Theo quan niệm dân gian, mít là thực phẩm tối kỵ đối với mẹ bầu do gây nóng trong người, dẫn tới tình trạng sảy thai. Chính vì thế mà không ít các chị em không dám đưa loại quả này vào thực đơn dinh dưỡng thai kỳ. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp một số thông tin quan trọng làm sáng tỏ vấn đề này, giải đáp cho câu hỏi “Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?” một cách chi tiết, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?
3 tháng đầu thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho sự phát triển toàn diện của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu trong suốt hành trình mang thai. Do đó, mẹ bầu cần đặc biệt chú trọng tới chế độ dinh dưỡng. Vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?
Mít là loại trái cây rất phổ biến ở Việt Nam, được nhiều người yêu thích nhờ hương vị thơm ngon lại giàu chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như vitamin A, vitamin C, folate,... Tuy nhiên, từ lâu đã có nhiều ý kiến cho rằng ăn mít không tốt cho mẹ bầu. Loại quả này sẽ gây nóng trong vô cùng khó chịu, mẹ bầu sẽ thường xuyên cảm thấy chán ăn, mệt mỏi và hậu quả là thai nhi không được nhận đầy đủ chất dinh dưỡng, nguy hiểm hơn là làm tăng nguy cơ sảy thai.
Trên thực tế, không có bằng chứng khoa học nào chứng minh ý kiến này là đúng. Ngược lại, các chuyên gia còn khẳng định, phụ nữ mang thai có thể ăn mít ở bất cứ giai đoạn nào trong thai kỳ với mức độ hợp lý. Ăn mít đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng.
/me_bau_3_thang_dau_an_mit_duoc_khong_mit_co_loi_hay_co_hai_doi_voi_suc_khoe_me_bau_1_94e0232fba.png)
Lợi ích sức khỏe của mít đối với mẹ bầu
Mẹ bầu 3 tháng đầu có thể ăn mít cho thấy loại quả này rất có lợi cho sức khỏe. Cụ thể, ăn mít đúng cách sẽ giúp:
Tăng cường hệ miễn dịch
Mít là loại quả có chứa rất nhiều vitamin C. Vitamin C là chất có thể giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn. Vì thế, mẹ bầu hãy ăn mít để hỗ trợ hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Điều hòa nội tiết tố
Ăn mít sẽ giúp phụ nữ đang mang thai điều hòa nội tiết tố, giúp tâm trạng thoải mái hơn. Lý do là bởi loại trái cây này cung cấp nhiều sắt, kẽm cùng vitamin B giúp cơ thể mẹ bầu điều chỉnh, cân bằng và kiểm soát nội tiết tố được sản sinh do những thay đổi hormone khi mang thai một cách ổn định.
/me_bau_3_thang_dau_an_mit_duoc_khong_mit_co_loi_hay_co_hai_doi_voi_suc_khoe_me_bau_2_8226cec634.png)
Cải thiện hệ tiêu hóa
Trung bình trong 100g mít có chứa khoảng 2,5g chất xơ. Ăn mít với lượng vừa đủ sẽ làm tăng nhu động ruột, giảm tình trạng táo bón đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa mẹ bầu khỏe mạnh trong suốt cả thai kỳ.
Tốt cho thai nhi
Mít rất giàu khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển toàn diện của thai nhi. Vitamin A có trong mít sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển thị lực của trẻ ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Mặt khác, kẽm giúp hỗ trợ các chức năng của não bộ, giúp con thông minh, canxi giúp chắc khỏe xương,... và còn rất nhiều các chất quan trọng khác giúp hệ thần kinh khỏe mạnh, các tế bào phát triển ổn định.
/me_bau_3_thang_dau_an_mit_duoc_khong_mit_co_loi_hay_co_hai_doi_voi_suc_khoe_me_bau_3_31c64b08f6.png)
Lưu ý quan trọng khi ăn mít trong thai kỳ
Chắc hẳn, sau khi đã biết được câu trả lời cho câu hỏi “Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không?” thì sẽ có rất nhiều mẹ bầu cảm thấy an tâm và bổ sung thêm loại quả này vào chế độ ăn uống. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu hãy chú ý một số vấn đề sau đây:
- Các mẹ bầu bị tiểu đường, rối loạn máu hay dị ứng với mít thì tuyệt đối không nên ăn mít trong thai kỳ. Đối với phụ nữ mang thai sức khỏe bình thường, mít có thể sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, với những trường hợp mắc các vấn đề về sức khỏe, cần tuyệt đối thận trọng trước khi có ý định thêm mít vào chế độ dinh dưỡng.
- Mẹ bầu có cơ địa nóng, suy thận mãn tính, dễ nổi mụn, sức khỏe yếu, suy nhược cơ thể, có dấu hiệu gan nhiễm mỡ,... cũng không nên ăn mít.
- Đảm bảo lựa chọn mít ngon, không hóa chất. Khi mua, mẹ bầu nên lựa quả mít tròn đều và cầm nặng tay. Những quả mít chín tự nhiên gai sẽ không nhọn, vỏ hơi mềm, phần cuống dính chặt vào thân và có mùi thơm rất đặc trưng.
- Mủ mít là phần không thể ăn được, vì thế, hãy loại bỏ hết phần mủ trước khi ăn.
Ngoài ra, để kích thích vị giác, giúp bữa ăn trở nên ngon miệng hơn, mẹ bầu có thể thực hiện một số các món ăn ngon từ mít đơn giản, có thể tự làm tại nhà như sữa chua mít, rau câu mít, kem mít, sinh tố mít,...
/me_bau_3_thang_dau_an_mit_duoc_khong_mit_co_loi_hay_co_hai_doi_voi_suc_khoe_me_bau_4_4d98a8d456.png)
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn mít được không? Như vậy, mẹ bầu 3 tháng đầu hoàn toàn có thể ăn mít, mít sẽ mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe nếu ăn ở mức độ vừa phải, hợp lý. Bên cạnh việc chú trọng tới chế độ dinh dưỡng, các chị em cũng đừng quên thực hiện các biện pháp khác như luyện tập thể dục thường xuyên, tiêm vắc xin đầy đủ, khám thai định kỳ, giữ tinh thần vui vẻ,... để có một thai kỳ khỏe mạnh, thai nhi trong bụng phát triển toàn diện. Khi có nhu cầu tiêm chủng, hãy liên hệ với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được tư vấn và hỗ trợ bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, tận tâm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu luôn sẵn sàng đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt thai kỳ, cung cấp đầy đủ các loại vắc xin cần thiết theo khuyến cáo của Bộ Y tế như vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván,... đảm bảo an toàn và hiệu quả tuyệt đối, giúp mẹ bầu an tâm hơn trên hành trình chào đón thiên thần nhỏ!