icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Bầu ăn ốc được không? Những loại ốc mẹ bầu không nên ăn

Kim Ngân11/06/2025

"Bầu ăn ốc được không?" luôn là một mối quan tâm lớn của nhiều chị em phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ. Ốc là một món ăn quen thuộc, được nhiều người ưa thích bởi hương vị thơm ngon và đa dạng cách chế biến. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn tồn tại những ý kiến lo ngại rằng việc tiêu thụ ốc trong thời gian mang thai có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của cả mẹ bầu và em bé.

Chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn mang thai vẫn luôn là chủ đề nhận được rất nhiều sự quan tâm, phần lớn vì lý do sức khỏe em bé nên các chị em phải tạm thời “từ bỏ” món ăn mình yêu thích, một trong số đó là món ốc. Vậy thực tế mẹ bầu ăn ốc được không? Bài viết dưới đây của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ có những chia sẻ cụ thể tới bạn đọc câu trả lời cũng như thông tin về các loại ốc bà bầu không nên ăn, mọi người cùng theo dõi nhé.

Thắc mắc mẹ bầu ăn ốc được không? 

Bầu 3 tháng đầu nên hạn chế ăn ốc vì dễ gây khó tiêu và tăng ốm nghén, nhất là khi ốc không được chế biến kỹ. Sau 3 tháng đầu, mẹ bầu có thể ăn ốc nhưng cần chọn ốc sạch và nấu chín kỹ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Bầu ăn ốc được không? 5 loại ốc mẹ bầu không nên ăn 1
Câu hỏi về việc mẹ bầu có nên ăn ốc hay không là một vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các chị em trong suốt thai kỳ

Những loại ốc mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng sức khỏe

Bà bầu nên tránh một số loại ốc như ốc bươu vàng, ốc hương Nhật Bản, ốc mặt trăng, ốc cối, ốc bùn răng và ốc bùn bóng vì chúng có thể chứa độc tố, ký sinh trùng hoặc vi khuẩn gây hại cho thai nhi.

Bầu ăn ốc được không? 5 loại ốc mẹ bầu không nên ăn 4
Các loại ốc mẹ bầu không nên ăn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé

Ốc mặt trăng

Ốc mặt trăng có nhiều ở vùng biển Quảng Trị hoặc Nha Trang, chúng chứa chất gây ngộ độc có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Đặc điểm nhận biết: Ốc mặt trăng có lớp mày hình tròn và dày dặn, màu sắc lấp lánh với các vân trắng vàng, tạo nên một vẻ ngoài đặc biệt giống như một con mắt đang lấp lánh.

Bầu ăn ốc được không? 5 loại ốc mẹ bầu không nên ăn 5
Ốc mặt trăng ẩn chứa những chất độc gây ngộ độc vô cùng nguy hiểm

Ốc cối

Nọc độc của ốc cối có thể gây ra các triệu chứng ngộ độc nghiêm trọng như đau nhức dữ dội, sưng tấy, tê liệt, khó thở và tử vong nhanh chóng. Do đó độc tố này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, trở thành nguyên nhân gây ra các dị tật bẩm sinh, suy thai, sảy thai,...

Ốc bùn răng và ốc bùn bóng

Đối với phụ nữ mang thai, nguy cơ nhiễm độc từ độc tố tetrodotoxins của ốc bùn răng và ốc bùn bóng còn cao hơn gấp nhiều lần người bình thường. Nguy hiểm hơn độc tố này có thể gây ra những tác động vô cùng nguy hiểm đến sự phát triển của thai nhi như thai chết lưu, dị tật bẩm sinh,...

Ốc bươu vàng

Do môi trường sống là nơi trú ngụ của nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm và đặc tính sinh học nên việc ăn ốc bươu vàng sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi nếu không được chế biến kỹ lưỡng.

Bầu ăn ốc được không? 5 loại ốc mẹ bầu không nên ăn 6
Ốc bươu vàng là nơi trú ngụ lý tưởng của nhiều loại ký sinh trùng gây bệnh nguy hiểm

Ốc hương Nhật Bản (khác với ốc hương Việt Nam)

Có nguồn thông tin cho rằng ốc hương Nhật Bản thường không chứa độc tố tự nhiên và thậm chí còn được người dân chế biến thành món sashimi, với vỏ màu trắng và các hàng phiến vân màu tím, nâu hoặc nâu đậm hình chữ nhật hoặc hình thoi.

Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên tránh ăn các loại ốc mà không chắc về độ an toàn, tham khảo ý kiến từ các chuyên gia dinh dưỡng nếu cần để có sự chắc chắn về sức khỏe.

Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên, bạn đọc sẽ có câu trả lời về việc mẹ bầu ăn ốc được không? Cũng như danh sách các loại ốc mẹ bầu không nên ăn, từ đó giúp các mẹ bầu có những quyết định an toàn và thông thái khi lựa chọn thực phẩm trong thai kỳ. Ngoài ra để theo dõi các mũi tiêm cho bà bầu và lịch tiêm chi tiết trong suốt thai kỳ, mẹ bầu đừng ngần ngại hãy liên hệ với đội ngũ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để đặt lịch ngay hôm nay và tư vấn sớm nhất. 

Thời điểm vàng mẹ bầu nên bổ sung ốc vào thực đơn

Các mốc thời gian an toàn trong thời gian mang thai dưới đây có thể giúp mẹ bầu thoải mái thưởng thức ốc mà không ảnh hưởng đến sức khỏe, bao gồm:

Trước khi có thai 3 tháng

3 tháng trước khi bắt đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể thoải mái thưởng thức ốc theo tần suất phù hợp để bổ sung các dưỡng chất cần thiết từ ốc như protein, canxi, selen, magie, phốt pho và carbohydrate và chuẩn bị sẵn sàng cho thai kỳ.

Tuy nhiên do vị tanh của ốc có thể khiến nhiều chị em buồn nôn và làm tình trạng ốm nghén trở nên nặng hơn, nên hạn chế tiêu thụ ốc trong giai đoạn này.

Bầu ăn ốc được không? 5 loại ốc mẹ bầu không nên ăn 2

Ba tháng trước khi bắt đầu thai kỳ là thời điểm mẹ bầu thoải mái thưởng thức các món ốc yêu thích với tần suất phù hợp

Sau khi mang thai 3 tháng

Từ tháng 4 trở đi các triệu chứng ốm nghén chóng mặt buồn nôn sẽ giảm dần và tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiêu thụ ốc, mẹ bầu có thể tiêu thụ ốc với lượng phù hợp nhưng cần tránh một số loại ốc đặc biệt không tốt cho sức khỏe mẹ và bé.

Lợi ích dinh dưỡng khi mẹ bầu ăn ốc trong thai kỳ

Nguồn dinh dưỡng quý báu cho mẹ bầu từ ốc thực tế lại mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe hơn mọi người vẫn nghĩ, dưới đây là một số ưu điểm nổi bật khi tiêu thụ ốc trong thai kỳ, bao gồm:

Bổ sung hàm lượng canxi cao

Hàm lượng canxi trong ốc cao hơn so với thịt bò, vì vậy mẹ bầu ăn ốc trong thai kỳ hỗ trợ bổ sung canxi để xương chắc khỏe, phòng ngừa loãng xương cho mẹ bầu và hình thành khung xương cho thai nhi.

Bổ sung protein dồi dào

Nguồn protein là nguồn dưỡng chất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của thai nhi về việc xây dựng tế bào và mô, phát triển não bộ và hệ thần kinh, hình thành các enzyme và hormone tham gia vào quá trình trao đổi chất và điều hòa chức năng cơ thể của cả mẹ và bé.

Bổ sung photpho

Ốc còn là một nguồn cung cấp photpho đáng kể, mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sức khỏe mẹ bầu: Duy trì hệ xương răng chắc khỏe cho cả mẹ bầu và sự phát triển hệ xương của thai nhi, dẫn truyền xung thần kinh và duy trì nhịp tim ổn định, hỗ trợ quá trình co giãn của cơ bắp, giảm nguy cơ chuột rút,...

Xem thêm:

Bầu ăn mì cay được không? Cách ăn mì cay được khuyến khích cho mẹ bầu

Bầu ăn được rau ngót không? Thành phần dinh dưỡng và những điều nên biết

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN