icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không?

nguoi_lon_co_nen_tiem_phong_vac_xin_ngua_benh_thuy_dau_khong_mobile_1e3af57872
Thế Khải15/07/2025
BAC_SI_LC_682413889_3_cb1142c7f6
Bác sĩ

Nguyễn Văn My

Đã kiểm duyệt nội dung

Bác sĩ đã có trên 20 năm kinh nghiệm làm việc với vai trò là Bác sĩ điều trị, đặc biệt là các bệnh liên quan đến chuyên ngành Truyền Nhiễm, Nhiệt đới. Nhiều năm trực tiếp thực hiện nghiên cứu về bệnh Sốt xuất huyết tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, với đối tác là Đơn vị nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Hà Nội và hơn 6 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tiêm chủng Vắc xin: Nghiên cứu, đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn,... Đặc biệt là lĩnh vực xử trí các phản ứng sau tiêm.

Xem thêm

Thủy đậu không chỉ là bệnh của trẻ em. Trên người lớn mắc bệnh, thủy đậu có thể gây biến chứng nghiêm trọng như viêm phổi, viêm não hay bội nhiễm da. Vậy người lớn có nên tiêm phòng thủy đậu không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ lợi ích, đối tượng nên tiêm và những điều cần lưu ý trước khi quyết định tiêm vắc xin phòng bệnh.

Thủy đậu ở người lớn không đơn giản như nhiều người vẫn nghĩ. Khi chưa từng mắc bệnh hoặc chưa tiêm phòng bằng vắc xin, bạn vẫn luôn có nguy cơ mắc bệnh, đối mặt với những biến chứng nặng và lây nhiễm cho người xung quanh nói riêng, cho cả cộng đồng nói chung. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ có nên tiêm phòng ngừa bệnh thủy đậu không, ai nên tiêm và cần lưu ý gì trước khi tiêm.

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 1

Thủy đậu là bệnh gì?

Thủy đậu (tên tiếng Anh: Chickenpox) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella zoster gây ra, lây lan qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch xuất tiết từ bóng nước của người bệnh. Bệnh thường khởi phát với các triệu chứng như từ sốt nhẹ đến sốt cao, mệt mỏi, sau đó xuất hiện phát ban và mụn nước trên nền ban trên da. Đây là bệnh rất dễ lây, đặc biệt trong môi trường đông người như trường học, văn phòng hoặc bệnh viện.

Nhiều người nghĩ rằng thủy đậu là “bệnh của trẻ em”. Vì phần lớn trường hợp mắc bệnh xảy ra ở độ tuổi nhỏ. Tuy nhiên, nếu người trưởng thành chưa từng mắc thủy đậu hoặc chưa được tiêm phòng vắc xin thì vẫn có nguy cơ lây nhiễm và mắc bệnh, đáng lo ngại hơn là mức độ nghiêm trọng của bệnh thường cao hơn rất nhiều so với trẻ em.

Thủy đậu ở người lớn có nguy hiểm không?

Câu trả lời là có. Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ (Centers for Disease Control and Prevention - USCDC, Hoa Kỳ), người lớn mắc thủy đậu có nguy cơ nhập viện và gặp biến chứng cao hơn 25 lần so với trẻ nhỏ. Nguyên nhân là do hệ miễn dịch của người trưởng thành phản ứng mạnh hơn với virus, gây viêm nhiễm sâu và lan rộng hơn trong cơ thể.

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 7

Một số biến chứng nghiêm trọng có thể xảy ra khi người lớn mắc thủy đậu bao gồm:

  • Viêm phổi do virus, đặc biệt nguy hiểm ở phụ nữ mang thai, có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Viêm não, gây co giật, lú lẫn, thậm chí hôn mê.
  • Nhiễm trùng da lan rộng, do các mụn nước bị vỡ và bội nhiễm vi khuẩn.
  • Sẹo vĩnh viễn, đặc biệt khi người bệnh gãi hoặc không chăm sóc da đúng cách trong giai đoạn hồi phục.
  • Hội chứng Reye, hiếm gặp nhưng có thể xảy ra khi dùng aspirin để hạ sốt trong lúc mắc bệnh.

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 2

Câu trả lời từ chuyên gia là: Nên cân nhắc tiêm phòng nếu bạn chưa từng mắc thủy đậu hoặc không chắc về tiền sử tiêm vắc xin.

