icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69
rong_kinh_1c1d4f56edrong_kinh_1c1d4f56ed

Rong kinh là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Bảo Quyên09/04/2025

Rong kinh (Menorrhagia hoặc Heavy Menstrual Bleeding) là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày hoặc ra nhiều máu hơn so với kinh nguyệt bình thường. Nếu tình trạng chảy máu nhiều ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bạn, hãy trao đổi với bác sĩ để tìm hiểu các phương pháp điều trị phù hợp. Hãy tìm hiểu cùng Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để biết thêm về rong kinh và cách điều trị hiệu quả.

Tìm hiểu chung về rong kinh

Để trả lời cho câu hỏi bị rong kinh là gì thì theo định nghĩa hiện tại, rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường hoặc mất máu nhiều trong kỳ kinh nguyệt.

Nếu bạn có kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày, chảy máu quá nhiều đến mức phải thay băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ trong nhiều giờ liên tiếp, hoặc phải dùng nhiều băng vệ sinh cùng lúc để tránh tràn máu, đó có thể là dấu hiệu của rong kinh. Ngoài ra, nếu bạn phải thay băng vào ban đêm, xuất hiện cục máu đông nhiều lần trong ngày, và tình trạng này khiến bạn không thể thực hiện các hoạt động bình thường.

Hầu hết mọi người không thích đến kỳ kinh nguyệt, nhưng nếu bạn bị rong kinh, điều đó có thể trở thành nỗi ám ảnh thực sự. Nó có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày, khiến bạn khó đi làm hoặc đi học. Việc phải dùng nhiều lớp băng vệ sinh và ở nhà trong những ngày này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, bất tiện.

Triệu chứng trong kinh

Những dấu hiệu và triệu chứng của rong kinh

Dấu hiệu của rong kinh bao gồm:

  • Kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.
  • Xuất hiện cục máu đông có kích thước bằng hoặc lớn hơn đồng xu một vài lần trong chu kỳ. Máu có thể có màu đỏ, hồng, nâu hoặc giống màu gỉ sắt.
  • Thấm qua một hoặc nhiều băng vệ sinh hoặc tampon mỗi giờ trong hơn hai giờ liên tiếp.
  • Phải thay băng vệ sinh hoặc tampon vào ban đêm khi đang ngủ.
  • Phải dùng nhiều lớp băng vệ sinh hoặc tampon để tránh rò rỉ.
  • Mất hơn 5 muỗng canh máu trong kỳ kinh nguyệt, trong khi lượng máu thông thường chỉ từ 2 đến 3 muỗng canh (điều này khó đo lường nhưng là mức tham khảo chung).
  • Đau bụng hoặc đau quặn dữ dội trong kỳ kinh.
  • Cảm thấy mệt mỏi hoặc khó thở do mất quá nhiều máu (có thể dẫn đến thiếu máu).
rong-kinh3.jpg

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh rong kinh

Rong kinh kéo dài có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống, bao gồm:

  • Thiếu máu do thiếu sắt.
  • Mệt mỏi và suy nhược cơ thể.
  • Đau bụng kinh dữ dội.
  • Ảnh hưởng đến tâm lý như gây căng thẳng, lo lắng, thậm chí trầm cảm;
  • Giảm chất lượng cuộc sống, hạn chế hoạt động, ảnh hưởng đến công việc, học tập và giao tiếp xã hội.
  • Vô sinh hoặc khó mang thai (trong trường hợp rong kinh do các rối loạn liên quan rụng trứng).
  • Biến chứng từ bệnh lý tiềm ẩn gây rong kinh như u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư nội mạc tử cung hoặc rối loạn đông máu.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đến gặp bác sĩ khi có các dấu hiệu sau đây:

  • Kinh nguyệt ra nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
  • Bạn bị rong kinh trong một thời gian dài.
  • Bạn bị đau dữ dội trong kỳ kinh nguyệt.
  • Bạn chảy máu giữa các kỳ kinh hoặc sau khi quan hệ tình dục.
  • Bạn bị rong kinh kèm theo các triệu chứng khác, như đau khi đi tiểu, đi ngoài hoặc khi quan hệ tình dục.

Bác sĩ sản phụ khoa sẽ đánh giá triệu chứng, tìm ra nguyên nhân gây rong kinh và đề xuất các phương pháp điều trị giúp kiểm soát lượng máu kinh nguyệt.

Nguyên nhân gây rong kinh

Kinh nguyệt ra nhiều có thể là điều bình thường. Đôi khi, bạn có thể bị rong kinh vào những thời điểm nhất định, chẳng hạn như khi mới bắt đầu có kinh, sau khi mang thai hoặc khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh.

Một số nguyên nhân có thể gây rong kinh bao gồm:

  • Các bệnh lý ảnh hưởng đến tử cung hoặc buồng trứng, như hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS), u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, lạc nội mạc cơ tử cung (adenomyosis) và viêm vùng chậu.
  • Các rối loạn khiến cơ thể dễ chảy máu hơn, chẳng hạn như bệnh Von Willebrand.
  • Một số loại thuốc và phương pháp điều trị, bao gồm thuốc chống đông máu và thuốc hóa trị.

Trong một số trường hợp hiếm gặp, rong kinh có thể là dấu hiệu của ung thư tử cung.

Bên cạnh đó, các bệnh nhiễm trùng như sốt xuất huyết hoặc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm lậu và Chlamydia, cũng có thể gây rong kinh. Việc xác định nguyên nhân có khả năng cao nhất là rất quan trọng để bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp cho bạn.

Nguy cơ mắc phải rong kinh

Những ai có nguy cơ mắc phải rong kinh?

Bất kỳ ai có kinh nguyệt đều có thể bị rong kinh, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc tình trạng này.

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải rong kinh

Mặc dù ai cũng có thể bị rong kinh, nhưng tình trạng này thường phổ biến hơn ở phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh.

Bạn có thể tăng nguy cơ mắc phải tình trạng rong kinh nếu bị mất cân bằng nội tiết tố, hoặc béo phì.

rong-kinh5.jpg

Phương pháp chẩn đoán và điều trị rong kinh

Phương pháp chẩn đoán và xét nghiệm rong kinh

Bác sĩ sẽ đặt một loạt câu hỏi về tiền sử bệnh và chu kỳ kinh nguyệt của bạn để chẩn đoán rong kinh. Họ cũng sẽ thực hiện kiểm tra thể chất và khám phụ khoa.

Bác sĩ có thể hỏi về:

  • Độ tuổi bạn có kinh lần đầu.
  • Số ngày kỳ kinh của bạn kéo dài.
  • Số ngày bạn bị ra máu nhiều.
  • Tiền sử rong kinh trong gia đình.
  • Lịch sử mang thai và phương pháp tránh thai hiện tại.
  • Các loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thuốc không kê đơn.

Xét nghiệm cận lâm sàng đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng điều trị và quản lý người bệnh. Các xét nghiệm ban đầu bao gồm công thức máu toàn phần, nhóm máu, cùng với xét nghiệm kiểm tra có thai.

Ngoài ra, một số xét nghiệm quan trọng khác giúp hướng dẫn điều trị bao gồm:

  • Xét nghiệm hormone kích thích tuyến giáp (TSH) để đánh giá chức năng tuyến giáp.
  • Xét nghiệm sắt để kiểm tra tình trạng thiếu máu.
  • Xét nghiệm chức năng gan để phát hiện các bệnh lý gan có thể liên quan.
  • Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục (STDs).
  • Xét nghiệm Pap smear để kiểm tra tế bào cổ tử cung, phát hiện các thay đổi có thể liên quan đến ung thư.
rong-kinh6.jpg

Nếu có nghi ngờ rối loạn đông máu, bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm bệnh Von Willebrand và các xét nghiệm đông máu ban đầu.

Siêu âm vùng chậu giúp phát hiện tổn thương bất thường, đánh giá hình dạng, kích thước tử cung và phần phụ.

Sinh thiết nội mạc tử cung được khuyến nghị cho những phụ nữ có nguy cơ mắc ung thư tử cung, tăng sản nội mạc hoặc polyp.

