Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong suốt thai kỳ sẽ là tiền đề giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, bằng cách bổ sung nhiều thực phẩm đa dạng khác nhau để có sự cân bằng dinh dưỡng mà cơ thể cần. Nhưng thực tế mẹ bầu có nhiều món ăn vặt yêu thích trước khi bắt đầu hành trình mang thai, điển hình là món ăn mì cay nhưng mẹ cần phải lưu ý vấn đề ăn uống để đảm bảo sức khỏe cho thai nhi, vậy mang bầu ăn mì cay được không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp câu trả lời cho bạn.
Thắc mắc mẹ bầu ăn mì cay được không?
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu vẫn luôn là chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm từ các chị em mang thai, nổi bật là thắc mắc mẹ bầu ăn mì cay được không? Câu trả lời là có, đối với mẹ bầu thường xuyên ăn cay thì việc ăn mì cay gần như không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ và bé. Hay khi mẹ bầu thèm mì cay đột xuất thì việc sử dụng một chút gia vị cay nóng cũng không cây nguy hại đến sức khỏe mẹ bầu.
Tuy nhiên theo các chuyên gia khẳng định mẹ bầu có thể ăn mì cay nhưng cần điều chỉnh tần suất ăn món này và không nên ăn thường xuyên, vì không chỉ gia vị cay nóng mà mì cay còn chứa nhiều thành phần khác không tốt cho mẹ bầu như: Tinh bột, chất đạm, chất béo, chất tạo ngọt, chất bảo quản,… và không thể thiếu hợp chất capsaicin - thành phần chính tạo nên vị cay đặc trưng của mì cay.
Đặc điểm của hợp chất capsaicin
- Có khả năng cải thiện tiêu hóa, phòng ngừa tiêu chảy và giảm mỡ.
- Đặc tính tan trong mỡ và cồn nhưng không tan trong nước.
- Tính cay nóng của capsaicin trong mì cay có thể gây dị ứng đối với người có cơ địa dễ bị mẫn cảm và không ăn được cay.
Do đó câu trả lời cho thắc mắc "Bầu ăn mì cay được không?" là "Có nhưng cần hạn chế", các mẹ cần cân nhắc kỹ lưỡng các thành phần phụ gia, đặc biệt nếu đang gặp phải các vấn đề sức khỏe như tăng huyết áp, mỡ máu cao, cơ địa dễ bị kích ứng hoặc dị ứng, để đảm bảo an toàn các mẹ bầu nên tham khảo ý kiến tư vấn từ bác sĩ trước khi quyết định ăn nhé.

Lợi ích của mì cay đối với mẹ bầu khiến bạn bất ngờ
Không thể phủ nhận một vài lợi ích nhất định cho sức khỏe khi mẹ bầu việc thưởng thức mì cay trong thời gian, cụ thể:

Nồng độ LDL cholesterol và HDL cholesterol tăng cao
Điều này có thể giúp mẹ bầu bảo vệ sức khỏe tim mạch bằng cách tăng nồng độ HDL trong máu, song song với việc đào thải LDL ra khỏi cơ thể.
Hỗ trợ đốt cháy mỡ thừa, chất béo
Rất có lợi cho sức khỏe cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ, nhờ hợp chất capsaicin giúp kích thích quá trình trao đổi chất, tăng khả năng hấp thu các dưỡng chất cho cơ thể mẹ bầu.

Hỗ trợ cải thiện tiêu hóa
Hợp chất capsaicin có trong mì cay cải thiện hệ tiêu hóa bằng cách tăng tiết dịch tiêu hóa, có khả năng chống lại các vi khuẩn có hại cho đường ruột như: Vi khuẩn E coli,... đồng thời ngăn ngừa tiêu chảy hiệu quả.
Thực phẩm cay có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Mẹ bầu ăn cay có thể ăn cay và điều này không làm tổn thương thai nhi, mặt khác theo khuyến cáo từ một nghiên cứu cho biết một số thực phẩm ăn trong thai kỳ có thể làm thay đổi nước ối, nhưng vẫn chưa có kết luận chính thức từ lượng thức ăn cay.
Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong giai đoạn thai kỳ ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến vị giác của em bé sau khi chào đời, thậm chí bé có thể yêu thích cả hương vị đó nên việc mẹ bầu ăn cay không phải là điều xấu với chế độ ăn cay hợp lý cho bà bầu từ tần suất 1 - 2 lần mỗi tuần, không nên lạm dụng nhiều.

Lưu ý một số cách ăn mì cay an toàn phù hợp cho mẹ bầu
Có lẽ sau những thông tin đã được giải đáp ở trên, nhiều mẹ bầu yêu thích món mì cay sẽ tự hỏi làm thế nào để thưởng thức món ăn này một cách an toàn, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Dưới đây là một số gợi ý mẹ bầu có thể tham khảo nha.
Trong tam cá nguyệt
- Tam cá nguyệt đầu tiên: Hương vị cay sẽ không làm ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại khiến tình trạng ốm nghén thêm nặng nề, đặc biệt là các mẹ bầu có dấu hiệu buồn nôn nghiêm trọng.
- Tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba: Do tử cung đã lớn nên việc ăn nhiều đồ cay sẽ gây ra ợ chua, làm axit dạ dày lên thực quản nhiều hơn nên dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa như chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu,... và làm tăng nguy cơ gặp trào ngược dạ dày thực quản (GERD).

Trong cách chế biến và tần suất
- Khi mua mì mẹ bầu cần xem kỹ thành phần, hạn sử dụng tên bao bì và nên ưu tiên mì có mức độ cay thấp và thuộc thương hiệu uy tín có tiếng trên thị trường để đảm bảo an toàn thực phẩm.
- Chỉ nên bỏ vào một lượng gia vị vừa đủ, không nên bỏ vào hết vì có thể làm giảm hiệu quả hấp thu các dưỡng chất khác.
- Tần suất ăn mì cay vừa phải, không nên ăn thường xuyên trong thời gian dài, tốt nhất là từ 1 - 2 gói/tháng.
- Bên cạnh mì gói, mẹ bầu nên bổ sung đồng thời các khoáng chất, vitamin và chất xơ từ rau để hỗ trợ phòng ngừa táo bón.
- Có thể ăn mì cay kèm trứng, tôm hoặc thịt,… để ăn ngon miệng hơn và kết hợp bổ sung thêm một số dưỡng chất cần thiết khác cho cơ thể.
- Đảm bảo uống đủ nước mỗi ngày.
Bên cạnh chế độ dinh dưỡng, nếu bạn đọc còn bất kỳ băn khoăn nào về các mũi tiêm cho bà bầu hoặc các mũi vắc xin đơn lẻ phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm, đừng ngần ngại liên hệ ngay với đội ngũ chuyên nghiệp của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để được giải đáp một cách nhanh chóng và tận tình nhất nhé.

Hy vọng bài viết trên đã cho bạn câu trả lời rõ hơn về câu hỏi mang bầu ăn mì cay được không, bên cạnh những thông tin về lợi ích của mì cay đối với mẹ bầu cũng như cách ăn mì cay phù hợp cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi để mọi người tham khảo. Chúc tất cả chị em đang mang thai đều có một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh và mẹ tròn con vuông nhé.