Theo các khuyến cáo từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Mayo Clinic, một số nhóm đối tượng nên đặc biệt cân nhắc chủng ngừa. Việc tiêm phòng sẽ giúp họ phòng ngừa biến chứng nặng nếu mắc bệnh cũng như ngăn ngừa nguy cơ lây lan trong cộng đồng. Những nhóm này bao gồm:

  • Chưa từng mắc hoặc không rõ có miễn dịch với thủy đậu;
  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (chưa mang thai);
  • Nhân viên y tế, giáo viên, người làm việc trong môi trường tập thể;
  • Người chuẩn bị du lịch đến các quốc gia có nguy cơ lây lan cao.

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 3

Tiêm vắc xin không chỉ là cách bảo vệ trẻ em mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người trưởng thành . Đặc biệt là những ai chưa từng mắc bệnh hoặc chưa rõ tiền sử miễn dịch. Theo Mayo Clinic và CDC, tiêm phòng thủy đậu ở người lớn là biện pháp phòng ngừa hiệu quả giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tiến triển nặng và lan truyền trong cộng đồng. 

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 8

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 4

Nếu bạn là người trưởng thành chưa từng mắc thủy đậu hoặc không chắc chắn về tiền sử tiêm chủng, việc tiêm vắc xin có thể giúp bạn chủ động phòng ngừa bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), lịch tiêm vắc xin thủy đậu cho người lớn được khuyến nghị như sau:

  • Tiêm 2 mũi vắc xin, với khoảng cách giữa hai mũi là từ 4 đến 8 tuần để đảm bảo hiệu quả miễn dịch tối ưu.
  • Có thể thực hiện xét nghiệm kháng thể trước khi tiêm nếu bạn không rõ mình đã từng mắc thủy đậu hay chưa. Xét nghiệm này giúp xác định bạn có cần tiêm phòng hay không.
  • Nên tiêm tại các cơ sở y tế uy tín, nơi có đội ngũ chuyên môn và quy trình theo dõi sau tiêm an toàn, đồng thời đảm bảo chất lượng bảo quản vắc xin.

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 5

Mặc dù người lớn có nên tiêm phòng thủy đậu không là câu hỏi được nhiều người quan tâm, không phải ai cũng phù hợp với vắc xin này. Các đối tượng cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi tiêm gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai;
  • Người đang điều trị ức chế miễn dịch (hóa trị, xạ trị…);
  • Người dị ứng nặng với thành phần của vắc xin;
  • Đang sốt cao hoặc mắc bệnh cấp tính.

Người lớn có nên tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh thủy đậu không? 6

Có thể tiêm vắc xin thủy đậu nếu đang bị cảm nhẹ hoặc sốt không?

Theo CDC, nếu bạn chỉ bị cảm nhẹ và không sốt cao, việc tiêm phòng vẫn có thể thực hiện bình thường. Tuy nhiên, nếu đang sốt trên 38°C hoặc có các triệu chứng bệnh cấp tính, nên trì hoãn tiêm và tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.

Phụ nữ đang cho con bú có tiêm được vắc xin thủy đậu không?

Có. Vắc xin thủy đậu là vắc xin sống giảm độc lực, nhưng theo Mayo Clinic, phụ nữ đang cho con bú vẫn có thể tiêm mà không ảnh hưởng đến trẻ, vì virus không bài tiết qua sữa mẹ và không gây hại cho em bé.

Thời gian có hiệu lực của vắc xin thủy đậu là bao lâu?

Theo CDC, hai liều vắc xin thủy đậu có thể bảo vệ lâu dài, thậm chí suốt đời ở phần lớn người tiêm. Tuy nhiên, hiệu quả miễn dịch có thể giảm nhẹ theo thời gian tùy cơ địa. Hiện chưa có khuyến cáo chính thức về việc tiêm nhắc lại nếu đã hoàn tất đủ 2 liều.

Tiêm vắc xin không chỉ là cách bảo vệ sức khỏe cá nhân mà còn là trách nhiệm cộng đồng, nhất là với người làm cha mẹ hoặc làm việc trong môi trường tiếp xúc nhiều người. Nếu bạn chưa từng mắc thủy đậu hoặc không rõ về tiền sử miễn dịch, hãy cân nhắc tiêm phòng thủy đậu càng sớm càng tốt.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_00730_d20593165f

1.030.000đ

/ Liều

/ Liều
flag
Hoa Kỳ
DSC_04410_43bc7346be

1.030.000đ

/ Liều

/ Liều

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.849.650đ

/ Gói

22.830.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_1_e4effbd2a2

16.879.810đ

/ Gói

17.559.300đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

21.513.120đ

/ Gói

22.331.100đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN