icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không? Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào?

Bích Thùy08/05/2025

Mặc dù ung thư cổ tử cung là một bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị hiệu quả. Vì vậy, để phòng ngừa và điều trị kịp thời, các chị em phụ nữ nên thực hiện các xét nghiệm tầm soát định kỳ để phát hiện những bất thường. Ngoài chi phí, một vấn đề khiến nhiều người băn khoăn là liệu tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không là một câu hỏi nhiều chị em quan tâm. Quá trình tầm soát ung thư cổ tử cung là phương pháp sàng lọc để phát hiện các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư tại khu vực cổ tử cung. Đây là một biện pháp quan trọng, giúp phát hiện sớm nguy cơ ung thư và can thiệp kịp thời, đặc biệt là đối với phụ nữ trên 30 tuổi.

Vai trò của tầm soát ung thư cổ tử cung

Các chuyên gia cho biết, quá trình từ khi tế bào cổ tử cung bắt đầu biến đổi bất thường cho đến khi phát triển thành ung thư có thể mất từ 3 - 7 năm. Vì vậy, việc tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ rất quan trọng để phát hiện những thay đổi bất thường sớm, từ đó ngăn ngừa sự phát triển của ung thư và tăng tỷ lệ điều trị thành công lên tới 80 - 90%. Nếu bệnh được phát hiện ở giai đoạn muộn, các tế bào bất thường có thể phát triển mạnh mẽ hơn, làm giảm hiệu quả điều trị. Với những trường hợp tế bào biến đổi nhẹ, bác sĩ thường sẽ theo dõi tình trạng cho đến khi tế bào trở lại bình thường. Tuy nhiên, nếu bệnh tiến triển nặng, việc điều trị có thể bao gồm cắt bỏ vùng tổn thương hoặc sử dụng hóa trị và xạ trị.

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-co-dau-khong 1.jpg

Quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung

Trước khi giải đáp câu hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không, bạn cần hiểu rõ về quy trình sàng lọc này. QUy trình thực hiện bao gồm các bước sau:

  • Khám phụ khoa và soi cổ tử cung để xác định các tổn thương bất thường.
  • Thực hiện các xét nghiệm như xét nghiệm Pap Smear và xét nghiệm HPV để tìm kiếm những thay đổi bất thường trong cổ tử cung.
  • Chẩn đoán hình ảnh thông qua siêu âm ổ bụng để đánh giá tình trạng sức khỏe.
  • Sinh thiết cổ tử cung trong trường hợp phát hiện tế bào bất thường qua xét nghiệm Pap.
  • Trả kết quả thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị nếu cần thiết.
tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-co-dau-khong 02.jpg

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không?

Tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không? Dựa trên quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung như đã mô tả, hoạt động này thường không gây đau đớn hay khó chịu cho người thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, một số phụ nữ có thể cảm thấy đau do các nguyên nhân sau:

  • Tay nghề của bác sĩ: Độ thành thạo và kinh nghiệm của bác sĩ có ảnh hưởng lớn đến cảm giác của bệnh nhân trong quá trình tầm soát. Những bác sĩ có chuyên môn vững và kinh nghiệm lâu năm thường thực hiện các thao tác nhanh chóng và nhẹ nhàng, hạn chế tối đa cảm giác khó chịu.
  • Dụng cụ y tế: Các dụng cụ y tế dù giúp bác sĩ thực hiện thăm khám hiệu quả nhưng đôi khi có thể khiến bệnh nhân cảm thấy không thoải mái. Tuy nhiên, với sự phát triển của y học hiện đại, nhiều dụng cụ đã được cải tiến với chất liệu và thiết kế giúp quá trình tầm soát trở nên êm ái và nhẹ nhàng hơn.
  • Tình trạng sức khỏe của bệnh nhân: Những phụ nữ gặp phải các vấn đề như khô âm đạo, viêm âm đạo hay lạc nội mạc tử cung có thể cảm thấy đau trong quá trình thăm khám. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ có biện pháp gây tê hoặc sử dụng các phương pháp hỗ trợ khác để giảm thiểu sự khó chịu và đảm bảo quá trình lấy bệnh phẩm diễn ra thuận lợi hơn.