Điều trị rong kinh

Điều trị rong kinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây chảy máu, mức độ nghiêm trọng, tình trạng sức khỏe, độ tuổi và tiền sử bệnh của bạn.

Trong một số trường hợp, rong kinh có thể tự cải thiện mà không cần điều trị, đặc biệt khi nguyên nhân là do rối loạn nội tiết nhẹ hoặc các vấn đề như thừa cân, béo phì (rong kinh có thể cải thiện khi bạn đạt được cân nặng hợp lý).

Hãy trao đổi với bác sĩ về mối quan tâm sức khỏe của bạn cũng như mong muốn điều trị để họ có thể đưa ra phương pháp phù hợp nhất.

Nội khoa

Các bác sĩ thường khuyến nghị điều trị bằng thuốc trước khi xem xét can thiệp phẫu thuật. Một số lựa chọn điều trị bằng thuốc bao gồm:

  • Bổ sung sắt;
  • Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs);
  • Thuốc tránh thai (viên uống, vòng âm đạo, miếng dán, vòng tránh thai nội tiết);
  • Liệu pháp thay thế hormone (HRT);
  • Chất chủ vận và đối kháng hormone GnRH;
  • Xịt mũi Desmopressin;
  • Thuốc chống tiêu sợi huyết (acid tranexamic).

Ngoại khoa

Nếu điều trị nội khoa bằng thuốc không cải thiện, các thủ thuật và phẫu thuật có thể được chỉ định, bao gồm:

  • Nội soi tử cung;
  • Nong và nạo tử cung (D&C);
  • Phẫu thuật cắt u xơ tử cung;
  • Thuyên tắc động mạch tử cung (UAE);
  • Phẫu thuật cắt bỏ nội mạc tử cung;
  • Phẫu thuật cắt tử cung.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa rong kinh

Những thói quen sinh hoạt giúp hạn chế diễn tiến của rong kinh

Chế độ sinh hoạt

Để giúp hạn chế diễn tiến của rong kinh, bạn có thể duy trì các việc sau:

  • Tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.
  • Giữ lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng để hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Duy trì cân nặng khỏe mạnh.
  • Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn kịp thời.
  • Khám sức khỏe định kỳ giúp theo dõi diễn biến bệnh và điều chỉnh phương pháp điều trị phù hợp nếu cần.

Chế độ dinh dưỡng

Một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, bổ sung thêm các thực phẩm giàu sắt có thể giúp hỗ trợ cho tình trạng mất máu nhiều do rong kinh. Kết hợp thêm thực phẩm giàu vitamin C có thể giúp hấp thu sắt tốt hơn. Ngoài ra, bạn có thể chú ý ăn các thực phẩm giàu omega 3, có thể giúp cân bằng nội tiết tố đặc biệt là ở nữ giới.

rong-kinh7.jpg

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh các chất kích thích, thực phẩm đóng hộp hay chế biến sẵn.

Phòng ngừa rong kinh

Bạn không thể ngăn ngừa hoàn toàn mọi nguyên nhân gây rong kinh. Tuy nhiên, trao đổi với bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng chảy máu, tránh ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Rong kinh không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn tác động đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Việc nhận biết sớm các dấu hiệu, thăm khám định kỳ và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp kiểm soát tình trạng này hiệu quả. Bên cạnh đó, duy trì lối sống lành mạnh và chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sức khỏe sinh sản.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Rong kinh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, mức độ chảy máu và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Phẫu thuật chỉ được chỉ định khi các phương pháp điều trị nội khoa không mang lại hiệu quả, hoặc trong một số tình trạng như u xơ, polyp, ung thư tử cung.

Rong kinh là một rối loạn khá phổ biến, ảnh hưởng từ 27% đến 54% phụ nữ có kinh nguyệt.

Có thể, sốt xuất huyết có thể gây rong kinh hoặc làm tình trạng chảy máu kinh nguyệt trở nên nghiêm trọng hơn do rối loạn đông máu.

Có thể, bệnh lậu hoặc các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục khác có thể gây rong kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt.

Trong một số trường hợp, rong kinh có thể tự hết nếu do các nguyên nhân rối loạn nội tiết nhẹ.