Ung thư máu ở trẻ em không chỉ là một thách thức y khoa mà còn là gánh nặng tâm lý với cả gia đình. Hiện nay, nguyên nhân nhân ung thư máu ở trẻ em vẫn chưa xác định được xác định cụ thể nhưng di truyền và môi trường sống là hai yếu tố nguy cơ chính. Do đó, việc phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ và thực hiện chăm sóc toàn diện tại nhà là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và giảm biến chứng nguy hiểm.
Nguyên nhân ung thư máu ở trẻ em
Mặc dù chính xác nguyên nhân ung thư máu ở trẻ em vẫn chưa được xác định rõ nhưng giới chuyên môn đã ghi nhận một số yếu tố nguy cơ có thể liên quan.
Di truyền
Một trong những yếu tố đáng chú ý là các hội chứng di truyền. Trẻ mắc hội chứng Down, Li-Fraumeni, u xơ thần kinh hoặc thiếu máu Fanconi có nguy cơ cao phát triển bệnh bạch cầu. Những rối loạn di truyền này ảnh hưởng đến hoạt động của các tế bào trong cơ thể khiến hệ miễn dịch bị suy yếu hoặc rối loạn chức năng.

Ngoài ra, những trẻ có hệ miễn dịch hoạt động kém bẩm sinh cũng thuộc nhóm nguy cơ. Một số hội chứng như Ataxia-telangiectasia, hội chứng Wiskott-Aldrich, Bloom hay Shwachman-Diamond có thể khiến hệ miễn dịch không bảo vệ được cơ thể khỏi sự phát triển bất thường của tế bào máu. Tình trạng suy giảm miễn dịch do dùng thuốc ức chế sau ghép tạng cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn.
Môi trường sống
Một yếu tố khác không thể bỏ qua là môi trường sống. Việc tiếp xúc với tia phóng xạ, hóa chất độc hại hoặc từng trải qua hóa trị cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, nếu trong gia đình từng có người mắc ung thư máu thì khả năng trẻ bị ảnh hưởng di truyền cũng cao hơn.
Tiên lượng sống ở trẻ mắc ung thư máu
Tiên lượng của ung thư máu phụ thuộc vào thể bệnh cụ thể, giai đoạn phát hiện và khả năng đáp ứng điều trị. Dưới đây là các thể chính:
Bệnh bạch cầu lympho cấp tính (ALL)
- Chiếm khoảng 75 - 80% ca ung thư máu ở trẻ em.
- Tỷ lệ sống 5 năm: Khoảng 90% nếu điều trị tích cực từ giai đoạn sớm.
Bệnh bạch cầu tủy cấp tính (AML)
- Phổ biến hơn ở người lớn, nhưng có thể gặp ở trẻ.
- Tỷ lệ sống 5 năm: Khoảng 65 - 75% với phác đồ điều trị phù hợp.
Bệnh bạch cầu dòng tủy mạn tính (CML)
Hiếm gặp ở trẻ em, nhưng khi được điều trị sớm bằng thuốc ức chế tyrosine kinase có thể đạt tỷ lệ sống 5 năm từ 60 - 80%.

Chăm sóc trẻ mắc ung thư máu đúng cách
Bên trên bạn đã tìm hiểu nguyên nhân ung thư máu ở trẻ em cũng như tiên lượng sống đối với căn bệnh này. Ung thư máu ở trẻ em là một căn bệnh nghiêm trọng cần được điều trị lâu dài. Do đó, ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, việc chăm sóc trẻ tại nhà đúng cách cũng góp phần quan trọng giúp trẻ phục hồi sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và nâng cao chất lượng sống.
Vệ sinh cá nhân
Trẻ mắc ung thư máu có hệ miễn dịch suy giảm nên cần giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ. Cha mẹ nên tắm rửa cho trẻ bằng nước ấm và xà phòng dịu nhẹ. Da đầu cũng cần được vệ sinh thường xuyên để ngăn ngừa nấm da.
Móng tay, chân cần được cắt ngắn để tránh gây trầy xước. Rửa tay đúng cách trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh là thói quen quan trọng cần duy trì hằng ngày.

Chế độ dinh dưỡng
Trẻ cần được cung cấp đầy đủ calo và protein mỗi ngày để hỗ trợ sức đề kháng. Nên cho trẻ ăn các món dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng như rau củ luộc, trái cây chín mềm và thịt nạc.
Thay vì ăn ba bữa chính, trẻ nên được chia nhỏ khẩu phần trong ngày. Tránh các thực phẩm dầu mỡ hoặc quá ngọt. Cha mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng thực đơn phù hợp với thể trạng của trẻ.
Giấc ngủ
Một giấc ngủ sâu và đủ giấc giúp trẻ phục hồi sức khỏe nhanh hơn. Hãy tạo không gian yên tĩnh và mát mẻ để trẻ dễ ngủ. Tránh cho trẻ dùng thiết bị điện tử trước khi đi ngủ. Thiết lập thời gian đi ngủ đều đặn mỗi ngày cũng rất cần thiết.
Hỗ trợ tâm lý và theo dõi sức khỏe
Việc trò chuyện, chơi cùng trẻ giúp giảm cảm giác cô đơn và lo âu. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động phù hợp và kết nối với những bạn nhỏ cùng hoàn cảnh sẽ giúp trẻ thêm động lực.

Ngoài ra, cha mẹ cần theo dõi các triệu chứng bất thường như sốt kéo dài, khó thở hoặc chảy máu để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế theo lịch hẹn. Ghi chép tình trạng sức khỏe hằng ngày sẽ hỗ trợ bác sĩ trong quá trình điều trị hiệu quả hơn.
Hiểu rõ nguyên nhân gây ung thư máu ở trẻ em sẽ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc phòng ngừa và theo dõi sức khỏe cho con. Bên cạnh đó, việc chăm sóc trẻ đúng cách tại nhà như đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh, nghỉ ngơi và hỗ trợ tâm lý cũng là nền tảng quan trọng giúp trẻ tăng cường đề kháng và có thêm cơ hội phục hồi tốt hơn trong quá trình điều trị bệnh.
Ngoài ra, việc tiêm phòng vắc xin đầy đủ cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là biện pháp quan trọng giúp tăng cường miễn dịch và phòng ngừa hiệu quả nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín được nhiều phụ huynh tin tưởng, cung cấp đầy đủ các loại vắc xin chất lượng cao, bao gồm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như vắc xin viêm gan B, vắc xin cúm mùa, vắc xin viêm não Nhật Bản, vắc xin 4 trong 1, vắc xin 6 trong 1... Ba mẹ nên chủ động đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để đảm bảo sức khỏe toàn diện cho con trong những năm đầu đời.