Nhiều người thắc mắc rằng mụn cóc có lây không? Mụn cóc có nguy hiểm không? Mụn cóc là một vấn đề sức khỏe khá thường gặp. Mặc dù không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến cơ thể nhưng chúng có thể dễ lây lan và tái phát.
Tại sao lại bị mụn cóc?
Mụn cóc là một bệnh nhiễm trùng da do virus HPV (Human Papillomavirus) gây ra. Khi virus xâm nhập qua những vết xước nhỏ trên bề mặt da, chúng kích thích sự tăng trưởng tế bào không kiểm soát, tạo thành các nốt mụn cóc.
Quá trình hình thành mụn cóc có thể mất vài tháng sau khi cơ thể tiếp xúc với virus. Các vết thương hở, thói quen cắn móng tay hoặc thậm chí vết cắt khi cạo râu đều có thể là nguồn lây nhiễm. Vì lý do này, đàn ông thường xuất hiện mụn cóc ở vùng da quanh miệng, nơi có râu, trong khi phụ nữ lại hay mắc phải ở vùng chân. Vậy mụn cóc có lây không?
/mun_coc_co_lay_khong_1_b7ea46bf7f.jpg)
Mụn cóc có lây không?
Mụn cóc có lây không? Câu trả lời là có. Đây là bệnh truyền nhiễm dễ lây lan và virus có thể truyền từ người này sang người khác hoặc từ các vùng khác nhau trên cơ thể qua các con đường sau:
- Tiếp xúc trực tiếp với mụn cóc.
- Sử dụng chung các vật dụng cá nhân như dao cạo râu, khăn tắm,...
- Quan hệ tình dục không an toàn với người bị mụn cóc.
- Thói quen cắn móng tay và cạo lớp biểu bì.
- Cạo lông hoặc râu.
/mun_coc_co_lay_khong_02_447c741147.jpg)
Mụn cóc có nguy hiểm không?
Theo các chuyên gia y tế, mụn cóc thường lành tính và không gây biến đổi tế bào dẫn đến ung thư, do đó không nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, mụn cóc có thể gây phiền toái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, làm cản trở di chuyển, lao động và khiến người bệnh cảm thấy tự ti, không thoải mái trong giao tiếp với người khác.
Mụn cóc thường không gây đau và có thể xuất hiện dưới dạng các nốt sần với bề mặt sần sùi giống như vết chai hoặc đôi khi trông phẳng và nhẵn. Tuy vậy, trong một số trường hợp, các nốt mụn có thể phát triển kích thước, khiến người bệnh cảm thấy đau đớn khi bị tác động, gây cảm giác khó chịu rõ rệt.
Theo các nghiên cứu, có đến 51,7% người mắc mụn cóc cho biết họ gặp phải mức độ khó chịu từ vừa đến nghiêm trọng, trong khi khoảng 38,8% cảm thấy bị ảnh hưởng đáng kể trong các hoạt động xã hội và giải trí thường ngày.
Ai dễ bị nhiễm mụn cóc?
Mọi người đều có thể mắc mụn cóc nhưng những đối tượng có nguy cơ cao thường là trẻ em và thanh thiếu niên vì hệ miễn dịch của họ có thể chưa phát triển đầy đủ để chống lại virus. Ngoài ra, những người có hệ miễn dịch suy yếu như người bị nhiễm HIV/AIDS hoặc đã cấy ghép nội tạng cũng dễ bị mắc mụn cóc hơn.
Mụn cóc có bị tái phát không?
Mặc dù đã được điều trị, mụn cóc vẫn có thể xuất hiện trở lại tại chỗ cũ hoặc lan sang vị trí khác trên cơ thể. Lý do là vì virus gây u nhú vẫn tồn tại trong cơ thể và hiện chưa có phương pháp tiêu diệt triệt để virus này. Do đó, nguy cơ tái phát vẫn có thể xảy ra. Đặc biệt, mụn cóc sinh dục có tỷ lệ tái phát cao hơn so với các loại khác, vì vậy người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả nhất.
/mun_coc_co_lay_khong_3_6c635c54b3.jpg)
Phòng ngừa mụn cóc do HPV như thế nào?
Theo các chuyên gia y tế, tiêm vắc xin HPV là phương pháp phòng bệnh hiệu quả, an toàn và tiết kiệm. Vắc xin này đã được chứng minh có khả năng ngăn ngừa mụn cóc sinh dục và các tổn thương do HPV gây ra lên đến 90%.
Hiện nay, có hai loại vắc xin phòng HPV phổ biến. Vắc xin Gardasil 4 giúp phòng ngừa 4 chủng HPV gồm 6, 11, 16 và 18, được khuyến cáo sử dụng cho bé gái và nữ giới từ 9 - 26 tuổi. Còn vắc xin Gardasil 9 phòng ngừa 9 chủng HPV, bao gồm 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58, có thể tiêm cho cả nam và nữ từ 9 - 45 tuổi.
Dưới đây là lịch tiêm phòng HPV theo từng loại vắc xin:
Gardasil 4
Người tiêm cần hoàn tất đủ 3 liều trong vòng 6 tháng. Mũi thứ hai cần được tiêm sau mũi đầu tiên 2 tháng. Mũi thứ ba được tiêm cách mũi đầu tiên 4 tháng.
Gardasil 9
Lịch tiêm sẽ được cá nhân hóa dựa trên độ tuổi và chỉ định y tế:
- Lịch 2 mũi: Áp dụng cho trẻ từ 9 - 15 tuổi, khoảng cách giữa hai mũi là ít nhất 6 tháng.
- Lịch 3 mũi tiêu chuẩn: Dành cho nhóm từ 15 - 45 tuổi, mũi thứ hai cách mũi đầu tiên 2 tháng, mũi thứ ba tiêm sau mũi đầu 4 tháng.
- Lịch 3 mũi rút gọn: Được chỉ định cho người từ 15 tuổi trở lên. Mũi thứ hai tiêm sau mũi đầu 1 tháng, mũi thứ ba tiêm cách mũi thứ hai ít nhất 3 tháng.
/mun_coc_co_lay_khong_4_83a9fa41c7.jpg)
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc mụn cóc có lây không? Tóm lại, mụn cóc hoàn toàn có khả năng lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với các vật dụng chung, đặc biệt ở những vùng da bị tổn thương. Tuy không gây nguy hiểm đến sức khỏe nhưng mụn cóc có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu gặp phải các triệu chứng của mụn cóc, người bệnh nên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.
Virus HPV lây nhiễm một cách âm thầm, không có triệu chứng rõ ràng, khiến cho việc nhận diện và điều trị sớm trở nên khó khăn. Do đó, tiêm vắc xin phòng HPV là biện pháp hiệu quả nhất để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm do virus này gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đầy đủ các loại vắc xin HPV chính hãng, được nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới, đảm bảo chất lượng và hiệu quả cao trong việc phòng ngừa các bệnh lý liên quan đến HPV. Liên hệ hotline 1800 6928 để được tư vấn!