Có thể bạn đã biết tiêm vắc xin là cách tốt nhất để bảo vệ bạn khỏi những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm và hạn chế nguy cơ lây lan nhanh trong cộng đồng. Tuy vậy đối với phái nữ việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt hay không là một thắc mắc lớn của nhiều chị em, khi nghĩ rằng các thành phần trong vắc xin sẽ gây ra những vấn đề rối loạn nội tiết tố, vậy sự thật như thế nào? Cùng Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Cơ chế hoạt động của vắc xin là gì?
Vắc xin là các chế phẩm sinh học chứa kháng nguyên là virus hoặc vi khuẩn đã bị bất hoạt không còn khả năng gây bệnh nữa, vắc xin được tạo ra tiêm vào cơ thể để tạo miễn dịch chủ động đặc hiệu các tác nhân gây bệnh đó.
Lý giải cho điều này là khi vắc xin vào cơ thể, cơ thể sẽ tự nhận diện được kẻ lạ xâm nhập và tự kích thích miễn dịch sản xuất kháng thể để “đấu” lại với các kẻ lạ này, lúc này cơ thể sẽ có các triệu chứng như sốt, sưng đau vị trí tiêm, cơ thể mệt mỏi,... nhưng các bạn đừng quá lo lắng vì biểu hiện này chỉ là phản ứng miễn dịch của cơ thể và sẽ sớm kết thúc.
Sau đó cơ thể sẽ sản sinh các tế bào lympho có trí nhớ miễn dịch để luôn sẵn sàng đấu lại khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ thể.
/tiem_vac_xin_co_anh_huong_den_kinh_nguyet_khong_3_25a3598c07.png)
Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?
Trước vấn đề băn khoăn của nhiều bạn đọc nữ về việc tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không và câu trả lời là theo thông tin từ các chuyên gia cho đến hiện tại vẫn chưa có bằng chứng nào cho thấy việc tiêm vắc xin gây ảnh hưởng đến kinh nguyệt, nhưng vẫn có sự thay đổi nhỏ đối với chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vắc xin, cụ thể:
- Một số dấu hiệu sẽ xuất hiện như sốt nhẹ và mệt mỏi sau khi tiêm có thể ảnh hưởng đến tâm lý và cơ địa, đồng thời dẫn đến sự thay đổi một số khía cạnh trong chu kỳ kinh nguyệt.
- Bên cạnh đó, việc có tâm lý lo lắng phản ứng sau khi tiêm vắc xin cũng là nguyên nhân gây ảnh hưởng chu kỳ kinh nguyệt của nữ giới.
- Nhìn chung thực tế phái nữ sẽ không có nhiều ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt sau khi tiêm vắc xin, mặt khác nếu phát sinh những vấn đề gây hoang mang thì các chị em hãy thăm khám bác sĩ ngay để được giải đáp kịp thời nhé.
/tiem_vac_xin_co_anh_huong_den_kinh_nguyet_khong_2_36aecbfb4d.png)
Thắc mắc đang có kinh có được tiêm vắc xin không?
Bên cạnh "Tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?" thì câu hỏi "Đang có kinh tiêm được vắc xin không?" cũng là nỗi lo ở nhiều chị em khi trong độ tuổi sinh sản cần tiêm đủ vắc xin theo khuyến cáo.
Câu trả lời là thực tế các chị em vẫn có thể tiêm vắc xin khi đang có kinh nguyệt vì phụ nữ đang có kinh không thuộc nhóm đối tượng cần hoãn tiêm hoặc chống chỉ định tiêm vắc xin, nên phái nữ không cần lo lắng quá nhé. Tuy nhiên nếu cần thiết có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc hoãn tiêm nếu đang gặp các vấn đề về sức khỏe.
/tiem_vac_xin_co_anh_huong_den_kinh_nguyet_khong_4_c3476d44a2.png)
Tầm quan trọng của việc không trì hoãn tiêm vắc xin
Việc tuân thủ lịch tiêm chủng là yếu tố then chốt để đảm bảo hiệu quả bảo vệ trước bệnh truyền nhiễm. Không nên trì hoãn tiêm vắc xin chỉ vì đang trong chu kỳ kinh nguyệt, vì điều này không ảnh hưởng đến hiệu quả hoặc độ an toàn của vắc xin. Trì hoãn có thể làm gián đoạn phác đồ tiêm, đặc biệt với các loại vắc xin cần nhiều liều, từ đó làm giảm khả năng miễn dịch. Trừ khi có chống chỉ định y khoa rõ ràng, nên tiêm đúng lịch bất kể giai đoạn kinh nguyệt.
Một số lưu ý khi tiêm vắc xin trong chu kỳ kinh nguyệt
Mặc dù việc tiêm vắc xin khi có kinh có thể an toàn nhưng vẫn có một số lưu ý nhất định để mọi người có trải nghiệm tiêm chủng tốt nhất, bao gồm:
- Giữ tâm lý tốt và thoải mái nhất: Khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt nhiều người có thể cảm thấy mệt mỏi hoặc khó chịu, nhưng bạn hãy chuẩn bị tâm lý sẽ không thoải mái sau khi tiêm vắc xin nên không cần phải lo lắng, chúng sẽ mau qua đi.
- Nói trước với bác sĩ: Nếu đang trong kỳ kinh hãy nói với bác sĩ để họ nắm tình hình của bạn và đưa ra sự tư vấn tốt nhất.
- Luôn uống đủ nước: Vì nước rất quan trọng khi đang trong chu kỳ kinh nguyệt và sau khi tiêm, điều này có thể giúp bạn giảm các tác dụng phụ mệt mỏi và đau đầu.
- Theo dõi kỹ các triệu chứng nếu có: Mặc dù ít gặp nhưng sau khi tiêm ngừa bạn cũng cần theo dõi các triệu chứng bất thường hoặc những thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, để kịp thông báo với bác sĩ nếu có điều gì bất thường.
- Nghỉ ngơi và vận động hợp lý: Sau khi tiêm ngừa trong chu kỳ kinh nguyệt, bạn sẽ cảm thấy người rất mệt mỏi nên hãy nghỉ ngơi hợp lý hoặc vận động nhẹ nếu có.
/tiem_vac_xin_co_anh_huong_den_kinh_nguyet_khong_5_e41b0279d1.png)
Hy vọng các thông tin trong bài viết trên đã giải đáp được những thắc mắc xoay quanh vấn đề tiêm vắc xin có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không, từ đó bạn đọc có thể yên tâm tiêm vắc xin mà không cần quá lo lắng về vấn đề trên. Hiện nay Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp nhiều loại vắc xin từ các nhà sản xuất trên thế giới, cùng với quy trình khám sàng lọc trước và sau tiêm được thực hiện kỹ lưỡng từ các đội ngũ y bác sĩ có chuyên môn cao giúp lựa chọn loại vắc xin phù hợp với thể trạng từng người. Đặt lịch tiêm ngay với Long Châu qua hotline 1800 6928 để nhận tư vấn nhanh nhất nhé.