Tiêm vắc xin phòng bệnh lao (BCG) là biện pháp quan trọng giúp bảo vệ trẻ sơ sinh khỏi bệnh lao, đặc biệt là lao màng não và lao kê - những thể lao nguy hiểm có thể gây biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh lo lắng rằng nếu trẻ không được tiêm đúng thời điểm khuyến cáo, liệu mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Trong một số trường hợp, việc trì hoãn tiêm là cần thiết, nhưng tiêm muộn cũng có thể làm giảm hiệu quả bảo vệ của vắc xin. Vậy khi nào nên tiêm bù và có những lưu ý gì quan trọng? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau.
Mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không?
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Bộ Y tế Việt Nam, vắc xin phòng bệnh lao (BCG) nên được tiêm cho trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ sau sinh để đạt hiệu quả bảo vệ tối ưu. Tuy nhiên, theo tài liệu về hướng dẫn khám sàng lọc trước tiêm chủng ở trẻ em, có một số trường hợp cần hoãn tiêm:
- Trẻ sinh non (dưới 34 tuần tuổi thai hoặc cân nặng dưới 2.000g): Hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, có thể làm giảm hiệu quả đáp ứng miễn dịch với vắc xin.
- Trẻ đang mắc bệnh lý cấp tính như nhiễm trùng nặng, sốt cao, suy hô hấp… Tiêm vắc xin khi trẻ đang ốm có thể làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Trẻ bị suy giảm miễn dịch, mắc các bệnh bẩm sinh hoặc mắc bệnh lý ức chế miễn dịch như HIV, ung thư máu… Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ cân nhắc lợi ích và rủi ro trước khi chỉ định tiêm.
Như vậy, đối với câu hỏi mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời là có thể tiêm muộn theo chỉ định của bác sĩ.
/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_luu_y_quan_trong_cho_phu_huynh_4_b23fc2f9d9.png)
Tiêm lao muộn có ảnh hưởng gì không?
Nếu trẻ chưa được tiêm trong giai đoạn khuyến cáo, phụ huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lịch tiêm bổ sung càng sớm càng tốt. Vì trẻ tiêm lao muộn, có thể gây ra những vấn đề như sau:
- Hiệu quả bảo vệ có thể giảm: Tiêm càng muộn, khả năng miễn dịch của trẻ càng kém hiệu quả trong những tháng đầu đời – thời điểm trẻ dễ mắc lao nhất.
- Nguy cơ phản ứng phụ tăng cao: Tiêm muộn có thể làm tăng nguy cơ viêm hạch tại chỗ, thường biểu hiện dưới dạng sưng nhẹ hạch nách hoặc hạch cổ, nhưng không cần điều trị kháng lao.
- Có thể cần xét nghiệm tuberculin trước khi tiêm: Nếu trẻ trên 3 tháng tuổi, bác sĩ có thể chỉ định test tuberculin (Mantoux) để xác định trẻ đã từng nhiễm lao hay chưa trước khi quyết định tiêm vắc xin BCG.
Như vậy nếu trẻ chưa được tiêm vắc xin lao trong giai đoạn sơ sinh, phụ huynh nên đưa trẻ đi tiêm càng sớm càng tốt sau khi được bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe.
/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_luu_y_quan_trong_cho_phu_huynh_5_84852a34f7.png)
Vai trò của vắc xin phòng bệnh lao
Bệnh lao do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra, lây truyền chủ yếu qua đường hô hấp. Theo báo cáo vào năm 2022 của WHO, có khoảng 9 triệu người mắc lao mới mỗi năm, trong đó trẻ em chiếm khoảng 10%.
Việt Nam vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao rất cao bên cạnh đó, mỗi đe dọa do bệnh lao kháng thuốc vẫn tồn tại, vì vậy tiêm ngừa sẽ giúp:
- Phòng tránh lao màng não và lao kê: Đây là hai dạng lao nguy hiểm có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề.
- Ngăn chặn nhiều bệnh liên quan: Ngăn chặn sự hình thành lao sơ nhiễm, hạn chế nguy cơ lao thứ phát và ngăn ngừa các thể lao nặng như viêm phế quản - phổi do lao, lao kê và lao màng não.
- Giảm nguy cơ nhiễm lao thể nặng: Tiêm vắc xin BCG giúp hệ miễn dịch của trẻ chống lại vi khuẩn lao ngay từ những tháng đầu đời.
- Giúp kiểm soát dịch tễ bệnh lao trong cộng đồng: Tiêm phòng đầy đủ giúp giảm nguy cơ lây lan bệnh lao trong xã hội.
Hiệu quả của vắc xin BCG:
- Khả năng bảo vệ: Có khả năng bảo vệ lên đến 80% trong thời gian 15 năm (Theo thông tin từ Viện Pasteur).
- Chống vi khuẩn lao: Tăng cường khả năng chống lại vi khuẩn lao.
Vì vậy, ở những quốc gia có tỷ lệ lao cao như Việt Nam, tiêm BCG cho trẻ sơ sinh là biện pháp phòng bệnh quan trọng.
/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_luu_y_quan_trong_cho_phu_huynh_1_0af2b685a1.png)
Một số phản ứng thường gặp sau tiêm lao
Sau khi tiêm vắc xin lao BCG, trẻ có thể gặp một số phản ứng thông thường, bao gồm:
Phản ứng tại chỗ tiêm:
- Vết loét nhỏ xuất hiện sau 2 - 3 tuần, sau đó tự lành và để lại sẹo đặc trưng.
- Đỏ, sưng nhẹ tại chỗ tiêm, có thể kéo dài 2 - 4 tuần.
Viêm hạch bạch huyết:
- Xuất hiện hạch nách hoặc hạch cổ sưng to (khoảng 2 - 4 cm).
- Đa số các trường hợp tự khỏi sau 2 - 3 tháng, không cần điều trị kháng lao.
Biến chứng hiếm gặp:
- Viêm hạch bạch huyết có bội nhiễm: Hạch có thể hóa mủ, cần chích rạch dẫn lưu.
- Loét kéo dài tại chỗ tiêm (>3 tháng): Cần khám bác sĩ để loại trừ nhiễm trùng thứ phát.
- Nhiễm trùng lan tỏa (rất hiếm gặp) ở trẻ có suy giảm miễn dịch bẩm sinh.
/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_luu_y_quan_trong_cho_phu_huynh_2_0519df90e1.png)
Khi nào cần đưa trẻ đi khám sau tiêm?
Nếu có những dấu hiệu sau, ba mẹ hãy đưa trẻ đến cơ sở y tế:
- Vết loét chảy mủ kéo dài trên 3 tháng.
- Hạch sưng to trên 3 cm hoặc có dấu hiệu bội nhiễm.
- Sốt cao, bỏ bú, quấy khóc kéo dài.
Như vậy nếu trẻ sốt cao, quấy khóc nhiều hoặc có dấu hiệu nhiễm trùng nặng tại chỗ tiêm, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay.
Những lưu ý khi tiêm lao
Nếu trẻ đã đủ sức khỏe để tiêm ngừa lao, khi tiêm phòng lao, ba mẹ cần lưu ý những thông tin sau:
Thời điểm tiêm vắc xin:
- Tốt nhất trong vòng 24 giờ sau sinh.
- Nếu hoãn tiêm, cần tiêm càng sớm càng tốt, đặc biệt trước 1 tuổi.
Vị trí tiêm: Các bác sĩ sẽ thực hiện tiêm trong da tại 1/3 trên mặt ngoài cánh tay trái.
Chăm sóc vết tiêm sau tiêm:
- Không bôi thuốc, không nặn, không chạm vào vết tiêm để tránh nhiễm trùng.
- Không cần băng kín vết tiêm, chỉ giữ vệ sinh sạch sẽ.
Địa chỉ tiêm phòng lao: Khi chọn địa điểm tiêm phòng lao, hãy ưu tiên những cơ sở uy tín, chất lượng với thông tin vắc xin rõ ràng. Trung tâm tiêm chủng Long Châu tự hào là một trong những địa chỉ đáng tin cậy hàng đầu trong việc cung cấp vắc xin BCG phòng bệnh lao.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm cùng trang thiết bị hiện đại, chúng tôi cam kết mang đến sự an tâm tuyệt đối cho bạn và gia đình. Quy trình tiêm chủng tại đây được thực hiện nghiêm ngặt theo tiêu chuẩn của Bộ Y tế, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu.
/mui_lao_tiem_sau_1_thang_co_duoc_khong_luu_y_quan_trong_cho_phu_huynh_2_2_628c3cf583.png)
Như vậy, mũi lao tiêm sau 1 tháng có được không? Câu trả lời là có thể, nhưng cần được thực hiện càng sớm càng tốt để bảo vệ trẻ khỏi bệnh lao. Việc trì hoãn tiêm có thể làm giảm hiệu quả miễn dịch và tăng nguy cơ phản ứng tại chỗ. Nếu trẻ chưa được tiêm đúng thời điểm, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để xác định lịch tiêm bù phù hợp. Hãy đảm bảo con bạn được tiêm vắc xin đầy đủ để có khởi đầu khỏe mạnh!
Xem thêm:
Trẻ tiêm lao có sốt không? Chăm sóc trẻ sau tiêm lao như thế nào?