm soát và tiêm phòng còn khá thấp.
Theo thống kê của Globocan năm 2020:
- Việt Nam ghi nhận khoảng 4.000 ca mắc mới mỗi năm.
- Hơn 2.000 ca tử vong xảy ra hàng năm do căn bệnh này.
- Tỷ lệ mắc mới là 6,6/100.000 phụ nữ, chiếm khoảng 2,3% tổng số ca ung thư.
- Tỷ lệ tử vong là 3,4/100.000 người.
Không dừng lại ở đó, dự báo trong giai đoạn 2020 - 2030, số ca mắc có thể tăng 18,9% và tử vong tăng đến 24,9% nếu không có biện pháp can thiệp hiệu quả.
Tỷ lệ tầm soát thấp cũng là vấn đề đáng quan tâm, chỉ 17% phụ nữ trong độ tuổi từ 25 đến 65 từng tiến hành tầm soát ung thư cổ tử cung trong vòng 3 năm trở lại đây. Con số này còn cách xa so với mục tiêu toàn cầu mà WHO đề ra: 70% phụ nữ trước 35 tuổi được khám sàng lọc và tái xét nghiệm trước 45 tuổi. Tình trạng dậy thì sớm và quan hệ tình dục ở độ tuổi vị thành niên cũng được ghi nhận là những yếu tố góp phần làm tăng tỷ lệ ung thư cổ tử cung ở phụ nữ trẻ.

Những câu hỏi thường gặp về ung thư cổ tử cung
Khi nhắc đến tỷ lệ ung thư cổ tử cung tăng cao, nhiều người bắt đầu quan tâm hơn đến các thông tin y tế xung quanh căn bệnh này. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến và lời giải đáp từ chuyên gia:
Ung thư cổ tử cung có chữa được không?
Có. Theo thống kê, nếu được phát hiện sớm, 92% trường hợp ung thư cổ tử cung có thể điều trị khỏi hoàn toàn và bệnh nhân sống khỏe mạnh trên 5 năm. Tuy nhiên, do bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu nên đa số bệnh nhân được chẩn đoán muộn, làm giảm hiệu quả điều trị.
Có cần xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin HPV không?
Không cần thiết. Bạn không cần làm xét nghiệm HPV hoặc Pap smear trước khi tiêm phòng vắc xin HPV. Vắc xin phòng HPV vẫn hiệu quả và an toàn ngay cả khi chưa xét nghiệm trước đó.
Ung thư cổ tử cung có thể tái phát không?
Tùy theo giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị, nguy cơ tái phát sẽ khác nhau. Do đó, sau điều trị, người bệnh cần tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để theo dõi và xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu tái phát.

4 lời khuyên phòng ngừa bệnh hiệu quả
Việc giảm tỷ lệ ung thư cổ tử cung phụ thuộc rất nhiều vào ý thức chăm sóc sức khỏe và phòng bệnh của mỗi người. Dưới đây là những lời khuyên đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả:
Tầm soát định kỳ
Nữ giới từ 18 tuổi trở lên nên tạo thói quen khám sức khỏe phụ khoa ít nhất 1 - 2 lần/năm. Tầm soát giúp phát hiện sớm các tế bào bất thường tại cổ tử cung, từ đó can thiệp kịp thời trước khi bệnh tiến triển.
Giữ vệ sinh vùng kín đúng cách
Vệ sinh đồ lót sạch sẽ, thay mới định kỳ và phơi khô dưới ánh nắng mặt trời để tiêu diệt vi khuẩn. Không giặt chung đồ lót với quần áo khác và hạn chế sử dụng máy giặt.
Duy trì vận động thường xuyên
Ngồi lâu có thể gây ứ trệ tuần hoàn vùng chậu, làm tăng nguy cơ các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư cổ tử cung. Hãy dành thời gian vận động nhẹ nhàng mỗi giờ, đặc biệt nếu bạn làm việc văn phòng.
Tiêm phòng HPV – Biện pháp chủ động và hiệu quả
Virus HPV là nguyên nhân chính gây ra hơn 99% ca ung thư cổ tử cung, trong đó chủng HPV 16 và 18 chiếm trên 70%. Vì vậy, tiêm vắc xin HPV càng sớm càng tốt là cách bảo vệ tối ưu khỏi căn bệnh này.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tự hào là địa chỉ tin cậy trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe dự phòng, chuyên cung cấp các dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao cho cộng đồng. Tất cả các loại vắc xin tại Long Châu đều được nhập khẩu chính hãng từ những nhà sản xuất uy tín hàng đầu thế giới, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, an toàn và hiệu quả.
Hiện tại, trung tâm đang cung cấp dịch vụ tiêm vắc xin HPV Gardasil 4 và Gardasil 9, hai loại vắc xin phổ biến và hiệu quả nhất trong việc phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh lý liên quan đến virus HPV. Với quy trình tiêm chủng an toàn - nhanh chóng - chuyên nghiệp, cùng đội ngũ tư vấn tận tâm, Long Châu cam kết mang đến trải nghiệm chăm sóc sức khỏe hiệu quả, giúp bạn và người thân chủ động phòng bệnh, bảo vệ tương lai từ hôm nay.

Như vậy, tỷ lệ ung thư cổ tử cung vẫn đang ở mức cao tại nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam. Đây là căn bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa và chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, để làm được điều đó, mỗi người cần chủ động nâng cao nhận thức, tầm soát định kỳ và tiêm vắc xin HPV đúng thời điểm. Hãy đến Tiêm chủng Long Châu tiêm phòng vắc xin HPV ngay hôm nay để xây dựng hệ miễn dịch vững chắc và đảm bảo sức khỏe lâu dài!