Mặc dù có thể có một số khó chịu nhỏ, nhưng quy trình tầm soát ung thư cổ tử cung chủ yếu là an toàn và nhẹ nhàng đối với đa số phụ nữ.

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-co-dau-khong 3.jpg

Ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?

Cũng như câu hỏi tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không, nhiều chị em cũng quan tâm đến việc ai là người nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Dưới đây là phương pháp và tần suất tầm soát ung thư cổ tử cung cho từng nhóm đối tượng:

  • Phụ nữ từ 21 - 29 tuổi: Nên thực hiện Pap test mỗi 3 năm một lần. Lưu ý, xét nghiệm HPV không được khuyến cáo đối với độ tuổi này.
  • Phụ nữ từ 30 - 65 tuổi: Nên thực hiện cả Pap test và HPV test đồng thời mỗi 5 năm một lần. Ngoài ra, có thể lựa chọn chỉ thực hiện Pap test mỗi 3 năm một lần.
  • Bệnh nhân sau phẫu thuật cắt tử cung do ung thư: Vẫn cần tiếp tục tầm soát ung thư cổ tử cung ít nhất trong 20 năm sau khi phẫu thuật.
  • Những người có tiền sử ung thư cổ tử cung hoặc có các yếu tố nguy cơ như hệ miễn dịch suy yếu, nhiễm HIV/AIDS, tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES), hoặc đã tiêm HPV, cũng cần duy trì việc tầm soát.
  • Những người có triệu chứng bất thường như chảy máu ngoài kỳ kinh, rong kinh, đau rát khi quan hệ tình dục, viêm nhiễm phụ khoa mãn tính, cần được thăm khám và tầm soát ung thư cổ tử cung kịp thời.

Cần làm gì khi có kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung?

Nếu kết quả tầm soát ung thư cổ tử cung bất thường, bạn không nên quá lo lắng. Các tế bào cổ tử cung có thể có những thay đổi bất thường nhưng những thay đổi này thường được phân loại theo mức độ. Một số thay đổi nhẹ có thể tự hồi phục mà không cần can thiệp. Nếu những thay đổi này không hồi phục, chúng có thể mất một vài năm để tiến triển đến mức độ nghiêm trọng hơn hoặc thậm chí ung thư.

Khi kết quả tầm soát cho thấy tế bào cổ tử cung bất thường, bác sĩ sẽ đánh giá mức độ biến đổi và có thể chỉ định thêm các xét nghiệm để xác định chính xác tình trạng, chẳng hạn như sinh thiết cổ tử cung. Nếu xét nghiệm này cho thấy tổn thương nặng hoặc ung thư, bác sĩ sẽ đề xuất các phương pháp điều trị để loại bỏ tổn thương.

Điều quan trọng là phát hiện và điều trị sớm ung thư cổ tử cung sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc điều trị, thậm chí có thể chữa khỏi hoàn toàn. Sau khi điều trị, bệnh nhân vẫn cần tiếp tục theo dõi sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ theo sự hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo tình trạng sức khỏe ổn định.

tam-soat-ung-thu-co-tu-cung-co-dau-khong 4.jpg

Mặc dù không phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, việc thực hiện khám sức khỏe định kỳ và tầm soát ung thư cổ tử cung vẫn là thói quen quan trọng mà chị em nên duy trì. Việc tầm soát ung thư cổ tử cung có đau không sẽ phụ thuộc vào tay nghề của bác sĩ và cơ địa của từng người. Vì vậy, chuẩn bị tâm lý và tinh thần thoải mái sẽ giúp buổi thăm khám diễn ra nhẹ nhàng, an toàn và hiệu quả hơn.

Ung thư cổ tử cung có thể được phòng ngừa hiệu quả nhờ vắc xin HPV, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu mang đến dịch vụ tiêm chủng uy tín, an toàn với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp và vắc xin chính hãng. Không gian hiện đại, sạch sẽ và quy trình tiêm chủng khép kín giúp khách hàng yên tâm. Liên hệ hotline miễn phí 1800 6928 để đặt lịch hẹn ngay hôm nay!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN