Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng quý giá nhất cho sự khởi đầu khỏe mạnh của bé, nhưng tình trạng mất sữa lại trở thành thử thách có thể tác động đến sự phát triển toàn diện của con yêu trong giai đoạn vàng này. Vậy làm thế nào để nhận biết sớm những dấu hiệu mẹ bầu không có sữa? Hãy cùng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về các thông tin xoay quanh chủ đề này, cũng như giải pháp giúp để tăng nguồn sữa khi nuôi con nhé.
Những dấu hiệu mẹ bầu không có sữa
Dưới đây là các dấu hiệu mẹ bầu không có sữa để các mẹ nhận biết và can thiệp sớm.
Ngực không có hoặc ít có sự thay đổi sau sinh
Nếu 3 ngày sau sinh kích thước ngực vẫn không có sự thay đổi, không căng tròn và không tiết sữa thì đây là dấu hiệu mẹ bầu không có sữa.

Bầu vú phát triển bất thường
Theo nhiều nghiên cứu ở Mỹ cho biết các dấu hiệu mẹ bầu không có sữa thường có sự phát triển bất thường ở bầu vú, cụ thể là các đặc điểm phổ biến sau:
- Khoảng cách hai vú xa nhau;
- Kích thước hai vú phát triển không đều;
- Bầu vú không có sự thay đổi nhiều trong giai đoạn mang thai.
Cảm giác đau tức đầu ngực
Nếu đầu ngực đột nhiên đau nhức dữ dội ngay cả khi bé không bú, khả năng cao mẹ đã bị tắc tia sữa do còn lượng sữa tồn đọng gây tắc nghẽn tuyến vú và có nguy cơ cao bị viêm nhiễm hoặc áp xe ngực vì không được xử lý kịp.

Trẻ bú nhanh, thời gian ngắn
Thời gian bú của mỗi bé trung bình sẽ kéo dài từ 10 - 20 phút nếu sữa tiết đều và bé tập trung bú. Ngược lại nếu bé bú quá nhanh chưa được 5 phút hoặc quá chậm có thể là sữa về ít, trẻ không bú đủ no và mẹ bỉm phải đối mặt với khả năng cao bị mất sữa.
Bé tăng ký chậm
Trẻ sơ sinh được nuôi dưỡng hoàn toàn từ nguồn dưỡng chất có trong sữa mẹ để có nền tảng phát triển vững chắc, nhưng nếu thấy bé chậm tăng cân hoặc phát triển chiều cao thì tỷ lệ cao là nguồn sữa mẹ quá ít không đủ bổ sung cho trẻ.
- Từ 0 – 3 tháng tuổi: Tăng trung bình 100 – 200g/tuần.
- Từ 3 – 6 tháng: Tăng trung bình 100 – 140g/tuần.
- Từ 6 – 12 tháng: Tăng trung bình 60 – 100g/tuần.
Bé tiểu ít, suy dinh dưỡng
Vì sữa mẹ với khoảng 90% là nước, nếu sữa mẹ đủ nhiều trẻ sơ sinh sẽ có số lần đi tiểu nhiều hơn 6 lần/ngày. Ngược lại mẹ có thể theo dõi lượng tã ướt mỗi ngày của bé để đánh giá chất lượng sữa, thông thường sẽ là:
- 1 – 2 ngày đầu sau sinh: 1 – 2 tã ướt/ngày.
- 3 – 5 ngày sau sinh: 3 – 5 tã ướt/ngày.
- Từ 6 ngày tuổi: 6 – 8 tã ướt/ngày hoặc nhiều hơn.
Bên cạnh đó dấu hiệu mẹ bầu không có sữa hoặc ít sữa cũng khiến trẻ có khả năng cao bị suy dinh dưỡng, thiếu nước da nhăn nheo và nước tiểu bị vàng.

Các nguyên nhân phổ biến dẫn đến việc mẹ bầu không có sữa
Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến gây ra các dấu hiệu mẹ bầu không có sữa, mẹ nên tìm hiểu trước để có biện pháp đảm bảo nguồn dinh dưỡng cho trẻ kịp thời.
Mẹ bị căng thẳng nhiều
Quá trình sản xuất sữa cho mẹ sẽ do hormone prolactin và oxytocin quyết định, nên khi mẹ bị căng thẳng kéo dài có thể làm ức chế hoạt động của các hormone này, dẫn đến giảm chất lượng sữa và mất sữa hoàn toàn.

Mẹ ít thời gian nghỉ ngơi
Thời gian chăm sóc bé sau sinh của mẹ bầu có thể khiến mẹ kiệt sức vì sự thiếu ngủ và mệt mỏi sẽ ảnh hưởng đến quá trình kích sữa. Do đó mẹ bầu nên tranh thủ ngủ khi em bé ngủ hoặc nhờ người thân hỗ trợ để có nhiều thời gian nạp lại năng lượng nhé.
Mẹ không được bổ sung đủ dinh dưỡng
Mẹ bầu có thể tham khảo các chế độ ăn phù hợp để đảm bảo cơ thể không bị thiếu hụt các nhóm chất thiết yếu, khiến ảnh hưởng đến chất lượng sữa.
Mẹ mắc bệnh lý tuyến vú
Các bệnh lý ở tuyến vú như áp xe vú và viêm vú do tắc ống dẫn sữa có thể làm gián đoạn việc sản xuất sữa mẹ.
Mẹ bị rối loạn nội tiết và thiếu máu
Những thay đổi về nội tiết tố trong giai đoạn thai kỳ và hậu sản có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất sữa mẹ, hơn nữa thiếu máu sau sinh có thể khiến cơ thể suy nhược, giảm lưu lượng máu đến các cơ quan và làm chậm quá trình tiết sữa.

Mẹ sinh non, sinh mổ
Đối với trường hợp mẹ bầu sinh non hoặc sinh mổ sẽ khiến cơ thể chưa kịp thích nghi và ảnh hưởng đến quá trình sản xuất sữa, riêng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm trong trường hợp mẹ sinh mổ có thể là nguyên nhân làm mẹ bầu ít sữa hoặc không có sữa.
Mẹ mắc bệnh lý về tuyến giáp
Tuyến giáp giữ vai trò chính đối với việc sản xuất các hormone điều chỉnh quá trình tạo sữa mẹ, do đó nếu mẹ bị viêm tuyến giáp, suy giáp hoặc cường giáp đều dẫn đến tình trạng lượng sữa tiết ra bị suy giảm.
Cách tăng tiết sữa cho mẹ bỉm tại nhà
Tình trạng ít sữa hoặc không có sữa ở mẹ bầu có thể được xử lý đúng cách khi mẹ tham khảo ngay các phương pháp kích sữa hiệu quả sau đây:
Uống đủ nước: Trung bình mỗi ngày mẹ bầu nên uống tối thiểu từ 8 - 10 ly nước để cơ thể luôn đủ nước và hỗ trợ quá trình sản xuất sữa một cách hiệu quả nhất.
Hạn chế căng thẳng: Bằng cách thư giãn với các bài tập yoga dành cho mẹ bầu hoặc bất kỳ điều gì khiến mẹ bầu cảm thấy thoải mái tinh thần nhé.
Đảm bảo chế độ ăn uống đủ dinh dưỡng: Đặc biệt mẹ bầu nên ưu tiên các thực phẩm như cá hồi, rau má, cà chua, cam, đậu nành, đậu xanh, trứng gà, móng giò,...
Tăng thời gian hút sữa: Hút sữa ít nhất 8 lần/ngày, kể cả ban đêm sẽ giúp tuyến vú kích thích sản xuất sữa và mẹ có thể cho bé bú đều 2 bên vú để sữa tiết ra nhiều hơn.
Mặt khác để đảm bảo sức khỏe an toàn cho cả hai mẹ con, mẹ bầu cần tìm hiểu trước về lịch tiêm phòng cho bà bầu trước và trong thai kỳ, để đảm bảo bản thân không bỏ lỡ mũi vắc xin nào. Nếu cần sự tư vấn về các gói và mũi tiêm, đừng ngần ngại hãy liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để nhận tư vấn và đặt lịch sớm nhất nhé.

Bài viết trên đây hy vọng đã cung cấp nhiều thông tin để bạn đọc nhận biết các dấu hiệu mẹ bầu không có sữa, từ đó có thể phát hiện và chủ động tìm phương pháp thay thế để đảm bảo sự phát triển toàn diện nhất cho con yêu.