Vết thương hở thường có nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm trùng cao vì vậy bên cạnh việc chăm sóc vết thương chúng ta cũng cần quan tâm ăn gì cho vết thương mau lành. Chế độ dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình lành thương. Vậy ăn gì cho vết thương mau lành?
Quá trình lành thương diễn ra như thế nào?
Quá trình lành thương là quá trình sinh học bình thường của cơ thể. Đây là chuỗi phản ứng sinh học phức tạp nhằm khôi phục tính toàn vẹn của mô sau tổn thương. Quá trình này diễn ra theo bốn giai đoạn chính bao gồm: Cầm máu, viêm, tăng sinh và tái cấu trúc. Cụ thể như sau:
- Giai đoạn cầm máu: Đây là giai đoạn xảy ra ngay sau tổn thương, khi tiểu cầu kết tập tại vị trí vết thương, giải phóng các yếu tố đông máu và hình thành cục máu đông để ngăn chảy máu và tạo ra hàng rào chắn bảo vệ mô trước sự tấn công của vi khuẩn từ bên ngoài.
- Giai đoạn viêm: Viêm là phản ứng tự vệ của hệ miễn dịch khi cơ thể bị tổn thương. Bắt đầu với sự xâm nhập của bạch cầu trung tính và đại thực bào, giúp loại bỏ mầm bệnh, mô hoại tử nhằm làm sạch vết thương, chuẩn bị cho giai đoạn tăng sinh tiếp theo.
- Giai đoạn tăng sinh: Đây là giai đoạn tái cấu trúc, diễn ra trong vài ngày đến vài tuần sau chấn thương hoặc có thể lâu hơn tùy thuộc vào chế độ dinh dưỡng của người bệnh. Nguyên bào sợi đóng vai trò chính trong giai đoạn này, chúng tăng sinh mạnh mẽ đồng thời tổng hợp collagen và tạo mô hạt để làm đầy vết thương. Trong khi các tế bào nội mô hình thành mạch máu mới để cung cấp oxy và dưỡng chất cho mô đang phục hồi. Song song đó, nguyên bào sợi bắt đầu biệt hóa thành nguyên bào cơ, góp phần co rút vết thương.
- Giai đoạn tái cấu trúc: Giai đoạn này có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm sau tổn thương. Vùng da và vùng mô tổn thương được tiếp tục hoàn thiện, các mạch máu được phục hồi và hình thành lớp biểu mô mới trên da.
/an_gi_cho_vet_thuong_mau_lanh_va_nhung_dieu_ban_can_biet_1_995c286ea5.png)
Quá trình lành thương có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như nhiễm trùng, bệnh lý nền hoặc tình trạng thiếu oxy. Do đó, việc kiểm soát các yếu tố có nguy cơ ảnh hưởng đến vết thương và cách chăm sóc vết thương đúng là điều rất quan trọng để tối ưu hóa quá trình lành thương.
Ăn gì cho vết thương mau lành?
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình lành thương chính vì vậy ăn gì cho vết thương mau lành là câu hỏi mà nhiều người thắc mắc. Một số nhóm dưỡng chất bạn cần bổ sung để hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh hơn gồm:
Chất đạm
Đạm là thành phần quan trọng cho việc duy trì, sửa chữa, tổng hợp collagen và tái tạo mô mới. Chế độ ăn uống thiếu đạm sẽ gây ra hiện tượng giảm collagen và làm chậm quá trình lành thương. Các loại thực phẩm giàu đạm như thịt đỏ, trứng, cá, sữa, các sản phẩm từ sữa và đậu nành, các loại hạt, ngũ cốc,...
/an_gi_cho_vet_thuong_mau_lanh_va_nhung_dieu_ban_can_biet_2_ca8be58205.png)
Vitamin C
Vitamin C là thành phần giúp thúc đẩy tổng hợp collagen, tăng cường miễn dịch và chống oxy hóa. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc thiếu hụt vitamin C sẽ làm giảm khả năng lành thương cũng như tăng nguy cơ nhiễm trùng vết thương. Vì vậy một trong những đáp án ăn gì cho vết thương mau lành đó chính là các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, bưởi, cà chua,...
Uống nhiều nước
Đây là điều đơn giản nhưng nhiều người không chú trọng vào việc bổ sung nước cho cơ thể. Nước là yếu tố quan trọng trong chế độ dinh dưỡng hỗ trợ quá trình lành thương bởi bổ sung đủ nước thì cơ thể mới đủ nước để làm ẩm, hỗ trợ quá trình lành thương. Thiếu nước sẽ khiến vùng da tổn thương kém đàn hồi, mỏng manh và dễ gặp tổn thương về sau.
Kẽm
Kẽm là nguyên tố vi lượng đóng vai trò chữa lành vết thương. Bên cạnh đó, kẽm còn tham gia tổng hợp protein và collagen, việc thiếu kẽm sẽ khiến vết thương chậm lành và giảm độ bền của vết thương. Các loại thực phẩm chứa kẽm gồm thịt đỏ, động vật có vỏ, cá, thịt gia cầm, trứng và các sản phẩm từ sữa.
/an_gi_cho_vet_thuong_mau_lanh_va_nhung_dieu_ban_can_biet_3_ed352cc793.png)
Những loại thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở
Ngoài việc tìm hiểu ăn gì cho vết thương mau lành bạn cũng cần biết những loại thực phẩm cần kiêng khi có vết thương hở để hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra tốt hơn. Một số thực phẩm có thể làm chậm quá trình phục hồi, tăng nguy cơ viêm nhiễm hoặc để lại sẹo xấu như:
- Thực phẩm chứa nhiều đường: Đường tinh luyện có thể gây viêm, làm suy giảm miễn dịch và làm chậm quá trình tái tạo mô. Vì vậy bạn cần kiêng sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt, thực phẩm chế biến sẵn,...
- Thực phẩm chiên, rán hoặc chứa nhiều dầu mỡ: Mặc dù được khuyến khích bổ sung chất béo để hỗ trợ quá trình lành thương nhưng bạn nên tránh sử dụng các loại chất béo bão hòa chứa trong thực phẩm chiên, rán, thức ăn nhanh,...
- Uống rượu, bia hoặc các chất kích thích khác: Việc sử dụng rượu, bia, thuốc lá hoặc các chất kích thích khác có thể làm suy giảm hệ miễn dịch, gây mất nước và làm vết thương lâu lành hơn.
Bên cạnh mối quan tâm về vấn đề chăm sóc vết thương hở, bạn cũng cần phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm khi có vết thương hở bằng cách tiêm phòng vắc xin uốn ván và vắc xin dại.
/an_gi_cho_vet_thuong_mau_lanh_va_nhung_dieu_ban_can_biet_4_e5af36b661.jpg)
Với những thông tin trong bài viết hy vọng bạn đã giải đáp được câu hỏi ăn gì cho vết thương mau lành. Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình lành thương vì vậy hãy bổ sung đầy đủ dưỡng chất để cơ thể phục hồi tốt nhất nhé.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván, giúp bảo vệ sức khỏe cá nhân và cộng đồng. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp đa dạng vắc xin, đáp ứng quy trình tiêm chủng an toàn, dịch vụ chuyên nghiệp và đội ngũ y bác sĩ tận tâm. Hãy liên hệ hotline miễn phí 18006928 để đặt lịch hẹn ngay hôm nay!