icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu là gì và cách phòng bệnh với vắc xin

Nhân Tâm25/02/2025

Bạch hầu là một bệnh lý về nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, mũi, hầu họng, thanh quản. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi nơi trên thế giới và có thể chuyển biến thành dịch bệnh nghiêm trọng, đặc biệt là đối với các trẻ em chưa được tiêm vắc xin phòng ngừa. Vậy để hiểu hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng bệnh hiệu quả thì hãy cùng đọc ngay bài viết sau nhé! Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này và cách phòng ngừa hiệu quả, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Bạch hầu là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có khả năng lây lan mạnh và nhanh chóng tạo thành dịch bệnh. Do đó việc tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu cũng như cách phòng ngừa bệnh bạch hầu là rất cần thiết.

Nguyên nhân gây bệnh bạch hầu

Bệnh bạch hầu là một loại bệnh nhiễm khuẩn cấp tính có giả mạc ở tuyến hạnh nhân, mũi, hầu họng, thanh quản. Bệnh do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae gây ra, có thể xuất hiện ở da, màng niêm mạc kết mạc mắt và bộ phận sinh dục.

Bạch hầu là một bệnh vừa nhiễm trùng vừa nhiễm độc, chủ yếu các tổn thương nghiêm trọng của bệnh là do ngoại độc tố của vi khuẩn bạch hầu gây ra. Bệnh rất dễ lây lan từ người sang người thông qua đường hô hấp. Đồng thời cũng có thể lây gián tiếp qua tiếp xúc với đồ vật, đồ chơi dính chất tiết từ mũi hoặc miệng của người bệnh.

Thông thường, vi khuẩn bạch hầu hay gây ra nhiều ảnh hưởng cho bộ phận mũi và họng. Khi đã bị nhiễm khuẩn, chúng sẽ giải phóng độc tố và độc tố sẽ dần xâm nhập và dòng máu rồi gây nên các lớp màng dày màu xám ở mũi, lưỡi, họng, đường thở.

Ở một số trường hợp, độc tố của vi khuẩn bạch hầu tiết ra cũng có khả năng làm tổn thương đến những cơ quan khác trong cơ thể như tim, thận, não. Do đó, một số người bị bệnh bạch hầu cũng có thể gặp các biến chứng nguy hiểm như liệt hoặc suy thận, viêm cơ tim.

benh-bach-hau-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-4.jpg

Dấu hiệu bệnh bạch hầu

Thông thường, triệu chứng của bệnh bạch hầu sẽ xuất hiện trong khoảng từ 2 - 5 ngày sau khi bị nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, cũng có một số người sẽ không có bất kỳ biểu hiện rõ rệt nào hoặc chỉ có các triệu chứng nhẹ nên bị nhầm lẫn thành cảm lạnh thông thường.

Đối với bệnh bạch hầu, dấu hiệu phổ biến và dễ nhận thấy nhất đó chính là hình thành nên các mảng giả mạc màu xám ở họng và amidan. Bên cạnh đó, một số triệu chứng thường thấy khác của bệnh bao gồm:

  • Sốt nhẹ hoặc vừa;
  • Ớn lạnh;
  • Ho khan hoặc ho có đờm;
  • Sưng các tuyến nằm ở cổ (tình trạng cổ bò hay cổ sưng to);
  • Da tái, xanh xao;
  • Viêm và sưng họng;
  • Chảy nước dãi, đặc biệt là ở trẻ nhỏ;
  • Khàn giọng, nói khó khăn;
  • Tâm lý bị lo lắng, sợ hãi do khó thở hoặc đau đớn.

Trong quá trình bệnh tiến triển, chúng ta có thể gặp thêm các triệu chứng khác bao gồm:

  • Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc mất thị lực tạm thời;
  • Nói lắp hoặc rối loạn ngôn ngữ;
  • Khó thở hoặc khó nuốt, do các lớp giả mạc dày làm tắc nghẽn đường thở;
  • Các dấu hiệu bị sốc như vã mồ hôi, da tái và lạnh, huyết áp giảm, tim đập nhanh.

Ở trẻ em, ngoài các dấu hiệu trên, bệnh có thể biểu hiện:

  • Thở rít hoặc thở khó nghe, do đường thở bị thu hẹp;
  • Kích động hoặc khóc không ngừng do khó chịu và khó thở;
  • Hôn mê hoặc lờ đờ, khi bệnh trở nặng và độc tố lan đến các cơ quan quan trọng.
benh-bach-hau-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-5.jpg

Lưu ý: Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ, đặc biệt là khó thở, sốt cao và cổ sưng to, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Bệnh bạch hầu nếu không được xử lý sớm có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm như suy hô hấp, viêm cơ tim hoặc tử vong.

Cách phòng ngừa bệnh bạch hầu

Bạch hầu là bệnh rất nguy hiểm, có thể lây lan nhanh chóng. Đặc biệt, bệnh thường xảy ra nhiều ở trẻ nhỏ dưới 15 tuổi chưa được tiêm chủng đầy đủ. Theo ước tính, nếu không được điều trị kịp thời, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 10% - 20% trong các trường hợp nặng. Do đó, việc phòng bệnh là rất cần thiết.

Hiện nay, các biện pháp phòng ngừa bệnh bạch hầu bao gồm:

Tiêm vắc xin bạch hầu

Đây là cách phòng bệnh hiệu quả nhất. Tiêm chủng định kỳ và đúng lịch giúp tạo miễn dịch lâu dài, bảo vệ cá nhân và cộng đồng.

Nâng cao ý thức vệ sinh cá nhân và cộng đồng

Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.

Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ, khử khuẩn đồ chơi, dụng cụ cá nhân.

