Vậy, chụp MRI sọ não là gì? Ưu điểm ra sao? Khi nào người bệnh cần chụp MRI sọ não? Đây là những thắc mắc mà chắc hẳn không phải ai cũng đã biết rõ câu trả lời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn đọc một số thông tin về chụp MRI, giải đáp cho các thắc mắc trên một cách chi tiết, mời bạn đọc hãy chú ý theo dõi.
Chụp MRI sọ não là gì?
Chụp MRI - Magnetic Resonance Imaging hay chụp cộng hưởng từ chính là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh tiên tiến và hiện đại nhất hiện nay, được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Phương pháp chụp MRI sẽ sử dụng sóng radio trong một môi trường có tính từ trường cao, cơ thể hấp thu năng lượng từ sóng radio này và tín hiệu mà cơ thể phát ra sau khi hấp thu năng lượng sóng radio sẽ được thu về máy tính, từ đó tạo thành hình ảnh chẩn đoán. So với nhiều phương pháp khác, hình ảnh chụp MRI có độ chi tiết và sắc nét cao hơn, mặt khác, sóng radio cũng không hề gây hại cho cơ thể, vì thế, chụp MRI được nghiên cứu và phát triển để chụp cho tất cả các bộ phận cơ thể, đặc biệt là não bộ.
Theo đó, chụp MRI sọ não sẽ giúp phát hiện sớm các bất thường ở não, ngay cả khi các triệu chứng lâm sàng chưa xuất hiện rõ ràng. Đồng thời, phương pháp này cũng giúp các bác sĩ đánh giá mức độ tổn thương, đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp, theo dõi diễn tiến bệnh và hỗ trợ kế hoạch phẫu thuật, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Ưu điểm của phương pháp chụp MRI sọ não
Trước hết, phương pháp chụp MRI sọ não có thể giúp chẩn đoán hầu hết các tổn thương, bệnh lý của sọ não. Ngoài ra, phương pháp này còn mang lại nhiều những ưu điểm khác như:
- Sử dụng sóng radio an toàn, người chụp không còn lo ngại về vấn đề nhiễm xạ như khi chụp X-quang hay cắt lớp vi tính.
- Chụp MRI sọ não là phương pháp chẩn đoán bằng hình ảnh không xâm lấn, không gây đau đớn và có tính an toàn rất cao.
- Hình ảnh chụp MRI rõ nét, chi tiết, có độ phân giải cao hơn so với chụp X-quang hay cắt lớp vi tính, bộc lộ rõ các cấu trúc lúc giải phẫu, hỗ trợ tốt cho quá trình thăm khám và điều trị bệnh.
- Phương pháp chụp MRI có thể thăm khám theo nhiều mặt phẳng khác nhau mà không cần phải thay đổi tư thế trong suốt quá trình chụp.
- Nếu phải tiêm thuốc đối quang từ để chụp MRI sọ não thì nhìn chung vẫn an toàn hơn thuốc cản quang trong phương pháp chụp cắt lớp vi tính.
- Chụp MRI ngày càng thuận tiện và đơn giản hơn nhờ nhiều năm kinh nghiệm nghiên cứu và phát triển hệ thống.
Nhờ phương pháp chụp MRI, nhiều căn bệnh về não có thể được chẩn đoán một cách chính xác như u não, xuất huyết não, viêm não, viêm màng não, chấn thương sọ não, rối loạn mạch máu não, bệnh xơ cứng đa ổ, rối loạn chuyển hóa,...

Khi nào cần chụp MRI sọ não?
Nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây, có thể bạn sẽ được các bác sĩ chỉ định chụp MRI sọ não, cụ thể:
- Chấn thương sọ não: Các trường hợp chấn thương sọ não như tụ máu não, xuất huyết não, đụng dập nhu mô não,...
- Tai biến mạch máu não: Các trường hợp tai biến mạch máu não như xuất huyết não, nhồi máu não,...
- Bệnh lý não: U não, u xương sọ, u dây thần kinh,...
- Các vấn đề về não: Áp xe não, tụ mủ, xơ hóa, thoái hóa chất trắng,...
- Kiểm tra sau phẫu thuật: Chụp MRI để kiểm tra sau phẫu thuật não.
- Các bệnh lý mạch máu não: Bệnh dị dạng mạch máu não, xung đột thần kinh mạch máu, tắc mạch máu não,...
- Các trường hợp khác: Động kinh, đau nửa đầu, méo mặt, ù tai, Alzheimer, Parkinson, liệt,...
Trên thực tế, các bác sĩ sẽ dựa trên những triệu chứng, tiền sử bệnh, thể trạng sức khỏe và kết quả khám lâm sàng để quyết định xem có nên chỉ định chụp MRI sọ não cho người bệnh hay không. Chính vì thế, nếu nhận thấy cơ thể xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, bạn đọc không nên chủ quan bỏ qua mà cần thăm khám với các bác sĩ sớm. Các bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác và đưa ra phương pháp điều trị kịp thời, phù hợp khi cần thiết.

Cần lưu ý gì khi chụp MRI sọ não
Chụp MRI sọ não là phương pháp đơn giản, an toàn lại không gây đau đớn. Tuy nhiên, để quá trình thăm khám diễn ra nhanh chóng, suôn sẻ và kết quả cho ra chính xác, bạn cần lưu ý:
Trước khi chụp
- Cung cấp cho các bác sĩ, nhân viên y tế đầy đủ các thông tin về tiền sử bệnh (nếu có), đặc biệt là các bệnh về dị ứng thuốc (thuốc đối quang từ), bệnh về tim mạch hay thận hoặc đang mang thai, nghi ngờ có thai.
- Nếu bạn có các thiết bị cấy ghép như kẹp mạch máu, máy tạo nhịp tim, tấm kim loại, vít,... thì cần thông báo với bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Một số loại thuốc bạn đang sử dụng, bao gồm cả thực phẩm chức năng cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả chụp, vì thế, đừng quên báo cho bác sĩ biết.
- Thay đồ bệnh viện hoặc đồ không có khóa kéo hay kim loại để giúp quá trình chụp diễn ra thuận tiện.
- Tháo bỏ các vật dụng bằng kim loại như máy trợ thính, đồ trang sức, nhẫn, đồng hồ,...
- Một số trường hợp sẽ được yêu cầu nhịn ăn trước khi chụp, đặc biệt là các trường hợp cần tiêm thuốc đối quang từ.
Trong khi chụp
- Đảm bảo giữ nguyên tư thế để hình ảnh cho ra được rõ nét.
- Máy chụp MRI sẽ tạo ra tiếng ồn khá lớn, hãy đeo nút tai hoặc tai nghe được cung cấp để giảm tiếng ồn.
- Không được tự ý ra khỏi máy trong quá trình chụp. Nếu có vấn đề gì, hãy thông báo ngay với kỹ thuật viên.
Sau khi chụp
- Kết quả sẽ được bác sĩ phân tích và chẩn đoán.
- Sau khi đã nhận kết quả, hãy tuân thủ theo các hướng dẫn và khuyến cáo tiếp theo của các bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần cân nhắc lựa chọn đơn vị, cơ sở y tế thật uy tín với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, cơ sở vật chất hiện đại, khang trang để đảm bảo quá trình chụp MRI diễn ra an toàn, chính xác và hiệu quả.

Trên đây là một vài thông tin về phương pháp chụp MRI sọ não. Mong rằng với những thông tin được đề cập trong bài viết, bạn đọc sẽ có cái nhìn khách quan và hiểu rõ hơn về phương pháp chẩn đoán hình ảnh này. Đừng chỉ đợi tới khi đã gặp phải các vấn đề về sức khỏe mới loay hoay thực hiện chụp MRI. Hãy chủ động bảo vệ sức khỏe não bộ bằng cách ăn uống thật khoa học, luyện tập thể dục thường xuyên, tiêm phòng các loại vắc xin quan trọng như vắc xin phòng bệnh do Hib, vắc xin phòng bệnh do phế cầu khuẩn, vắc xin phòng viêm não Nhật Bản,... đầy đủ tại các địa điểm tiêm chủng uy tín như Trung tâm Tiêm chủng Long Châu. Hãy luôn lắng nghe cơ thể mình và giữ gìn sức khỏe não bộ như một phần không thể thiếu trong hành trình sống khỏe mạnh và hạnh phúc mỗi ngày.