Bạn hoàn toàn không thể tự ý tiêm vắc xin một cách tùy tiện mà cần đảm bảo theo đúng lịch, khoảng cách thích hợp giữa các mũi tiêm. Điều này không chỉ giúp cho vắc xin có thể phát huy công dụng bảo vệ sức khỏe mà còn hạn chế tình trạng xuất hiện phản ứng phụ nguy hiểm sau tiêm. Nếu còn chưa nắm rõ khoảng cách giữa các lần tiêm chủng là bao lâu, mời bạn đọc hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết.
Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng là bao lâu thì an toàn?
Vậy, khoảng cách giữa các lần tiêm chủng là bao lâu thì an toàn đối với sức khỏe, hạn chế rủi ro? Thời gian, khoảng cách giữa các lần tiêm chủng không đơn thuần chỉ là một con số ngẫu nhiên. Đây chính là kết quả của quá trình nghiên cứu lâu dài, kỹ lưỡng nhằm tối ưu hóa hiệu quả bảo vệ sức khỏe của vắc xin đối với cơ thể của con người. Theo đó, tùy từng loại vắc xin cụ thể mà khoảng cách giữa các mũi tiêm sẽ khác nhau. Tuy nhiên, việc tiêm chủng sẽ tuân thủ theo hai nguyên tắc.
- Đầu tiên, các loại vắc xin sống giảm độc lực như vắc xin sởi, quai bị, rubella, vắc xin phòng thủy đậu,... có thể thực hiện tiêm cùng thời điểm ở hai vị trí khác nhau trong một buổi tiêm chủng. Nếu như không tiêm đồng thời thì khoảng cách an toàn giữa các lần tiêm chủng tối thiểu là 4 tuần.
- Thứ hai, với các loại vắc xin bất hoạt như vắc xin viêm gan B, vắc xin phòng bệnh do não mô cầu,... có thể tiêm chủng cùng một thời điểm hoặc khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 2 tuần. Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng thực điều này, đảm bảo người tiêm chủng có đủ nồng độ kháng thể cần thiết để phòng ngừa các căn bệnh nguy hiểm. Nhìn chung, tiêm chủng chỉ có khoảng cách tối thiểu chứ không có khoảng cách tối đa. Nếu bỏ lỡ một mũi tiêm, bạn không cần phải tiêm lại từ đầu mà chỉ cần tiếp tục tiêm mũi còn thiếu, miễn là vẫn còn chỉ định tiêm và điều kiện sức khỏe, thể trạng cá nhân cho phép.
/khoang_cach_giua_cac_lan_tiem_chung_la_bao_lau_ban_da_biet_hay_chua_1_5dd02082d6.png)
Lịch tiêm cụ thể của một số loại vắc xin phổ biến
Vắc xin 6 trong 1
Vắc xin Hexaxim và Infanrix Hexa đều là những loại vắc xin phối hợp 6 trong 1 hiện đại, giúp phòng ngừa đồng thời sáu bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở trẻ nhỏ. Lịch tiêm của 2 loại vắc xin này giống nhau, có thể tiêm liều đầu tiên cho trẻ khi trẻ được 2 tháng tuổi. Liều thứ hai được tiêm khi trẻ 3 tháng tuổi, cách mũi đầu ít nhất 4 tuần. Liều thứ ba được tiêm lúc 4 tháng tuổi, tiếp tục cách liều thứ hai tối thiểu 4 tuần. Sau ba liều cơ bản này, trẻ sẽ tiếp tục được tiêm mũi nhắc lại vào khoảng thời gian từ 12 đến 18 tháng tuổi, nhằm củng cố và kéo dài hiệu quả bảo vệ của vắc xin.
Vắc xin sởi, quai bị, rubella
Nhóm vắc xin phòng sởi, quai bị, rubella có thể tiêm cho cả người lớn và trẻ em. Mỗi loại vắc xin sẽ có lịch tiêm cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, trẻ nhỏ nên được tiêm mũi đầu tiên khi trẻ đã đủ từ 12 đến 15 tháng tuổi, mũi thứ hai tiêm khi trẻ được 4 đến 6 tuổi. Khoảng cách an toàn giữa các mũi tiêm là 30 ngày. Với đối tượng là người lớn chưa được tiêm chủng, khoảng cách giữa 2 mũi tiêm là 30 ngày.
/khoang_cach_giua_cac_lan_tiem_chung_la_bao_lau_ban_da_biet_hay_chua_2_f40b652c50.png)
Vắc xin thủy đậu
Vắc xin Varilrix là vắc xin sống giảm độc lực được sử dụng để phòng ngừa bệnh thủy đậu cho cả trẻ em và người lớn. Đối với trẻ em từ 9 tháng tuổi đến 12 tuổi, vắc xin Varilrix được tiêm theo liệu trình 2 mũi. Mũi đầu tiên được tiêm vào thời điểm đăng ký tiêm chủng. Mũi thứ hai được tiêm sau mũi đầu tiên 3 tháng.
Với người từ 13 tuổi trở lên, bao gồm cả thanh thiếu niên và người lớn chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng, lịch tiêm vắc xin Varilrix cũng gồm 2 mũi. Mũi thứ hai được tiêm sau mũi đầu tiên 1 tháng. Lịch tiêm này giúp tạo miễn dịch nhanh chóng và hiệu quả, nhất là đối với những người có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, nhân viên y tế hoặc phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.
Vắc xin viêm gan A+B
Vắc xin giúp phòng ngừa đồng thời bệnh viêm gan A và viêm gan B Twinrix là vắc xin bất hoạt, thường được sử dụng cho người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên, trong đó liều 1ml thường dùng cho người lớn và trẻ từ 16 tuổi trở lên (Twinrix Adult). Mũi đầu tiên được tiêm vào thời điểm đăng ký tiêm chủng. Mũi thứ hai được thực hiện sau 1 tháng kể từ mũi đầu. Mũi thứ ba, cũng là mũi cuối trong liệu trình, được tiêm sau 6 tháng kể từ mũi đầu tiên.
/khoang_cach_giua_cac_lan_tiem_chung_la_bao_lau_ban_da_biet_hay_chua_3_9c5a7acaa3.png)
Phải làm sao khi bỏ lỡ lịch tiêm chủng?
Trên thực tế, đã có rất nhiều trường hợp bỏ lỡ lịch tiêm các mũi tiêm quan trọng. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng nếu rơi vào trường hợp này, hãy liên hệ ngay với nhân viên y tế, địa điểm, trung tâm tiêm chủng để được hướng dẫn một cách cụ thể. Việc tiêm bù có thể sẽ được chỉ định mà không cần bắt đầu lại toàn bộ lịch trình tiêm. Dẫu vậy, thời gian cũng như cách thức tiêm bù sẽ phụ thuộc vào loại vắc xin cụ thể và khoảng thời gian đã trôi qua kể từ lần tiêm cuối cùng. Một số trường hợp cũng sẽ cần thực hiện tiêm lại từ đầu hoặc thực hiện một số các xét nghiệm cần thiết để kiểm tra mức độ kháng thể trước khi quyết định phương án tiêm chủng tiếp theo.
Có thể thấy, việc lựa chọn một đơn vị tiêm chủng uy tín và có hệ thống quản lý khoa học sẽ giúp bạn an tâm hơn trong quá trình bảo vệ sức khỏe bản thân và cả gia đình. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang là một trong những địa chỉ đáng tin cậy nhất hiện nay bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn. Nhờ hệ thống nhắc lịch tự động, bạn sẽ không còn lo ngại vấn đề bỏ lỡ các mũi tiêm quan trọng.
Ngoài ra, tại trung tâm, các bác sĩ và nhân viên y tế sẽ tư vấn chi tiết, lập lịch tiêm phù hợp cho từng đối tượng, từ trẻ nhỏ, người lớn đến người có nhu cầu tiêm phòng đặc biệt. Trong trường hợp bạn đã bỏ lỡ lịch tiêm, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tiêm chủng hiện tại, từ đó đưa ra kế hoạch tiêm chủng tiếp theo hợp lý, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu cho sức khỏe. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ là người bạn đồng hành lâu dài, đáng tin cậy trong hành trình chăm sóc và bảo vệ sức khỏe toàn diện.
/khoang_cach_giua_cac_lan_tiem_chung_la_bao_lau_ban_da_biet_hay_chua_4_c4fe73b97f.png)
Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho câu hỏi “Khoảng cách giữa các lần tiêm chủng là bao lâu?”. Việc tuân thủ khoảng cách giữa các mũi tiêm không chỉ đảm bảo hiệu quả bảo vệ tối ưu của vắc xin mà còn góp phần phòng ngừa các rủi ro sức khỏe không mong muốn. Nếu bạn từng bỏ lỡ lịch tiêm hoặc chưa nắm rõ lịch trình cụ thể, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ ngay với cơ sở y tế uy tín để được tư vấn kịp thời. Lưu ý, tiêm chủng đúng lịch là cách đơn giản nhưng thiết thực nhất để bảo vệ sức khỏe cho chính bạn và những người thân yêu.