icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc

phong_benh_thuong_han_ve_sinh_nghiem_tuc_tiem_phong_dung_luc_1_32e597a1d1
Hồng Ngọc16/07/2025
bac_si_nguyen_hoang_hai_836a73c80a
Bác sĩ Chuyên khoa 1

Nguyễn Hoàng Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ với hơn 10 năm kinh nghiệm chuyên sâu trong điều trị Nội khoa và Cấp cứu tổng hợp. Từng đảm nhiệm vai trò Trưởng phòng Kế hoạch và điều trị tại khoa Nội và khoa Cấp cứu, bác sĩ luôn không ngừng nâng cao chuyên môn và cống hiến cho sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm

Thời tiết thất thường, mưa nắng đan xen khiến vi khuẩn dễ sinh sôi trong thực phẩm và nguồn nước. Đây cũng là lúc thương hàn có nguy cơ quay trở lại, âm thầm lây lan qua những thói quen sinh hoạt hằng ngày. Nhiều người dễ nhầm lẫn với sốt nhẹ thông thường, nhưng nếu không phát hiện sớm, thương hàn có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng khó lường.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2021, toàn cầu ghi nhận khoảng 9,3 triệu ca mắc thương hàn, với 107.500 ca tử vong, chủ yếu ở trẻ em tại các nước đang phát triển. Vậy thương hàn là gì? Làm sao phân biệt với các cơn sốt thông thường? Và quan trọng nhất: Liệu có cách nào để phòng bệnh hiệu quả? Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 1

Thương hàn là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do vi khuẩn Salmonella typhi gây ra, lây lan chủ yếu qua đường ăn uống. Khi vào cơ thể, vi khuẩn này không chỉ “ẩn náu” trong đường ruột mà còn xâm nhập vào máu, và có thể di chuyển đến các cơ quan như gan, lách, tủy xương… gây ra hàng loạt triệu chứng nguy hiểm. Nếu không được điều trị kịp thời, thương hàn có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng như thủng ruột, xuất huyết tiêu hóa, viêm màng não, thậm chí tử vong. 

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 2

Thương hàn thường bùng phát mạnh vào tháng 6 đến tháng 9, thời điểm giao mùa tại Việt Nam, khi thời tiết nóng ẩm, xen kẽ những đợt mưa lớn. Điều kiện này khiến thực phẩm dễ ôi thiu, nguồn nước sinh hoạt nhiễm bẩn, tạo cơ hội cho vi khuẩn thương hàn lây lan qua đường ăn uống.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 3

Thương hàn thường bắt đầu âm thầm sau thời gian ủ bệnh khoảng 8 - 14 ngày, khiến nhiều người lầm tưởng chỉ là cảm cúm hoặc sốt virus. Tuy nhiên, nếu để ý kỹ, bạn có thể nhận ra một số dấu hiệu đặc trưng:

  • Triệu chứng ban đầu: Sốt tăng dần, nhức đầu, đau bụng, đau khớp, táo bón, chán ăn, viêm họng.
  • Triệu chứng ít gặp: Ho khan, khó tiểu, chảy máu cam.

Nếu không điều trị, sốt kéo dài liên tục 10 - 14 ngày ở mức cao (39,4 - 40°C), kèm mạch chậm, kiệt sức, mê sảng, hoặc hôn mê trong trường hợp nặng. Khoảng 5 - 30% người bệnh có thể xuất hiện đốm hồng nhạt ở ngực, bụng vào tuần thứ hai.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 4

Một số dấu hiệu cận lâm sàng phổ biến như lách to, giảm bạch cầu, thiếu máu nhẹ, rối loạn chức năng gan, protein niệu, có thể viêm túi mật hoặc viêm gan. Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng trên kéo dài hơn 3 - 5 ngày, hãy đi khám ngay. Việc chẩn đoán sớm bằng xét nghiệm máu hoặc cấy phân sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 5

Không cần phải sống trong vùng dịch, bạn vẫn có thể mắc thương hàn chỉ vì một ly nước đá vỉa hè, một bữa cơm nguội không hâm kỹ, hay đôi tay chưa rửa sau khi đi vệ sinh. Vi khuẩn Salmonella typhi, thủ phạm gây thương hàn, thường lây lan qua:

  • Ăn uống không đảm bảo vệ sinh: Thực phẩm sống, nước chưa đun sôi hoặc món ăn bị nhiễm khuẩn từ người chế biến. Đây là con đường lây chính, dễ gây bùng phát dịch lớn.
  • Tiếp xúc gián tiếp với người mang vi khuẩn: Dùng chung chén, đũa, ly, hoặc chạm vào vật dụng nhiễm khuẩn từ người bệnh. Đường lây này thường gây các ổ dịch nhỏ, rải rác.
  • Thói quen vệ sinh kém: Không rửa tay sau khi đi vệ sinh hoặc trước khi ăn là nguyên nhân phổ biến khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 6

Thời điểm giao mùa, đặc biệt từ tháng 6 đến tháng 9, là lúc thương hàn dễ bùng phát, khi nắng nóng xen kẽ mưa lớn khiến thực phẩm dễ ôi thiu, nguồn nước dễ bị ô nhiễm. Sau mưa lũ, nguy cơ còn tăng cao hơn do vi khuẩn từ phân người hoặc động vật dễ phát tán vào nước sinh hoạt.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 7

Thương hàn thường bị bỏ qua vì những quan niệm sai lầm sau:

  • Nhầm sốt virus, cảm cúm: Nhiều người chủ quan, nghĩ chỉ cần nghỉ ngơi là khỏi.
  • Tự điều trị tại nhà: Uống thuốc hạ sốt hoặc kháng sinh không đúng liều khiến bệnh kéo dài, tăng nguy cơ biến chứng.
  • Không có triệu chứng rõ rệt ban đầu: Trong vài ngày đầu, bệnh có thể chỉ là sốt nhẹ, khiến người bệnh không để ý.

Ví dụ, một người trong gia đình bị thương hàn nhưng triệu chứng nhẹ, cả nhà có thể bị lây nhiễm qua việc dùng chung đồ ăn hoặc không vệ sinh kỹ. Đã có những trường hợp cả gia đình phải nhập viện chỉ vì chủ quan với một cơn sốt ban đầu.

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 8

Việc phòng tránh thương hàn không phức tạp nếu bạn chú ý đến vệ sinh cá nhân, an toàn thực phẩm và chủ động tiêm phòng theo đúng khuyến cáo.

Sạch tay, sạch bát - Ngừa bệnh thương hàn

Phòng bệnh thương hàn bắt đầu từ những thay đổi nhỏ trong lối sống hằng ngày: 

  • Ăn chín, uống sôi: Tránh thực phẩm sống, nước chưa đun sôi.
  • Rửa tay thường xuyên: Trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc tiếp xúc với người bệnh.
  • Không dùng chung chén đũa: Đặc biệt trong gia đình có người đang sốt.
  • Bảo quản thực phẩm kỹ: Tránh ruồi muỗi, bụi bẩn và để thức ăn ngoài trời quá lâu.

Đối đầu thương hàn - Tiêm phòng là thượng sách

Vắc xin là một trong những cách hiệu quả để ngăn ngừa thương hàn, đặc biệt với những người có nguy cơ cao như:

  • Người sống ở vùng dịch.
  • Người chuẩn bị đi du lịch đến khu vực có thương hàn lưu hành.
  • Trẻ em, nhân viên y tế, hoặc người làm việc trong ngành thực phẩm.

Hiện nay, vắc xin Typhim Vi 25mcg là lựa chọn phổ biến:

  • Dành cho: Người từ 2 tuổi trở lên;
  • Lịch tiêm: 1 mũi duy nhất, nhắc lại mỗi 3 năm;
  • Hiệu quả: Giảm đáng kể nguy cơ mắc thương hàn, bảo vệ kéo dài đến 3 năm.

Thương hàn không còn là bệnh xa lạ, vẫn hiện diện quanh ta, từ những bữa ăn vội đến thói quen rửa tay qua loa. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể phòng tránh nếu giữ vệ sinh ăn uống, rửa tay đúng cách và cảnh giác với những dấu hiệu sốt kéo dài bất thường. 

Phòng bệnh thương hàn: Vệ sinh nghiêm túc, tiêm phòng đúng lúc 9

Quan trọng hơn cả, tiêm vắc xin thương hàn chính là lớp bảo vệ chủ động và hiệu quả nhất, đặc biệt với trẻ nhỏ, người làm việc trong môi trường thực phẩm hoặc sắp đến khu vực có dịch. Một mũi tiêm đúng lúc không chỉ giúp ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm mà còn là cách đơn giản để bảo vệ chính mình và người thân khỏi một căn bệnh tưởng chừng xa lạ nhưng lại rất gần.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Pháp
DSC_04513_9a7608b9ff_912be3fd0d

380.000đ

/ Hộp

/ Hộp

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

22.919.960đ

/ Gói

23.768.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN