Test lao tiềm ẩn đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm và ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành lao hoạt động. Vậy test lao tiềm ẩn là gì, ai nên thực hiện xét nghiệm này và nếu kết quả dương tính thì phải làm sao? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Test lao tiềm ẩn là gì? Những phương pháp test lao tiềm ẩn
Lao tiềm ẩn là tình trạng cơ thể có đáp ứng miễn dịch với vi khuẩn lao (Mycobacterium tuberculosis - MTB) nhưng chưa phát triển thành bệnh lao hoạt động. Người nhiễm lao tiềm ẩn không có triệu chứng lâm sàng, không lây nhiễm nhưng vẫn có nguy cơ cao tiến triển thành bệnh lao nếu hệ miễn dịch suy yếu.
Các phương pháp test lao tiềm ẩn
Để chẩn đoán lao tiềm ẩn, cần thực hiện test lao tiềm ẩn, bao gồm hai phương pháp chính:
Test Mantoux (Tuberculin Skin Test - TST)
Là phương pháp xét nghiệm da phổ biến, trong đó một lượng nhỏ tuberculin (protein từ vi khuẩn lao) được tiêm vào da. Sau 48 - 72 giờ, bác sĩ sẽ đo đường kính vùng da bị sưng đỏ tại chỗ tiêm để xác định kết quả.
Ưu điểm: Chi phí thấp, dễ thực hiện.
Nhược điểm: Có thể bị ảnh hưởng bởi tiêm vắc xin BCG hoặc nhiễm trùng khác.
/test_lao_tiem_an_nhung_dieu_can_biet_va_huong_xu_ly_khi_duong_tinh_1_45c85edf44.png)
Xét nghiệm IGRA (Interferon-Gamma Release Assay)
Phát hiện phản ứng miễn dịch của tế bào máu với vi khuẩn lao thông qua hai loại xét nghiệm:
- QuantiFERON®-TB Gold Plus (QFT-Plus)
- T-SPOT®.TB
Ưu điểm: Độ chính xác cao hơn, không bị ảnh hưởng bởi vắc xin BCG.
Nhược điểm: Giá thành cao hơn so với test Mantoux.
Test lao tiềm ẩn chỉ giúp phát hiện sự nhiễm khuẩn lao nhưng không chẩn đoán được bệnh lao hoạt động. Nếu test dương tính, người bệnh cần làm thêm xét nghiệm chẩn đoán như chụp X-quang phổi để loại trừ lao hoạt động.
/test_lao_tiem_an_nhung_dieu_can_biet_va_huong_xu_ly_khi_duong_tinh_4_1_8a40c56671.png)
Ai nên thực hiện test lao tiềm ẩn?
Test lao tiềm ẩn được khuyến cáo thực hiện đối với những nhóm người có nguy cơ cao nhiễm lao hoặc tiến triển thành lao hoạt động.
Những ai cần xét nghiệm lao tiềm ẩn?
Những người có hệ miễn dịch bình thường có khoảng 10% nguy cơ chuyển từ lao tiềm ẩn sang lao hoạt động trong suốt cuộc đời. Tuy nhiên, với những người có nguy cơ cao, tỷ lệ này có thể lên đến 10% mỗi năm.
Các nhóm có nguy cơ cao cần làm test lao tiềm ẩn
Một số nhóm có nguy cơ cao như:
- Người nhiễm HIV: Hệ miễn dịch suy yếu khiến nguy cơ mắc lao hoạt động cao hơn nhiều so với người bình thường.
- Người tiếp xúc gần với bệnh nhân lao: Đặc biệt là người sống chung nhà hoặc làm việc trong môi trường có ca lao dương tính.
- Bệnh nhân có bệnh lý nền làm suy giảm miễn dịch, bao gồm: Đái tháo đường, suy thận, chạy thận nhân tạo, mắc bụi phổi.
- Người điều trị thuốc ức chế miễn dịch dài hạn, như: Người điều trị lupus, viêm khớp dạng thấp, vảy nến, bệnh nhân cấy ghép tạng, người sử dụng thuốc sinh học (anti-TNF).
- Nhân viên y tế, người làm trong môi trường có nguy cơ cao như: Bệnh viện, nhà tù, viện dưỡng lão.
Nếu thuộc nhóm nguy cơ cao, bạn nên làm test lao tiềm ẩn càng sớm càng tốt để có biện pháp can thiệp kịp thời.
/test_lao_tiem_an_nhung_dieu_can_biet_va_huong_xu_ly_khi_duong_tinh_4_82a3c0f7e7.png)
Test lao tiềm ẩn dương tính phải làm sao?
Khi kết quả test lao tiềm ẩn dương tính, điều quan trọng nhất là xác định xem bạn có mắc lao hoạt động hay không. Cần làm gì sau khi có kết quả dương tính?
Bước 1: Khám bác sĩ chuyên khoa lao
Bác sĩ sẽ đánh giá tiền sử bệnh, nguy cơ nhiễm lao và tiến hành các xét nghiệm bổ sung như chụp X-quang phổi, xét nghiệm đờm để loại trừ lao hoạt động.
Bước 2: Nếu không có lao hoạt động sẽ điều trị lao tiềm ẩn
Người bệnh cần đăng ký điều trị tại các đơn vị chống lao tuyến huyện hoặc tương đương.
Điều trị càng sớm càng tốt để ngăn ngừa nguy cơ phát triển thành lao hoạt động.
/test_lao_tiem_an_nhung_dieu_can_biet_va_huong_xu_ly_khi_duong_tinh_2_8e797d0521.png)
Nguyên tắc điều trị lao tiềm ẩn:
- Dùng thuốc đúng liều lượng.
- Dùng thuốc đều đặn, không bỏ liều.
- Dùng thuốc đủ thời gian theo phác đồ.
Các phác đồ điều trị lao tiềm ẩn phổ biến:
- Isoniazid (INH) trong 6 - 9 tháng.
- Rifampin (RIF) trong 4 tháng.
- Phác đồ phối hợp Isoniazid + Rifapentine trong 3 tháng (3HP).
Việc lựa chọn phác đồ điều trị phụ thuộc vào độ tuổi, bệnh lý nền và khả năng tuân thủ điều trị của bệnh nhân.
Theo dõi trong quá trình điều trị
Trong quá trình điều trị, người bệnh cần được theo dõi chặt chẽ để phát hiện sớm tác dụng phụ của thuốc như:
- Sốt, sụt cân không rõ nguyên nhân.
- Mẩn ngứa, buồn nôn, nôn mửa, đau bụng.
- Vàng da, nước tiểu sậm màu, dễ bầm tím.
Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, người bệnh cần báo ngay cho nhân viên y tế để được xử lý kịp thời.
/test_lao_tiem_an_nhung_dieu_can_biet_va_huong_xu_ly_khi_duong_tinh_4_2_9cf1c53256.png)
Test lao tiềm ẩn là phương pháp quan trọng giúp phát hiện sớm tình trạng nhiễm lao trước khi tiến triển thành bệnh lao hoạt động. Việc xét nghiệm đặc biệt cần thiết đối với những người có nguy cơ cao như người nhiễm HIV, bệnh nhân suy giảm miễn dịch và nhân viên y tế. Nếu test lao tiềm ẩn dương tính, người bệnh cần được điều trị dự phòng càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ mắc lao hoạt động sau này.
Tiêm vắc xin phòng bệnh lao cho trẻ sơ sinh là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ trước nguy cơ nhiễm bệnh và giảm thiểu các biến chứng nguy hiểm về lâu dài. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ uy tín, cung cấp vắc xin chất lượng cao, nhập khẩu chính hãng từ các nhà sản xuất danh tiếng. Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm an toàn, nhẹ nhàng và hệ thống bảo quản vắc xin đạt chuẩn, Long Châu mang đến dịch vụ tiêm chủng hiện đại, đảm bảo hiệu quả tối ưu. Ngoài ra, trung tâm hỗ trợ đặt giữ vắc xin, nhắc lịch tiêm tự động và mở cửa cả tuần, giúp khách hàng linh hoạt sắp xếp thời gian. Để đặt lịch hẹn, vui lòng liên hệ Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua số hotline miễn phí 18006928.
Xem thêm:
Cách xử lý khi mụn tiêm lao bị vỡ sau tiêm phòng lao
Vết tiêm phòng lao bị sưng cứng lâu ngày do đâu?