Sau tiêm phòng, bạn có thể gặp một số phản ứng phụ khiến cơ thể mệt mỏi, khó chịu. Trong trường hợp này nhiều người thắc mắc rằng: “Mới tiêm vắc xin có được uống thuốc không?” Hay đối với những người đang sử dụng thuốc, sau tiêm vắc xin có tiếp tục sử dụng ngay được không? Sử dụng thuốc khi tiêm phòng có làm giảm hiệu quả của vắc xin không?
Mới tiêm vắc xin có được uống thuốc không?
Sau khi tiêm phòng, bạn có thể xuất hiện một số phản ứng phụ từ nhẹ đến nghiêm trọng, khiến nhiều người lo lắng. Các triệu chứng phổ biến bao gồm sốt, ớn lạnh, đau đầu, đau cơ, sưng, đau tại vị trí tiêm... Để giảm bớt những phản ứng này, nhiều người thường lựa chọn sử dụng thuốc mà không cần sự tư vấn của bác sĩ. Vậy người vừa mới tiêm vắc xin có được uống thuốc không? Và có thể sử dụng những thuốc nào để giảm những triệu chứng sau tiêm?
Thuốc giảm đau, hạ sốt
Theo chuyên gia y tế, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt trên 38,5°C, đau đầu, nhức mỏi cơ toàn thân thì có thể sử dụng thuốc hạ sốt cụ thể như sau:
- Paracetamol: Paracetamol (10 - 15 mg/kg/lần, tối đa 4 lần/ngày). Không nên tự ý dùng kéo dài quá 48 giờ nếu không có chỉ định của bác sĩ. Thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai, cho con bú, nhưng người suy gan, thận nặng cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
/1_53617230a7.png)
- Ibuprofen: Sử dụng nếu sau 2 - 3 ngày vẫn không giảm triệu chứng hoặc có tiền sử dị ứng với paracetamol, không phù hợp cho phụ nữ mang thai, người có bệnh tim mạch mạn tính, rối loạn đông máu, loét dạ dày tá tràng, và cần có sự tư vấn của bác sĩ trước khi sử dụng.
Thuốc kháng histamin
Sau tiêm có thể bị ngứa, nổi mẩn đỏ, phát ban. Trường hợp này cần báo ngay cho nhân viên y tế biết, sau khi loại trừ nguy cơ phản vệ nghiêm trọng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng histamin để giảm triệu chứng. Người được tiêm vắc xin cần tiếp tục theo dõi tình trạng sức khỏe và nhanh chóng liên hệ cơ sở y tế nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường hoặc triệu chứng trở nặng.
Thuốc từ thảo dược, lá cây
Sau khi tiêm vắc xin, có thể xuất hiện các phản ứng thông thường như sưng đau tại chỗ tiêm. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý không tự ý sử dụng các loại thảo dược, lá cây hay thuốc mỡ không rõ nguồn gốc để bôi hoặc đắp lên vùng sưng đau, tránh nguy cơ nhiễm trùng và các tác dụng không mong muốn.
Thuốc điều trị các bệnh mạn tính
Đối với những người mắc bệnh mạn tính và phải dùng thuốc hằng ngày, họ thường thắc mắc rằng mới tiêm vắc xin có được uống thuốc không? Trong trường hợp này, bệnh nhân không nên tự ý ngừng hoặc thay đổi thuốc, vì điều này có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của bệnh. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.
Trước tiêm vắc xin có được uống thuốc không?
Trước khi tiêm vắc xin, nhiều người lo lắng liệu việc uống thuốc có ảnh hưởng đến hiệu quả miễn dịch hay gây ra tác dụng phụ không mong muốn. Một số loại thuốc có thể được sử dụng an toàn, nhưng cũng có những loại cần tránh để đảm bảo vắc xin phát huy tác dụng tốt nhất. Dưới đây là các thuốc mà các chuyên gia y tế khuyên nên tránh dùng trước tiêm vắc xin:
Corticoid
Nên tránh sử dụng nhóm thuốc này như prednisone, dexamethasone trong vòng một tuần trước khi tiêm vắc xin, vì những thuốc này có thể ức chế quá trình viêm, làm suy giảm miễn dịch và giảm hiệu quả đáp ứng với vắc xin. Nếu cần thiết, nên tham khảo ý kiến bác sĩ để thay thế bằng thuốc khác có tác dụng tương tự nhưng không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
/2_6ac29b02f6.png)
Ibuprofen
Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng thuốc giảm đau non-steroid (NSAIDs) như ibuprofen ngay trước khi tiêm vắc xin, vì có thể làm giảm hiệu quả miễn dịch.
Lợi ích của việc tiêm vắc xin
Tiêm vắc xin mang lại nhiều lợi ích quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trước hết, vắc xin giúp cơ thể tạo ra kháng thể, tăng cường hệ miễn dịch để chống lại các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như cúm, sởi, viêm gan B, bạch hầu, ho gà… Nhờ đó, nguy cơ mắc bệnh nặng và các biến chứng nghiêm trọng cũng được giảm đáng kể.
/3_6aa7f1aa83.png)
Bên cạnh đó, tiêm chủng còn góp phần tạo ra miễn dịch cộng đồng, giúp hạn chế sự lây lan của dịch bệnh, đặc biệt bảo vệ những người chưa thể tiêm vắc xin như trẻ sơ sinh hay người có hệ miễn dịch yếu. Ngoài ra, việc tiêm phòng còn giúp tiết kiệm chi phí điều trị, giảm gánh nặng tài chính cho cá nhân và xã hội.
Hơn thế nữa, khoa học đã chứng minh rằng tiêm chủng có thể kiểm soát và thậm chí loại trừ hoàn toàn một số bệnh nguy hiểm như bại liệt hay đậu mùa. Vì vậy, tiêm vắc xin đầy đủ và đúng lịch không chỉ là biện pháp bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng an toàn hơn trước các dịch bệnh.
/4_d91b769c16.png)
Tiêm vắc xin là biện pháp phòng ngừa quan trọng, tuy nhiên, việc dùng thuốc trước và sau khi tiêm cần được xem xét kỹ lưỡng. Nếu bạn đang dùng thuốc điều trị, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn và hiệu quả cao nhất khi tiêm vắc xin. Mong rằng với những thông tin trên có thể giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Mới tiêm vắc xin có được uống thuốc không?”
Nếu bạn đang tìm kiếm một địa điểm tiêm chủng an toàn, uy tín với đội ngũ chuyên gia tận tâm, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn! Chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cho trẻ em và người lớn, đảm bảo nguồn gốc rõ ràng, bảo quản đạt chuẩn và quy trình tiêm chủng an toàn tuyệt đối.
Xem thêm:
Sau khi tiêm vắc xin không nên uống thuốc gì? Những lưu ý sau khi tiêm vắc xin
Sau khi tiêm vắc xin có được uống cà phê không?