Hạn chế tiếp xúc với người nghi nhiễm bệnh hoặc người mắc bệnh.

Theo dõi và kiểm soát dịch bệnh

Tăng cường giám sát y tế và điều trị kịp thời các ca nhiễm để hạn chế lây lan.

Tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh bạch hầu và tầm quan trọng của tiêm chủng.

Dinh dưỡng và tăng cường sức đề kháng

Duy trì chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, tập thể dục thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch.

Vắc xin bạch hầu là gì? Có các loại vắc xin bạch hầu nào?

Vắc xin bạch hầu là vắc xin có công dụng chống lại nhiễm trùng bạch hầu. Hiện nay, có rất nhiều loại vắc xin bạch hầu trên thị trường.

Trong đó, tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang lưu hành và sử dụng 6 loại vắc xin bạch hầu phối hợp thế hệ mới, dành cho cả trẻ nhỏ lẫn người lớn gồm:

Infanrix Hexa (6 trong 1)

Vắc xin Infanrix Hexa 6 trong 1 là vắc xin kết hợp, giúp phòng ngừa 6 bệnh chỉ với 1 mũi tiêm. Vắc xin giúp phòng bệnh bạch hầu và các bệnh khác gồm: Ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, Hib.

Vắc xin Infanrix Hexa được chỉ định cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến tròn 24 tháng tuổi. Lịch tiêm theo từng mũi đó là:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
  • Mũi 4: 12 tháng sau mũi 3.

Hexaxim (6 trong 1)

Vắc xin Hexaxim 6 trong 1 cũng là vắc xin phối hợp, giúp phòng ngừa 6 bệnh gồm có: Bạch hầu, uốn ván, bại liệt, ho gà, viêm gan B, Hib. Vắc xin này được chỉ định tiêm bắp cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 23 tháng tuổi. Lịch tiêm như sau:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
  • Mũi 4: 12 tháng sau mũi 3.
benh-bach-hau-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-2.jpg

Vắc xin Td

Đây là loại vắc xin phòng ngừa bạch hầu, uốn ván hấp phụ (Td) được sản xuất bởi Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế Nha Trang IVAC Việt Nam. Vắc xin Td được chỉ định cho trẻ từ 7 tuổi trở lên và người lớn. Lịch tiêm như sau:

Đối với người chưa từng tiêm phòng hoặc không rõ tiền sử tiêm chủng:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2.

Đối với người đã tiêm chủng đầy đủ:

Tiêm nhắc mỗi 10 năm để tăng cường miễn dịch bệnh bạch hầu và uốn ván.

Boostrix

Boostrix là vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa 3 loại bệnh bao gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà, được chỉ định cho người từ 4 tuổi trở lên. Lịch tiêm như sau:

Đối với người chưa tiêm chủng đầy đủ hoặc không rõ tiền sử:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 - 12 tháng sau mũi 2.

Đối với người đã hoàn thành lịch tiêm cơ bản:

Tiêm nhắc sau mỗi 10 năm theo khuyến cáo.

benh-bach-hau-nguyen-nhan-trieu-chung-va-cach-phong-ngua-1.jpg

Tetraxim (4 trong 1)

Tetraxim là vắc xin phối hợp giúp phòng ngừa 4 bệnh nguy hiểm: Bạch hầu, Ho gà, Uốn ván, Bại liệt. Vắc xin này được sản xuất bởi Sanofi Pasteur, một tập đoàn dược phẩm và chế phẩm sinh học hàng đầu thế giới.

Vắc xin được chỉ định cho trẻ từ 2 tháng tuổi đến 13 tuổi. Lịch tiêm như sau:

Trẻ từ 2 tháng tuổi đến dưới 7 tuổi:

  • Mũi 1: Lần đầu tiên tiêm.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 1 tháng sau mũi 2.
  • Mũi 4: 12 tháng sau mũi 3.

Mũi tiêm nhắc: Cách 3 năm sau mũi 4 hoặc lúc 4 - 6 tuổi (theo khuyến cáo của WHO/CDC).

Trẻ từ 7 tuổi đến 13 tuổi chưa:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2.
  • Mũi tiêm nhắc: Cách 10 năm.

Adacel

Đây là loại vắc xin nhắc lại nhằm tạo miễn dịch chủ động để phòng ngừa các bệnh gồm bạch hầu, uốn ván, ho gà.

Adacel được phát triển bởi tập đoàn Sanofi Pasteur, được chỉ định cho trẻ từ 4 tuổi đến người lớn 64 tuổi. Lịch tiêm của vắc xin:

  • Mũi 1: Lần tiêm đầu tiên.
  • Mũi 2: 1 tháng sau mũi 1.
  • Mũi 3: 6 tháng sau mũi 2.
  • Mũi 4: 10 năm sau mũi 3.

Hiện nay, các vắc xin phối hợp tiêm phòng bạch hầu trên đang được lưu hành và sử dụng tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Không chỉ có vắc xin đa dạng, chất lượng, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu còn sở hữu đội ngũ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và cơ sở vật chất khang trang hiện đại. Khi tới tiêm chủng, khách hàng sẽ được tư vấn cụ thể các loại vắc xin phù hợp nhu cầu để bảo vệ vệ sức khỏe tốt nhất. Đừng quên liên hệ hoặc tới các trung tâm thuộc hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn, tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh ngay nhé!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Pháp
DSC_04520_a3dd1a5379

995.000đ

/ Liều

/ Liều
flag
Bỉ
DSC_04585_e6111ae6d8

995.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

21.513.120đ

/ Gói

22.331.100đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

10.606.610đ

/ Gói

11.118.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN