Tiêm phòng có sẹo ở tay chiếm phần lớn ở trẻ nhỏ tại Việt Nam sau khi thực hiện tiêm vắc xin lao BCG trong những năm đầu đời và tình trạng này thường không quá nguy hiểm. Nếu còn chưa rõ về tình trạng này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây.
Tiêm phòng có sẹo ở tay là mũi tiêm gì?
Như đã đề cập qua ở phần trên, tiêm phòng có sẹo ở tay là mũi tiêm vắc xin BCG, mũi vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh trong vòng 30 ngày sau sinh. Ở Việt Nam và các quốc gia có bệnh lao lưu hành, tất cả các trẻ đều sẽ được tiêm một mũi vắc xin phòng lao ngay khi vừa mới chào đời hoặc muộn nhất là 30 ngày tuổi. Các mũi tiêm vắc xin đều có khả năng để lại sẹo ở tay, tùy thuộc vào phản ứng miễn dịch, cơ địa cũng như kỹ thuật tiêm. Tuy nhiên, khoảng 90% trẻ em tại Việt Nam có vết sẹo tiêm do phòng lao ở tay trái.
Về vắc xin BCG, đây là loại vắc xin sống giảm độc lực, có thể tiêm cho cả trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Ngay từ khi được giới thiệu vào năm 1921, vắc xin này đã cứu sống khoảng 1,5 triệu người mỗi năm. Cho tới hiện tại, đây là loại vắc xin phòng lao duy nhất được cấp phép sử dụng, giúp ngăn chặn 70% khả năng phát triển các thể lao diễn tiến nặng như viêm màng não, lao khớp, lao kê, lao xương,...
Bộ Y tế Việt Nam khuyến cáo, nên tiêm phòng vắc xin BCG cho trẻ trong vòng 1 tháng sau sinh. Trẻ sơ sinh đủ sức khỏe, đủ cân nặng và không nằm trong diện chăm sóc đặc biệt có thể tiêm phòng lao trong vòng 24 giờ đầu sau sinh.
/tiem_phong_co_seo_o_tay_la_mui_tiem_gi_nhung_truong_hop_seo_nao_nguy_hiem_1_eb3d2f36fe.png)
Nguyên nhân tiêm phòng có sẹo ở tay
Sau khi tiêm vắc xin, đặc biệt là vắc xin BCG sẽ xuất hiện phản ứng tại chỗ tiêm, thường là sưng đỏ và đau nhẹ. Các phản ứng này sẽ biến mất sau tiêm khoảng 30 phút. Ngoài ra, 2 tuần sau khi tiêm phòng, vị trí tiêm này sẽ mưng mủ, vỡ ra và đóng vảy, để lại vết sẹo có đường kính từ 3 đến 5 mm. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng tiêm phòng có sẹo ở tay này là do:
- Phản ứng bình thường: Tiêm vắc xin để lại sẹo là phản ứng bình thường của cơ thể. Cho thấy vắc xin hoạt động hiệu quả, phát huy phản ứng miễn dịch với người được tiêm.
- Các yếu tố khác: Bên cạnh phản ứng miễn dịch của cơ thể là để lại sẹo ở tay, kích thước của vết sẹo cũng sẽ phụ thuộc phần lớn vào cơ địa, độ tuổi, giới tính,...
Hầu hết các trẻ thực hiện tiêm vắc xin phòng lao BCG đều sẽ để lại sẹo sau tiêm, chỉ có khoảng 10% các trường hợp không để lại sẹo. Tuy nhiên, việc vắc xin có để lại sẹo hay không đều không hề có liên quan tới tính hiệu quả của vắc xin. Do đó, bạn không nên lầm tưởng rằng chất lượng của vắc xin kém hiệu quả, không phát huy tác dụng bảo vệ sức khỏe. Sau khi thực hiện tiêm vắc xin phòng lao trong khoảng 2 tuần đến 1 tháng, vị trí tiêm sẽ xuất hiện mưng mủ và hình thành sẹo trong vài tuần sau đó. Tuy nhiên, tùy thuộc vào cơ địa cũng như khả năng đáp ứng miễn dịch của từng trẻ mà phản ứng mưng mủ có thể xuất hiện sau 1 tháng, thậm chí 3 đến 6 tháng sau mới tạo thành sẹo hoặc không. Các chuyên gia khẳng định, việc này không đồng nghĩa với việc vắc xin không phát huy hiệu quả phòng bệnh.
/tiem_phong_co_seo_o_tay_la_mui_tiem_gi_nhung_truong_hop_seo_nao_nguy_hiem_2_52dac514aa.png)
Những trường hợp sẹo nguy hiểm sau tiêm phòng
Nếu trẻ thuộc một trong những trường hợp sau đây, bố mẹ cần tuyệt đối thận trọng, cụ thể:
- Sẹo gây đau nhức, ngứa ngáy: Nếu sau khi tiêm vắc xin, vết tiêm có dấu hiệu sưng mủ to hoặc xuất hiện hạch ở nách, hạch cổ, hạch dưới đòn bên trái,... gây cảm giác đau nhức kéo dài trong nhiều tuần thì phụ huynh cần đưa trẻ tới thăm khám với bác sĩ tại các cơ sở y tế gần nhất để được can thiệp điều trị kịp thời khi cần thiết.
- Sẹo lan rộng bất thường: Một số biểu hiện như vị trí tiêm sưng to với đường kính trên 1 cm, sốt cao trên 39 độ C, cơ thể không đáp ứng thuốc hạ sốt, vết tiêm vỡ mủ và loét lan rộng,... đều là những biểu hiện bất thường và cần can thiệp y tế càng sớm càng tốt.
/tiem_phong_co_seo_o_tay_la_mui_tiem_gi_nhung_truong_hop_seo_nao_nguy_hiem_3_df1a0f261e.png)
Bên cạnh vị trí tiêm, bố mẹ cũng cần theo dõi sức khỏe tổng thể của con trẻ một cách sát sao, nếu trẻ quấy khóc kéo dài, ngủ li bì, sinh hoạt không bình thường, tiêu chảy, phát ban, nôn trớ,... hay xuất hiện các biểu hiện nghiêm trọng khác như tím tái, khó thở, thở nhanh,... cần khẩn trương đưa trẻ đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất để được thăm khám, xử lý kịp thời.
Như vậy, sau khi tiêm vắc xin BCG, vị trí tiêm thường có phản ứng sưng đỏ, sau đó tạo thành một nốt mụn nhỏ, vỡ ra rồi lành lại, để lại một vết sẹo tròn trên cánh tay. Đây là dấu hiệu cho thấy vắc xin đã hoạt động hiệu quả và kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể. Tuy nhiên, nếu vết sẹo sưng đau kéo dài, có dấu hiệu viêm loét nghiêm trọng hoặc kích thước sẹo quá lớn, phụ huynh nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra, tránh nguy cơ nhiễm trùng hoặc gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn khác. Để hạn chế tình trạng sẹo xấu sau tiêm, bên cạnh yếu tố cơ địa, kỹ thuật tiêm cũng đóng vai trò quan trọng. Việc tiêm đúng lớp da, đúng liều lượng và sử dụng kim tiêm chuyên dụng, đúng kỹ thuật sẽ giúp vết tiêm lành nhanh, hạn chế viêm loét và tạo sẹo thẩm mỹ hơn. Vì vậy, việc lựa chọn cơ sở tiêm chủng uy tín là điều cần thiết để đảm bảo quá trình tiêm chủng diễn ra an toàn, đạt hiệu quả cao nhất.
/tiem_phong_co_seo_o_tay_la_mui_tiem_gi_nhung_truong_hop_seo_nao_nguy_hiem_3_a4eb1e6031.png)
Hiện nay, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang là một trong những địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp dịch vụ tiêm chủng với quy trình đạt chuẩn, đội ngũ nhân viên y tế giàu kinh nghiệm và kỹ thuật tiêm chính xác. Đặc biệt, tại đây, vắc xin BCG luôn có sẵn và được thực hiện tiêm đúng kỹ thuật, giúp hạn chế tối đa nguy cơ viêm loét và tạo vết sẹo đẹp, đảm bảo hiệu quả bảo vệ sức khỏe cho trẻ. Ngoài vắc xin BCG, trung tâm còn cung cấp nhiều loại vắc xin khác quan trọng như vắc xin phòng bệnh dại, vắc xin phòng cúm, vắc xin phòng bệnh ung thư do HPV, vắc xin phòng bệnh do phế cầu,... Nếu bạn đang tìm kiếm một địa chỉ tiêm phòng an toàn và chất lượng, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ là lựa chọn lý tưởng.