icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Con mới 2 tháng tuổi liệu có đủ sức để tiêm ngừa không?

Quỳnh Trâm22/05/2025

Nhiều ba mẹ lo lắng khi con 2 tháng tuổi, sức đề kháng còn yếu, sợ tiêm vắc xin gây phản ứng phụ. Liệu đây có phải biện pháp bảo vệ con an toàn trước nguy hiểm?

Mời ba mẹ cùng đọc giải đáp chi tiết từ Tiến sĩ - Bác sĩ Đặng Lê Như Nguyệt - Nguyên Trưởng khoa Sức khoẻ trẻ em - Bệnh viện Nhi Đồng Thành phố.

Có nhiều phụ huynh bày tỏ lo lắng về việc liệu trẻ 2 tháng tuổi có đủ sức khỏe để tiêm ngừa vắc xin hay không. Đây là mối băn khoăn thường gặp trong quá trình tư vấn tiêm chủng. Tuy nhiên, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm khi đưa trẻ 2 tháng tuổi đi tiêm chủng vì hai lý do chính.

  • Lý do 1: Thời điểm 2 tháng tuổi được xem là thời điểm phù hợp nhất để thực hiện tiêm chủng. Vào giai đoạn này, lượng kháng thể truyền từ mẹ sang con qua máu đã bắt đầu giảm dần. Các nghiên cứu về vắc xin cho thấy rằng ở thời điểm này, hệ miễn dịch của trẻ đã đủ khả năng để tạo ra kháng thể đầu tiên, đóng vai trò là "chiến sĩ" bảo vệ bé khỏi các bệnh truyền nhiễm.
  • Lý do 2: Hiện nay đã có hơn 100 quốc gia trên thế giới đưa vắc xin vào chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia của mình bắt đầu từ 2 tháng tuổi theo các phác đồ chung. Điều này củng cố thêm sự an tâm khi lựa chọn thời điểm này để tiêm chủng cho trẻ.

Khi đưa trẻ đến các đơn vị tiêm chủng, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và hỏi những câu hỏi sàng lọc để đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi đưa ra chỉ định tiêm những liều vắc xin cần thiết và phù hợp. Sau khi tiêm chủng xong, trước lúc ra về, bác sĩ cũng sẽ thăm khám lại, đánh giá và dặn dò những dấu hiệu cần theo dõi khi về nhà. Phụ huynh nên theo dõi lịch đã dặn dò và đưa trẻ đi đúng lịch để sức khỏe của bé được bảo vệ tốt nhất.

Để dự phòng các bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, ngoài việc thực hiện tiêm chủng đủ liều, đúng lịch theo hướng dẫn của bác sĩ và theo dõi cẩn thận các triệu chứng sau tiêm chủng, còn có những biện pháp không đặc hiệu khác có thể áp dụng. Các biện pháp này bao gồm:

  • Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn;
  • Đảm bảo trẻ được ăn uống đầy đủ dinh dưỡng theo khuyến cáo của chuyên gia;
  • Thực hành vệ sinh tay đúng cách;
  • Giữ gìn vệ sinh nhà cửa, các bề mặt, cũng như đồ chơi của trẻ để dự phòng nguồn lây nhiễm.

Tiêm phòng là biện pháp hữu hiệu nhất để dự phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho trẻ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vắc xin, lịch tiêm chủng hoặc các vấn đề dự phòng bệnh truyền nhiễm cho trẻ, phụ huynh có thể đến các trung tâm tiêm chủng gần nhất để được các bác sĩ và nhân viên y tế tư vấn và cung cấp thông tin.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Bỉ
DSC_04585_e6111ae6d8

995.000đ

/ Lọ

/ Lọ
flag
Pháp
DSC_04520_a3dd1a5379

995.000đ

/ Ống

/ Ống

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_8a16579a53

21.175.550đ

/ Gói

22.137.500đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_2_10add6a475

17.565.890đ

/ Gói

18.273.200đ

/ Gói
minh_hoa_goi_VECTOR_e6af7e1c7f

8.372.450đ

/ Gói

8.822.000đ

/ Gói
Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN