icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp?

Phượng Hằng05/07/2025

Suy hô hấp ở trẻ em là một tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi hệ hô hấp của trẻ không thể cung cấp đủ oxy cho cơ thể hoặc không loại bỏ được hết khí CO₂. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến suy hô hấp ở trẻ em và cha mẹ cần lưu ý gì khi chăm sóc con trong giai đoạn này?

Suy hô hấp ở trẻ em là một trong những nguyên nhân thường gặp khiến trẻ phải nhập viện và cần được theo dõi tại các đơn vị hồi sức tích cực. Nếu không được phát hiện và xử lý sớm, tình trạng này có thể dẫn đến ngưng tim và nguy hiểm đến tính mạng. Vậy suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu?

Suy hô hấp ở trẻ em là tình trạng rối loạn trao đổi khí trong cơ thể, khi mức oxy trong máu giảm xuống thấp hoặc lượng carbon dioxide (CO₂) tăng cao, gây ảnh hưởng đến hoạt động sống và chuyển hóa của các cơ quan. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh, do hệ hô hấp chưa hoàn thiện. Lồng ngực còn yếu, sụn chưa phát triển thành xương chắc chắn nên khả năng hít thở sâu và cung cấp đủ oxy cho cơ thể còn hạn chế.

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Nguyên nhân phổ biến gây suy hô hấp ở trẻ thường liên quan đến các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phổi, viêm phế quản hoặc nhiễm trùng máu làm suy giảm oxy dự trữ trong cơ thể. Ngoài ra, những tai nạn như té ngã, va đập mạnh vùng ngực hoặc tổn thương não, cũng có thể gây nên tình trạng này.

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp? 1
Viêm phổi là một trong những nguyên nhân gây suy hô hấp ở trẻ em

Các yếu tố làm tăng nguy cơ suy hô hấp ở trẻ bao gồm:

  • Trẻ sinh thiếu tháng.
  • Dị tật bẩm sinh ở phổi hoặc đường thở.
  • Bệnh lý liên quan đến hệ hô hấp như hen suyễn, tăng áp động mạch phổi, viêm phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), xơ nang, bệnh phổi kẽ,...
  • Nhiễm trùng thần kinh trung ương như viêm màng não.
  • Tắc nghẽn đường thở do dị vật hoặc khối u.
  • Các bệnh tim mạch, suy tim bẩm sinh.
  • Chấn thương vùng ngực, bụng ảnh hưởng đến cấu trúc xương và phổi.
  • Phản ứng dị ứng gây sưng đường hô hấp.
  • Biến dạng cột sống như cong vẹo cột sống.
  • Bệnh lý thần kinh cơ như bại liệt, hội chứng Guillain-Barré.
  • Tiếp xúc thường xuyên với môi trường ô nhiễm, khói bụi, hóa chất, khói thuốc lá.
  • Trẻ đang dùng thuốc hoặc từng can thiệp y tế có ảnh hưởng đến chức năng hô hấp.

Nhận diện sớm nguyên nhân và yếu tố nguy cơ giúp cha mẹ chủ động hơn trong việc chăm sóc và phòng ngừa suy hô hấp cho trẻ.

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp? 2
Trẻ sinh thiếu tháng có nguy cơ suy hô hấp cao hơn

Dấu hiệu nhận biết suy hô hấp ở trẻ em

Một số biểu hiện lâm sàng thường gặp khi trẻ bị suy hô hấp bao gồm:

Dấu hiệu tím tái toàn thân

Tình trạng thiếu oxy kéo dài có thể khiến trẻ tím tái, ban đầu xuất hiện ở môi, đầu ngón tay, ngón chân (khi đầu chi còn ấm), sau đó lan rộng toàn cơ thể. Trường hợp trẻ bị thiếu máu, thay vì tím tái, da có thể trở nên nhợt nhạt hoặc xanh xao rõ rệt.

Biểu hiện khó thở

Khó thở là dấu hiệu sớm và phổ biến nhất. Trẻ thường bắt đầu bằng nhịp thở nhanh, sau đó có thể xuất hiện tình trạng phập phồng cánh mũi, rút lõm vùng liên sườn, hõm ức, thở rên, thở rít hoặc khò khè. Trong những trường hợp nặng, trẻ có thể chuyển sang thở chậm do cơ hô hấp bị quá tải và mệt mỏi, thậm chí dẫn đến ngưng thở. Nếu không can thiệp kịp thời, tình trạng thiếu oxy có thể gây tổn thương não, hệ thần kinh và tim mạch, đe dọa tính mạng.

Rối loạn thần kinh và ý thức

Não và hệ thần kinh là những cơ quan dễ bị tổn thương nhất do thiếu oxy. Trẻ có thể có các biểu hiện như lờ đờ, mất tỉnh táo, co giật, hôn mê hoặc không kiểm soát được hành vi. Những biểu hiện này cho thấy tình trạng đã nghiêm trọng và cần can thiệp y tế ngay lập tức.

Rối loạn chức năng tim mạch

Tim và huyết áp cũng bị ảnh hưởng. Lúc đầu, trẻ có thể có nhịp tim nhanh và huyết áp tăng, nhưng khi suy hô hấp tiến triển, tim sẽ đập chậm lại và huyết áp giảm. Nếu không xử lý kịp thời, có thể mất đi cơ hội hồi sức quan trọng.

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp? 3
Tim và huyết áp cũng bị ảnh hưởng khi trẻ bị suy hô hấp

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp

Suy hô hấp là một tình trạng nghiêm trọng, cần được theo dõi chặt chẽ và xử lý đúng cách. Với những trẻ từng bị suy hô hấp hoặc đang được chẩn đoán mắc bệnh, cha mẹ cần thực hiện nghiêm túc phác đồ chăm sóc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Dưới đây là một số điều quan trọng cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp:

  • Theo dõi thân nhiệt thường xuyên: Nếu trẻ bị sốt nhẹ, có thể áp dụng các cách hạ sốt không dùng thuốc như mặc đồ mỏng, cho trẻ uống nước đầy đủ. Khi trẻ sốt cao, cần sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều theo hướng dẫn từ bác sĩ.
  • Giữ gìn vệ sinh mũi họng: Thường xuyên vệ sinh đường hô hấp trên bằng nước muối sinh lý để giúp trẻ thở dễ dàng hơn.
  • Hỗ trợ khi trẻ ho nhiều: Nếu trẻ bị ho hoặc có đờm, nên khuyến khích trẻ uống thêm nước để làm loãng dịch nhầy. Việc dùng siro hoặc thuốc ho chỉ nên thực hiện theo chỉ định y tế.
  • Đảm bảo dinh dưỡng: Cung cấp bữa ăn đầy đủ dưỡng chất và đa dạng, giúp trẻ có sức đề kháng tốt, hỗ trợ phục hồi nhanh hơn.
  • Vệ sinh môi trường sống: Giữ không gian sinh hoạt sạch sẽ, thường xuyên giặt giũ đồ dùng của trẻ, hút bụi và khử trùng phòng ở để hạn chế vi khuẩn.
  • Hạn chế tiếp xúc nguồn bệnh: Tránh đưa trẻ đến nơi đông người, đặc biệt trong mùa dịch, không cho trẻ tiếp xúc với người đang có dấu hiệu nhiễm bệnh, cho trẻ đeo khẩu trang khi ra ngoài.
  • Tiêm vắc xin đúng lịch: Đảm bảo trẻ được tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh theo chương trình tiêm chủng, từ đó tăng cường miễn dịch, giảm thiểu nguy cơ bệnh nặng.
  • Tránh khói bụi, khói thuốc: Đặc biệt cần tránh để trẻ hít phải khói thuốc lá và các chất gây kích ứng đường thở.

Việc chăm sóc đúng cách và chủ động phòng ngừa không chỉ giúp trẻ phục hồi tốt hơn mà còn giảm thiểu tối đa các biến chứng nguy hiểm do suy hô hấp gây ra.

Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp? 4
Nên theo dõi thân nhiệt thường xuyên khi trẻ bị suy hô hấp

Suy hô hấp ở trẻ em là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Để chăm sóc trẻ bị suy hô hấp hiệu quả, phụ huynh cần nắm rõ các lưu ý quan trọng và theo dõi kỹ lưỡng. Hiểu rõ “Suy hô hấp ở trẻ em là do đâu? Cần lưu ý gì khi chăm sóc trẻ bị suy hô hấp?” sẽ giúp bảo vệ sức khỏe trẻ tốt hơn và phòng tránh những biến chứng nguy hiểm.

Tiêm vắc xin không chỉ giúp phòng tránh các bệnh lý gây suy hô hấp mà còn tăng cường hệ miễn dịch cho mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ, nhóm dễ bị tổn thương nhất. Việc tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp nghiêm trọng, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho cả gia đình, đồng thời hạn chế các biến chứng nguy hiểm do suy hô hấp gây ra. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp vắc xin chính hãng với hệ thống bảo quản đạt chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng tối ưu. Khách hàng khi tiêm chủng tại đây sẽ được đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn tận tình, quy trình tiêm an toàn và dịch vụ linh hoạt, bao gồm đặt giữ vắc xin online. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe ngay hôm nay bằng cách liên hệ hotline miễn phí 1800 6928 để đặt lịch hẹn!

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN