Mặc dù không ít số đông tại Việt Nam bị dị ứng với mùi vị của sầu riêng, nhưng số khác lại có nhiều người thuộc hội cuồng loại quả này, đặc biệt là những mẹ bỉm sữa đang cho con bú. Thêm nữa sầu riêng tuy là một loại trái cây nhưng lại có tính nóng và có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa mẹ, nên đã có nhiều chị em thắc mắc rằng khi cho con bú ăn sầu riêng được không và lời giải đáp sẽ có ngay trong bài viết dưới đây của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, mọi người cùng theo dõi nhé.
Thông tin cần biết về loại trái cây sầu riêng
Trước khi tìm hiểu mẹ bỉm cho con bú ăn sầu riêng được không, mọi người cùng điểm qua các nét đặc trưng để hiểu thêm về thành phần dinh dưỡng của loại quả này nhé:

Điểm đặc trưng của sầu riêng
Sầu riêng vốn là loại trái cây quen thuộc ở Việt Nam với nhiều điểm đặc trưng riêng biệt như:
Loại trái cây nặng mùi
Mùi nồng đặc trưng của sầu riêng rất khó nhầm lẫn với loại trái cây khác khi chứa các thành phần như Methanethiol - mùi bắp cải chua, Hydrogen sulfide - mùi trứng thối, Furaneol - mùi caramen, Acetaldehyde - mùi trái cây và Ethyl cinnamate - mùi mật ong. Đặc biệt mùi sầu riêng đối với ai thích ăn loại trái cây này sẽ thấy thơm và người nào không thích sẽ thấy rất hôi, thậm chí sợ khi ngửi thấy mùi sầu riêng.
Loại trái cây có tính nóng
Trong Đông y sầu riêng được cho là có vị đậm và tính nóng cao, lý giải cho điều này là do mùa chín cây sầu riêng thường rơi vào từ tháng 6 - tháng 9, đây cũng là khoảng thời gian nóng trong năm nên tính nóng của sầu riêng cũng thể hiện rõ rệt.

Loại trái cây có hàm lượng đường cao
Sầu riêng có lượng đường rất cao bao gồm các loại như fructose, glucose và sucrose, đồng thời cũng chứa nhiều khoáng chất, vitamin và chất béo.
Thành phần dinh dưỡng của sầu riêng
Theo số liệu thống kê từ Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, cứ mỗi 100gr sầu riêng sẽ có chứa 147kcal và trung bình mỗi múi sầu riêng 250gr sẽ có hơn 300kcal. Trong đó thành phần dinh dưỡng và hàm lượng tương ứng của 100gr sầu riêng gồm có:
- 27,09gr carbohydrate;
- 3,8gr chất xơ;
- 64,99gr nước;
- 0,43mg sắt;
- 1,47gr chất đạm;
- 30mg magie;
- 5,33gr chất béo;
- 39mg phốt pho;
- 147kcal năng lượng;
- 6mg canxi;
- 436mg kali;
- 19,700mg vitamin C và tổng axit ascorbic.
Hàm lượng dinh dưỡng của sầu riêng rất cao nên có thể cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, đồng thời giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, tăng hệ miễn dịch, cải thiện mệt mỏi và căng thẳng. Chính vì thế mà chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu thường nhận được nhiều sự quan tâm, nổi bật trong số đó là vấn đề mẹ đang cho con bú ăn sầu riêng được không?

Mẹ bỉm cho con bú ăn sầu riêng được không?
Theo các ý kiến từ chuyên gia cho rằng sầu riêng tuy đảm bảo lượng dinh dưỡng khá cao và nhiều năng lượng có lợi cho sức khỏe đối với người bình thường, vậy còn mẹ bỉm cho con bú ăn sầu riêng được không?
Câu trả lời được khuyến cáo là mẹ bỉm có thể ăn sầu riêng với lượng vừa phải và cần phải đảm bảo cơ địa mẹ không có tiền sử dị ứng hoặc đã từng có các vấn đề sức khỏe liên quan đến việc tiêu thụ sầu riêng. Hơn nữa việc ăn sầu riêng của mỗi mẹ bỉm cũng cần dựa trên các phản ứng của cơ thể mẹ và bé.
Ngoài ra nếu có bất kỳ lo ngại nào, mẹ nên tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ trước khi quyết định để có lời khuyên phù hợp nhé.

Những loại trái cây tốt cho mẹ bỉm sữa đang cho con bú
Sau khi tìm hiểu về việc mẹ bỉm đang cho con bú ăn sầu riêng được không và chắc hẳn nhiều người sẽ quan tâm đến những loại trái cây nào sẽ thực sự tốt cho phụ nữ đang trong giai đoạn cho con bú?

Trái bơ
Với hàm lượng axit béo dồi dào cần thiết cho phụ nữ cho con bú như omega-3, omega-6, omega-9 ngoài việc kích thích quá trình sản xuất sữa mẹ, giúp cơ thể mẹ chống oxy hóa rất tốt còn giúp cân bằng lượng đường trong máu để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và duy trì các chỉ số tim mạch ổn định, hạn chế các trường hợp mạch đập nhanh ở mẹ bỉm.
Quả táo
Táo cung cấp nhiều vitamin A, C, E cùng các khoáng chất magie, photpho, sắt, kali, hỗ trợ mẹ bầu giảm cân hiệu quả, nhanh lấy lại vóc dáng thon gọn cùng làn da rạng rỡ nhờ khả năng làm chậm quá trình lão hóa và thúc đẩy làm lành vết thương.

Quả cam
Hàm lượng vitamin C dồi dào có trong cam sẽ giúp mẹ bỉm nhanh chóng hồi phục năng lượng sau quá trình vượt cạn đầy khó khăn. Bên cạnh đó việc uống nước hoặc ăn cam còn hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đẩy nhanh quá trình lành vết thương, cải thiện làn da, ngăn ngừa tình trạng rụng tóc, hỗ trợ kiểm soát cân nặng,...
Quả chuối
Chuối đặc biệt chứa nhiều xenlulozơ và sắt giúp mẹ sau sinh dễ tiêu hóa, hỗ trợ phòng ngừa táo bón, khó tiêu, thiếu máu cho cả mẹ và bé.
Bài viết trên đã có những chia sẻ cụ thể về việc mẹ bỉm cho con bú ăn sầu riêng được không. Ngoài chế độ dinh dưỡng nếu bạn đọc còn thắc mắc về các mũi vắc xin cho mẹ bầu và lịch tiêm ngừa cho trẻ nhỏ, hãy liên hệ qua hotline 1800 6928 để nhận hỗ trợ nhanh nhất từ đội ngũ y bác sĩ của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu nhé.