icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin​ để bảo đảm an toàn?

Trần Như Ý25/03/2025

Vắc xin là một biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tiêm vắc xin một cách an toàn. Vậy những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

Tiêm chủng là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe của chính bản thân và cộng đồng. Vắc xin giúp cơ thể tạo nên hàng rào miễn dịch đặc hiệu, để tiêu diệt các mầm bệnh như virus, vi khuẩn. Tuy nhiên, có một số đối tượng có nguy cơ gặp phải phản ứng phụ nghiêm trọng khi tiêm chủng hoặc có thể khiến tình trạng sức khỏe trầm trọng hơn. Vì vậy, việc xác định những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho từng cá nhân.

Vắc xin và tầm quan trọng

Vắc xin là chế phẩm sinh học chứa các kháng nguyên có nguồn gốc từ tác nhân gây bệnh (virus, vi khuẩn). Những thành phần này đã được xử lý để không gây bệnh nhưng vẫn kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, giúp cơ thể có khả năng chống lại mầm bệnh khi gặp lại ở lần sau.

Khi tiêm phòng, vắc xin được đưa vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ nhận diện các kháng nguyên này như một “kẻ xâm nhập” và kích thích hàng loạt phản ứng bảo vệ gọi là quá trình đáp ứng miễn dịch. Quá trình này nhằm tiêu diệt kháng nguyên và loại bỏ khỏi cơ thể. Đồng thời hình thành nên “miễn dịch nhớ” và sản xuất kháng thể đặc hiệu. Về sau, nếu cơ thể tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thật, hệ miễn dịch sẽ chủ động sản xuất các kháng thể một cách nhanh chóng và đặc hiệu để tiêu diệt mầm bệnh, giúp cơ thể không mắc bệnh hoặc giảm mức độ nguy hiểm của bệnh.

Tiêm vắc xin đầy đủ không chỉ bảo vệ bản thân mà còn góp phần tạo miễn dịch cộng đồng. Nhờ tiêm chủng, nhiều bệnh từng gây tử vong cao đã được kiểm soát và loại trừ, điển hình như bệnh thủy đậu. Ngoài ra, vắc xin còn giúp giảm gánh nặng cho hệ thống y tế, hạn chế số ca nhập viện và tử vong.

Vì vậy, mỗi cá nhân nên chủ động tiêm chủng theo khuyến cáo của cơ quan y tế để đảm bảo sức khỏe lâu dài. Tuy nhiên, cũng có những đối tượng đang trong tình trạng sức khỏe đặc biệt không thể tham gia tiêm chủng. Hãy cùng tìm hiểu những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin nhé!

nhung-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-vac-xin-giai-dap-thac-mac 1.png

Những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Tiêm vắc xin giúp bảo vệ cơ thể khỏi nhiều tác nhân gây bệnh (virus/khuẩn), nhưng không phải ai cũng có thể tiêm chủng an toàn. Một số người có nguy cơ gặp phải phản ứng nghiêm trọng khi tiêm vắc xin, hoặc khiến tình trạng sức khỏe của họ tồi tệ hơn. Do đó cần thận trọng và tuân theo khuyến cáo của chuyên gia y tế. Vậy những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin?

Các trường hợp chống định tiêm vắc xin

  • Có tiền sử phản vệ độ III trở lên: Người từng xuất hiện phản ứng phản vệ độ III trở lên sau tiêm vắc xin (có cùng thành phần) ở lần trước đó.
  • Trường hợp trẻ có tiền sử lồng ruột: Chống chỉ định với vắc xin Rota.
  • Trường hợp mắc suy giảm miễn dịch bẩm sinh: Chống chỉ định với vắc xin bại liệt dạng sống giảm độc lực (OPV).
  • Các chống chỉ định khác: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất đối với từng loại vắc xin.
nhung-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-vac-xin-giai-dap-thac-mac 2.png

Các trường hợp cần hoãn tiêm vắc xin

Một số đối tượng có thể tiêm vắc xin nhưng cần trì hoãn đến thời điểm thích hợp:

  • Phản ứng nặng sau tiêm lần trước: Nếu có phản vệ độ II, cần khám sàng lọc và tiêm chủng tại bệnh viện.
  • Suy chức năng cơ quan: Như suy tim, suy gan, suy thận… chỉ tiêm khi sức khỏe ổn định.
  • Bệnh cấp tính, nhiễm trùng, sốt ≥ 38°C hoặc hạ thân nhiệt ≤ 35,5°C: Chờ sức khỏe ổn định mới tiêm.
  • Dùng globulin miễn dịch trong 3 tháng gần đây: Hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
  • Đang điều trị corticoid liều cao, hóa trị, xạ trị trong vòng 14 ngày: Tạm hoãn tiêm vắc xin sống giảm độc lực.
  • Trẻ dưới 2000g: Chỉ tiêm khi cân nặng đạt 2000g trở lên, cần khám sàng lọc tại bệnh viện.
  • Phản ứng tăng dần sau những lần tiêm trước (cùng một loại vắc xin): Chuyển sang khám và tiêm tại bệnh viện.
  • Mắc bệnh bẩm sinh, bệnh mạn tính chưa ổn định: Chờ tình trạng bệnh ổn định mới tiêm.
  • Các trường hợp tạm hoãn khác: Theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
nhung-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-vac-xin-giai-dap-thac-mac 3.png

Trường hợp nào cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin

Một số nhóm đối tượng có thể tiêm vắc xin nhưng cần có sự tư vấn của bác sĩ:

  • Người có bệnh lý nền như tim mạch, tiểu đường, suy thận: Một số vắc xin có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng đối với người có bệnh lý nền.
  • Người từng có phản ứng dị ứng nhẹ với vắc xin: Nếu có tiền sử dị ứng nhẹ (như phát ban, sưng nhẹ), hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định tiêm.
  • Người có hệ miễn dịch suy giảm: Những người nhiễm HIV, ghép tạng hoặc mắc bệnh tự miễn cần có sự hướng dẫn cụ thể trước khi tiêm.
nhung-truong-hop-nao-khong-nen-tiem-vac-xin-giai-dap-thac-mac 4.png

Việc xác định những trường hợp nào không nên tiêm vắc xin là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Trước khi tiêm vắc xin, bạn nên cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe của mình để bác sĩ tư vấn phù hợp. Hãy tuân thủ hướng dẫn của chuyên gia y tế để đảm bảo hiệu quả tiêm chủng và phòng ngừa bệnh tật. Mong rằng với những thông tin bên trên có thể giúp bạn tiêm chủng an toàn và chăm sóc sức khỏe thật tốt!

Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm chủng uy tín, an toàn với dịch vụ chuyên nghiệp, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn! Tại đây, chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại vắc xin chất lượng cao, được bảo quản nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn y tế. Đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm, tận tâm sẽ giúp bạn và gia đình có trải nghiệm tiêm chủng an toàn, thoải mái nhất. Đừng chần chừ! Hãy đặt lịch ngay hôm nay để bảo vệ sức khỏe bản thân và những người thân yêu! Liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn chi tiết!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN