Bầu ăn thơm được không? Đây là thắc mắc khiến nhiều chị em phụ nữ, đặc biệt là những người đang trong thai kỳ, cảm thấy băn khoăn. Thấu hiểu nỗi lo lắng đó, trong bài viết hôm nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này. Mời bạn đọc theo dõi nội dung sau để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!
Có bầu ăn thơm được không?
Thực tế, mẹ bầu hoàn toàn có thể ăn thơm, nhưng cần lưu ý ăn với lượng vừa phải. Mức độ hợp lý được khuyến nghị là khoảng 1 - 2 quả mỗi tuần (tương đương 165 gram mỗi lần ăn).

Thơm, dứa hay khóm đều chỉ một loại cây nhiệt đới có tên khoa học Ananas comosus. Quả có nhiều mắt, phần thịt màu vàng với vị chua ngọt đặc trưng, thường dùng ăn tươi hoặc chế biến món ăn. Theo nghiên cứu, loại quả này giàu dưỡng chất như các acid hữu cơ, vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể.
Tuy nhiên, cũng có thông tin cho rằng ăn thơm có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể và kích thích tử cung co bóp, làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc gặp các vấn đề sức khỏe như tiêu chảy, dị ứng,...
Thực tế, trong thơm có chứa một enzym tên là bromelain - có thể gây ra xuất huyết bất thường. Chính yếu tố này khiến nhiều người cho rằng ăn thơm khiến nhiều người cho rằng ăn thơm có thể dẫn tới sảy thai. Các chuyên gia sản khoa cũng lưu ý mẹ bầu không nên bổ sung bromelain dưới dạng viên uống. Tuy nhiên, lượng bromelain tự nhiên trong quả thơm rất thấp, không đủ để ảnh hưởng tiêu cực đến thai kỳ, trừ khi mẹ bầu ăn rất nhiều (khoảng 7 - 10 quả một lúc), điều vốn dĩ hiếm khi xảy ra.
Mặt khác, thơm lại là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một cốc nước ép thơm có thể đáp ứng lượng vitamin C cần thiết trong ngày cho bà bầu. Ngoài ra, thơm còn bổ sung folate, sắt, magie, mangan, đồng và vitamin B6 - những dưỡng chất quan trọng cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Như vậy, với thắc mắc "bầu ăn thơm được không?", câu trả lời là "Có", miễn là mẹ bầu chỉ sử dụng với lượng vừa phải để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Lợi ích của thơm đối với bà bầu
Như đã đề cập, thơm là loại trái cây giàu dưỡng chất, mang đến nhiều lợi ích sức khỏe tuyệt vời cho mẹ bầu. Cụ thể như sau:
- Với hàm lượng vitamin C dồi dào, thơm giúp tăng cường hệ miễn dịch cho mẹ bầu, từ đó giảm nguy cơ mắc các bệnh thường gặp như cảm cúm, cảm lạnh hay viêm họng,…
- Không chỉ bổ sung chất xơ và vitamin, thơm còn hỗ trợ cải thiện chức năng tiêu hóa, giúp mẹ bầu giảm bớt tình trạng táo bón trong suốt thai kỳ.
- Cao huyết áp là vấn đề nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. May mắn thay, một số thành phần dinh dưỡng trong thơm có khả năng giúp duy trì huyết áp ở mức ổn định, từ đó góp phần phòng ngừa biến chứng huyết áp cao.
- Bên cạnh canxi, mangan cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và các mô liên kết chắc khỏe. Thơm là nguồn cung cấp mangan phong phú, với một quả thơm nặng khoảng 500 gram có thể đáp ứng hơn 50% nhu cầu mangan hàng ngày cho mẹ bầu.
- Việc bổ sung thơm vào chế độ ăn còn giúp làm giảm đáng kể các triệu chứng ốm nghén khó chịu trong thai kỳ.

Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều thơm
Dù thơm mang lại nhiều lợi ích, việc ăn quá nhiều có thể dẫn đến những tác động không mong muốn đối với sức khỏe mẹ bầu:
- Rối loạn tiêu hóa: Trong thơm có chứa một lượng acid nhất định, vì vậy, nếu mẹ bầu tiêu thụ quá nhiều thơm, hệ tiêu hóa có thể bị ảnh hưởng, đồng thời các triệu chứng ốm nghén cũng có nguy cơ trở nên nặng nề hơn. Đặc biệt, đối với những mẹ bầu có tiền sử mắc bệnh lý về đường tiêu hóa, việc ăn nhiều thơm có thể làm gia tăng hiện tượng trào ngược, ợ hơi và cảm giác nóng rát khó chịu.
- Dị ứng: Một số mẹ bầu có thể mẫn cảm với các thành phần trong thơm, dẫn đến triệu chứng như ngứa miệng, sưng đau, kích ứng da, chảy nước mũi hoặc thậm chí khó thở tương tự hen suyễn. Khi gặp các dấu hiệu này, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ ngay.
- Nguy cơ chuyển dạ sớm: Nếu ăn quá nhiều thơm, lượng bromelain hấp thu quá mức có thể làm ảnh hưởng đến tử cung, làm mềm cổ tử cung và kích thích cơn co bóp, từ đó làm tăng nguy cơ sinh non hoặc sảy thai.

Cách ăn thơm an toàn cho mẹ bầu
Để phát huy lợi ích và hạn chế rủi ro, mẹ bầu nên tuân thủ một số nguyên tắc khi ăn thơm:
- Ăn lượng vừa phải: Mỗi tuần nên ăn khoảng 1 - 2 quả thơm chín, tránh ăn quá nhiều để không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và thai nhi.
- Chỉ ăn thơm chín: Thơm xanh có thể chứa nhiều chất độc hại gây nguy hiểm. Vì vậy, chỉ nên chọn ăn những quả thơm chín vàng, thơm ngọt tự nhiên.
- Không ăn khi đói: Ăn thơm khi bụng rỗng có thể gây cảm giác khó chịu, đầy bụng và làm trầm trọng hơn các triệu chứng ốm nghén.
- Hạn chế ăn trong 3 tháng đầu: Để đảm bảo an toàn cao nhất, mẹ bầu nên hạn chế ăn thơm trong tam cá nguyệt đầu tiên. Tuy nhiên, có thể ăn một miếng nhỏ để giảm bớt buồn nôn nếu cần thiết.
- Loại bỏ lõi thơm: Khi ăn, mẹ bầu nên cắt bỏ phần lõi giữa quả thơm, vì đây là nơi chứa nhiều bromelain nhất.

Ngoài ra, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống đa dạng, cân bằng, bổ sung nhiều loại trái cây và thực phẩm dinh dưỡng khác để thai nhi phát triển toàn diện.
Hy vọng với bài viết trên, bạn đọc đã tìm được lời giải đáp cho câu hỏi bầu ăn thơm được không. Câu trả lời là mẹ bầu có thể ăn thơm, tuy nhiên cần lưu ý ăn với lượng hợp lý để tận dụng các lợi ích sức khỏe mà loại trái cây này mang lại, đồng thời tránh những rủi ro không đáng có. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu chúc mẹ bầu luôn khỏe mạnh, thai kỳ an toàn và nhiều niềm vui. Đừng quên theo dõi website của Trung tâm tiêm chủng Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin sức khỏe hữu ích khác nhé!
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ tiêm chủng uy tín, an toàn và chất lượng, Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu chính là lựa chọn lý tưởng dành cho bạn. Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, cơ sở vật chất hiện đại và nguồn vắc xin chính hãng, chúng tôi cam kết đồng hành cùng bạn và gia đình trong hành trình bảo vệ sức khỏe. Hãy đến với Trung Tâm Tiêm Chủng Long Châu để được tư vấn và trải nghiệm dịch vụ tốt nhất!