Các chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế với mục đích tiêu diệt và ngăn chặn sự lây lan của các loại virus, vi khuẩn, nấm,... hạn chế sự lây lan dịch bệnh và duy trì môi trường sạch sẽ. Vậy các chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế hiện nay gồm những chất nào?
Các chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế
Khử khuẩn là một quá trình quan trọng trong y tế nhằm tiêu diệt hoặc ức chế vi sinh vật trên bề mặt dụng cụ, thiết bị và môi trường của cơ sở y tế. Các chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế được lựa chọn tùy thuộc vào mức độ khử khuẩn mong muốn, tính chất của bề mặt cần xử lý và khả năng gây hại cho con người. Dựa trên mức độ tiêu diệt vi sinh vật, các chất khử khuẩn y tế được phân thành ba nhóm chính gồm: Khử khuẩn mức độ cao, mức độ trung bình và mức độ thấp.
Các chất khử khuẩn mức độ cao
Chất khử khuẩn mức độ cao có khả năng tiêu diệt tất cả các loại vi sinh vật, bao gồm vi khuẩn sinh bào tử. Các chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế ở mức độ cao bao gồm:
- Glutaraldehyde: Đây là chất khử khuẩn được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn dụng cụ nội soi, ống thông và các thiết bị y tế không chịu được nhiệt. Đây là một hợp chất aldehyde có hiệu quả cao nhưng cần được sử dụng trong môi trường thông gió tốt do có thể gây kích ứng đường hô hấp.
- Hydrogen peroxide và peracetic acid: Hai chất này có tác dụng mạnh với bào tử vi khuẩn, virus và nấm. Peracetic acid thường được sử dụng trong khử khuẩn dụng cụ y tế, đặc biệt là máy chạy thận và thiết bị phẫu thuật.
/cac_chat_khu_khuan_duoc_su_dung_trong_y_te_hien_nay_1_7bd31ebc1a.png)
Các chất khử khuẩn mức độ trung bình
Chất khử khuẩn ở mức độ trung bình có thể tiêu diệt được vi khuẩn sinh dưỡng, hầu hết là virus và nấm nhưng không có hiệu quả đối với bào tử vi khuẩn. Các chất khử khuẩn ở mức độ trung bình phổ biến gồm:
- Alcohol (cồn ethanol và isopropanol 60-90%): Đây là hai chất rất hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn và virus không có vỏ bọc. Cồn thường được sử dụng để sát khuẩn tay, khử khuẩn bề mặt và dụng cụ nhỏ như nhiệt kế.
- Phenol và hợp chất phenolic: Phenol và hợp chất phenolic có khả năng diệt được các loại virus, vi khuẩn, trực khuẩn lao ở nồng độ nhất định nhưng không tiêu diệt được nha bào. Đây là chất khử khuẩn thường được sử dụng để vệ sinh bề mặt, sàn bệnh viện, sàn nhà, tường, giường bệnh, tay nắm cửa,...
Các chất khử khuẩn mức độ thấp
Nhóm này có khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn và virus có vỏ bọc nhưng không tiêu diệt được bào tử vi khuẩn. Các chất khử khuẩn ở mức độ thấp gồm:
- Chlorine và hợp chất chứa chlorine (như sodium hypochlorite - nước Javel): Được sử dụng rộng rãi để khử khuẩn sàn nhà, bề mặt và dụng cụ y tế không xâm lấn. Chlorine có khả năng diệt khuẩn mạnh nhưng dễ bay hơi và có thể gây kích ứng đường hô hấp.
- Quaternary ammonium compounds (QACs): Được sử dụng chủ yếu trong khử khuẩn bề mặt và các dụng cụ không quan trọng trong y tế.
/cac_chat_khu_khuan_duoc_su_dung_trong_y_te_hien_nay_2_e99ca1a280.png)
Việc lựa chọn chất khử khuẩn cần dựa trên tính chất vi sinh vật mục tiêu, mức độ an toàn và khả năng thích ứng với vật liệu y tế. Sử dụng đúng chất khử khuẩn giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân cũng như nhân viên y tế.
Mục đích sử dụng các chất khử khuẩn
Vi khuẩn, virus và nấm có thể tồn tại trên các bề mặt trong môi trường y tế, gây nguy cơ lây nhiễm chéo. Việc sử dụng các chất khử khuẩn giúp giảm nguy cơ này, đặc biệt trong các khu vực có nguy cơ cao như phòng mổ, phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) và phòng thí nghiệm.
Ngoài ra, chất khử khuẩn giúp đảm bảo an toàn khi tái sử dụng dụng cụ y tế. Các thiết bị như ống nội soi, máy chạy thận và dụng cụ phẫu thuật cần được xử lý bằng các chất khử khuẩn mức độ cao để loại bỏ vi sinh vật có hại trước khi sử dụng lại cho bệnh nhân khác.
Không chỉ vậy việc sử dụng chất khử khuẩn còn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát dịch bệnh, đặc biệt trong các đợt bùng phát dịch truyền nhiễm như COVID-19, cúm hoặc bệnh do vi khuẩn đa kháng thuốc gây ra. Sử dụng đúng chất khử khuẩn giúp bảo vệ cộng đồng và hệ thống y tế trước các mối đe dọa từ vi sinh vật gây bệnh.
/cac_chat_khu_khuan_duoc_su_dung_trong_y_te_hien_nay_3_e64cdb925f.png)
Những lưu ý khi sử dụng chất khử khuẩn trong y tế
Chất khử khuẩn đóng vai trò quan trọng trong kiểm soát nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế, bảo vệ sức khỏe bệnh nhân và nhân viên y tế. Dưới đây là một số những lưu ý khi sử dụng chất khử khuẩn như:
- Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng: Đây là điều cần thiết để đảm bảo nồng độ và thời gian tiếp xúc của chất khử khuẩn đạt mức tối ưu. Một số chất như glutaraldehyde hoặc peracetic acid cần thời gian tiếp xúc dài để tiêu diệt bào tử vi khuẩn, trong khi cồn ethanol chỉ cần thời gian ngắn nhưng không tiêu diệt được bào tử.
- Bảo vệ sức khỏe nhân viên y tế: Đây cũng là điều rất quan trọng khi sử dụng chất khử khuẩn. Nhiều chất khử khuẩn có thể gây kích ứng da, mắt hoặc đường hô hấp do đó cần sử dụng găng tay, khẩu trang và làm việc trong môi trường thông thoáng khi thao tác với các hóa chất mạnh.
- Bảo quản đúng cách: Việc bảo quản đúng cách giúp duy trì hiệu quả của chất khử khuẩn. Một số chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế như hydrogen peroxide dễ phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng, trong khi chlorine có thể bay hơi nhanh. Vì vậy cần lưu trữ theo hướng dẫn của nhà sản xuất để đảm bảo hiệu quả sử dụng.
/cac_chat_khu_khuan_duoc_su_dung_trong_y_te_hien_nay_4_8c37e82f6d.png)
Khi sử dụng các chất khử khuẩn cần tuân thủ nghiêm ngặt các nguyên tắc an toàn để đảm bảo hiệu quả tiêu diệt vi sinh vật mà không gây hại cho con người và thiết bị y tế. Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về các chất khử khuẩn được sử dụng trong y tế hiện nay cũng như những lưu ý khi sử dụng các chất này.
Tiêm vắc xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là đơn vị cung cấp các loại vắc xin thế hệ mới từ các nhà sản xuất hàng đầu thế giới, đảm bảo chất lượng và hiệu quả. Với dịch vụ tiêm chủng linh hoạt, khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ tiêm theo yêu cầu hoặc đặt giữ vắc xin online. Để đặt lịch hẹn vui lòng liên hệ hotline miễn phí 1800 6928!