icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì và kiêng gì?

Kim Toàn01/04/2025

Tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm phổ biến, đặc biệt thường gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi. Bệnh có những triệu chứng điển hình như sốt nhẹ, nổi ban và xuất hiện các vết loét ở vùng da trên bàn tay, bàn chân, bên trong miệng, mông và khu vực quanh hậu môn, gây cảm giác đau đớn và khó chịu. Những vết loét trong miệng khiến trẻ gặp khó khăn lớn trong việc ăn uống. Vì vậy, câu hỏi bé bị tay chân miệng nên ăn gì luôn là mối lo ngại của nhiều bậc phụ huynh.

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết bé bị tay chân miệng nên ăn gì để tốt cho sức khỏe, hãy tham khảo những loại thực phẩm được khuyến nghị trong bài viết sau từ Tiêm chủng Long Châu.

Bệnh tay chân miệng là gì?

Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, đặc trưng bởi triệu chứng sốt, đau họng và các tổn thương trên niêm mạc miệng cùng với da, thường biểu hiện dưới dạng nốt phỏng nước tập trung ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, bên trong miệng, và đôi khi ở đầu gối hay mông của trẻ.

Đa số các ca bệnh thường nhẹ và tự khỏi. Tuy nhiên, trong một số tình huống, bệnh có thể diễn biến phức tạp và chuyển nặng nhanh chóng, đôi khi chỉ trong vòng nửa ngày. Ở các trường hợp nghiêm trọng, trẻ có thể gặp tình trạng chuyển độ bệnh đột ngột, bỏ qua giai đoạn nhẹ và tiến thẳng vào mức độ nặng như độ 3, gây nguy cơ suy hô hấp và các biến chứng nguy hiểm. Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm cơ tim, phù phổi cấp hoặc dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Do đó, việc phòng bệnh và theo dõi sát sao là vô cùng quan trọng đối với phụ huynh.

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì?

Khi trẻ bị tay chân miệng, việc chú ý đến chế độ dinh dưỡng là rất quan trọng để hỗ trợ quá trình hồi phục và tăng cường sức đề kháng. Dưới đây là những điểm cần lưu ý trong việc chọn thực phẩm cho trẻ:

  • Thực phẩm mềm, dễ tiêu: Các món như cháo, súp, canh, bún, phở, hoặc nui đều rất phù hợp.
  • Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Nên bổ sung trái cây như cam, bưởi, đu đủ, cùng các loại rau xanh như rau bina, súp lơ xanh, và sữa chua.
  • Thực phẩm giàu đạm: Các loại thịt nạc, cá, trứng giúp cung cấp protein cần thiết cho sự phục hồi.
  • Nước: Cần khuyến khích trẻ uống nhiều nước để bù lại lượng nước và điện giải đã mất.

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì? Bổ sung trứng!

Trứng là nguồn cung cấp dồi dào protein, sắt, cùng với nhiều loại vitamin và khoáng chất có lợi cho sức khỏe của trẻ. Hơn nữa, các món ăn làm từ trứng thường có kết cấu mềm mại, giúp trẻ ăn uống dễ dàng mà không bị đau khi nhai và nuốt.

Bé có nên uống nước dừa?

Mất nước là một trong những biến chứng phổ biến của bệnh tay chân miệng. Để giảm thiểu nguy cơ này, bạn nên cho trẻ uống nước thường xuyên.

Ngoài nước lọc, bạn có thể cho trẻ uống nước dừa, vì đây là một loại thức uống thơm ngon, mát lạnh và dễ uống, giúp làm dịu các vết loét. Thêm vào đó, nước dừa còn cung cấp nhiều chất điện giải hữu ích trong việc ngăn ngừa tình trạng mất nước.

Bé bị tay chân miệng nên ăn gì?

Cháo loãng hoặc súp

Khi trẻ mắc bệnh tay chân miệng, mỗi ngày cần cung cấp một lượng tinh bột nhất định để đảm bảo sức khỏe giúp trẻ chống lại các triệu chứng của bệnh. Tuy nhiên, những món ăn như cơm hay cháo đặc có thể khiến trẻ khó ăn do gây đau đớn khi nhai và nuốt. Để hỗ trợ trẻ, bạn có thể cho trẻ ăn cháo loãng hoặc súp thay thế.

Đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây ngọt ngào, mềm mại và mát lạnh, khi ăn sẽ giúp làm dịu những cơn đau trong khoang miệng. Ngoài ra, đu đủ còn chứa nhiều vitamin, giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa và giảm căng thẳng. Nhờ vậy, trẻ sẽ có đủ sức để vượt qua các triệu chứng của bệnh một cách dễ dàng hơn.

Mật ong và sữa chua

Mật ong có vị ngọt và hương thơm, với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ, giúp thúc đẩy quá trình hồi phục các vết loét trong khoang miệng. Trong khi đó, sữa chua là một thực phẩm rất tốt cho trẻ bị tay chân miệng nhờ vào kết cấu mềm mại và mát lạnh, giúp làm dịu cơn đau do các vết loét gây ra. Hơn nữa, sữa chua cung cấp lợi khuẩn, protein, canxi, kali, axit folic cùng nhiều loại vitamin khác, không chỉ tăng cường sức đề kháng mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa của trẻ tốt hơn.

be-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi 2.png

Bé nên ăn trái cây gì? Dưa hấu

Vitamin C có tác dụng ngăn chặn sự lan rộng của các vết loét. Tuy nhiên, bạn không nên cho trẻ ăn những loại trái cây như cam, chanh, kiwi hay cà chua vì vị chua của chúng có thể khiến trẻ cảm thấy rất đau rát. Thay vào đó, dưa hấu là một lựa chọn tốt hơn nhiều, không chỉ bởi vì loại trái cây này có vị ngọt, mềm và mát mà còn chứa một lượng lớn vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch của trẻ và ngăn chặn tình trạng các vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.

Các loại đậu và chè sắn dây

Chân tay miệng ở trẻ nên ăn gì? Các loại đậu như đậu xanh, đậu đỏ và đậu nành chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cung cấp năng lượng và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.

Ngoài ra, sắn dây được coi là một vị thuốc quý trong Đông y, có tác dụng làm dịu mát cơ thể. Khi trẻ mắc tay chân miệng, một chén chè sắn dây kết hợp với các loại đậu không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn giúp giảm bớt cơn đau do các vết loét gây ra.

Bổ sung sữa cho bé bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng có triệu chứng điển hình là các vết loét xuất hiện ở lợi và lưỡi, khiến trẻ gặp khó khăn khi nhai và nuốt. Do đó, một ly sữa mát lạnh sẽ giúp làm dịu các vết loét và mang lại cảm giác dễ chịu cho trẻ. Hơn nữa, sữa còn chứa nhiều protein, giúp trẻ nhanh chóng hồi phục và cung cấp nước để bù đắp cho lượng nước đã mất trong cơ thể.

Nước trái cây và sinh tố

Bạn có thể cho trẻ uống nước trái cây như cam và bưởi để bổ sung vitamin C. Bên cạnh đó, trẻ cũng nên ăn nhiều loại trái cây có màu đỏ và vàng như dưa hấu, dưa lưới, thanh long ruột đỏ, hoặc uống nước ép để cung cấp vitamin A, giúp tăng cường hệ miễn dịch và hỗ trợ làm lành nhanh chóng các tổn thương.

be-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi 3.png

Bé có nên ăn kem?

Kem thường là món ăn vặt mà bạn hiếm khi cho trẻ thưởng thức vì lo ngại con sẽ bị sâu răng hoặc viêm họng. Tuy nhiên, trong trường hợp mắc tay chân miệng, các chuyên gia dinh dưỡng lại khuyên nên cho trẻ ăn kem. Nguyên nhân là do các vết loét trong miệng khi bệnh sẽ gây đau đớn cho trẻ, và cảm giác mát lạnh từ kem có thể giúp giảm đau tạm thời, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn rất nhiều.

Bé bị tay chân miệng nên kiêng ăn gì?

Bên cạnh bé bị tay chân miệng nên ăn gì thì vấn đề cần kiêng những gì cùng được các bậc Dưới đây là những loại thực phẩm nên hạn chế cho trẻ:

  • Thực phẩm cay nóng và nhiều dầu mỡ: Có thể gây khó tiêu và ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa của trẻ.
  • Thực phẩm chua và nhiều axit: Dễ kích thích các vết loét trong miệng, khiến trẻ cảm thấy đau rát và khó ăn.
  • Thực phẩm cứng và dai: Có nguy cơ làm trẻ bị trầy xước niêm mạc miệng, dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thực phẩm tanh: Có thể gây cảm giác buồn nôn và nôn mửa cho trẻ.
be-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi 4.png

Phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ

Hiện tại, vắc xin ngừa bệnh tay chân miệng chỉ được sản xuất ở Trung Quốc nhưng chưa được nhập khẩu vào Việt Nam. Tại Việt Nam, vắc xin của Đài Loan đang được thử nghiệm giai đoạn 3 tại hai tỉnh miền Tây là Đồng Tháp và Tiền Giang. Nếu kết quả thử nghiệm khả quan, vắc xin này có thể được phân phối trên thị trường Việt Nam trong tương lai.

Mặc dù chưa có vắc xin phòng bệnh tay chân miệng, bạn vẫn có thể chủ động ngăn ngừa bệnh bằng cách áp dụng các biện pháp phòng tránh sau:

Giữ vệ sinh cá nhân

Giữ gìn vệ sinh cá nhân sạch sẽ không chỉ giúp phòng ngừa bệnh tay chân miệng hiệu quả mà còn ngăn chặn nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác. Cả người lớn lẫn trẻ em cần thường xuyên rửa tay bằng xà phòng nhiều lần trong ngày, đặc biệt là trước khi chuẩn bị thức ăn, trước khi bế trẻ, và sau khi đi vệ sinh. Che miệng, mũi khi ho, hắt hơi.

Cần giữ vệ sinh ăn uống

Thức ăn cho trẻ và gia đình cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, nên được nấu chín kỹ và uống nước đã đun sôi. Các dụng cụ trong nhà bếp cần được vệ sinh sạch sẽ trước khi sử dụng. Không nên để trẻ ăn bằng tay, mút tay, ngậm đồ chơi, hay dùng chung khăn ăn và dụng cụ ăn uống chưa được khử trùng.

Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi và khu vực sinh hoạt

Các cơ sở mầm non, trường học và gia đình nên thường xuyên làm sạch các bề mặt mà trẻ tiếp xúc hằng ngày như bàn ghế, đồ chơi, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, sàn nhà, và dụng cụ học tập bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông dụng.

Vệ sinh và đảm bảo thoáng mát môi trường sống của trẻ.

Xử lý khăn giấy, tã lót đã dùng đúng cách.

Theo dõi và phát hiện sớm các dấu hiệu

Sức khỏe của trẻ cần được quan sát liên tục để kịp thời nhận biết và điều trị các trường hợp mắc bệnh tay chân miệng, ngăn ngừa lây lan sang những trẻ khác.

Khi bé có các dấu hiệu nặng của bệnh tay chân miệng, phụ huynh cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay lập tức. Các dấu hiệu cần lưu ý bao gồm: Sốt cao liên tục không giảm sau 48 giờ, giật mình, quấy khóc không dứt, run tay chân, nôn nhiều, thở nhanh, khó thở, co giật hoặc da tím tái. Phát hiện và can thiệp kịp thời có thể ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.

be-bi-tay-chan-mieng-nen-an-gi5.png

Cần cách ly và điều trị sớm cho trẻ

Các gia đình và trường mầm non có trẻ dưới 5 tuổi cần theo dõi tình trạng sức khỏe để phát hiện sớm và đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu cần thiết. Khi trẻ bị bệnh, nên cách ly ít nhất 10 ngày kể từ lúc khởi phát, và không cho trẻ có triệu chứng đến lớp chơi với các bạn khác hoặc các khu vực công cộng như hồ bơi,... Cần tiến hành vệ sinh khử trùng lớp học, nhà cửa, đồ chơi và các bề mặt tiếp xúc khi phát hiện trẻ mắc bệnh để tránh lây lan trong lớp học và gia đình.

Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc bé bị tay chân miệng nên ăn gì. Bệnh tay chân miệng là một căn bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan nhanh và có tỷ lệ tử vong cao. Hiện tại chưa có vắc xin để phòng ngừa, do đó, phụ huynh cần thường xuyên theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ cũng như các thành viên trong gia đình. Bạn cũng nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh và đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời khi xuất hiện các triệu chứng bệnh.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN