icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định

Kim Ngân08/05/2025

X-quang bụng là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng tia X để tạo ra hình ảnh tổng quan về các cơ quan và cho phép bác sĩ quan sát dạ dày, ruột non, ruột già, cơ hoành, lách, gan, thận, bàng quang và các cấu trúc xương ở vùng bụng dưới nhằm kiểm tra và phát hiện những bất thường có thể xảy ra trong ổ bụng của bệnh nhân.

X-quang bụng là phương pháp phổ biến để bác sĩ chẩn đoán và tìm nguyên nhân gây bệnh nhanh chóng từ các hình ảnh chụp các cơ quan trong ổ bụng khi người bệnh có dấu hiệu đau bụng thường xuyên, giúp khảo sát tình trạng có khi bên ngoài ruột, tìm sỏi hoặc các vật cản quang trong ổ bụng,... Để hiểu rõ hơn về kỹ thuật X-quang bụng, mời mọi người cùng tìm hiểu kỹ hơn về phương pháp này trong bài viết dưới đây của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu nhé.

Những thông tin cần biết về X-quang bụng

X-quang bụng là kỹ thuật phổ biến được áp dụng để định hướng nguyên nhân gây bệnh khi người bệnh có dấu hiệu đau bụng, từ đó có thể đưa ra chẩn đoán và hướng điều trị phù hợp và dưới đây là một số thông tin giúp bạn hiểu hơn về phương pháp này.

X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định 1
Thông qua hình ảnh thu được từ kỹ thuật X-quang bụng, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp

X-quang bụng là gì?

X-quang là kỹ thuật dùng năng lượng bức xạ của tia X bằng cách tập trung chùm ánh sáng đi xuyên qua các cơ quan trong ổ bụng như ruột già, ruột non, dạ dày, gan, lách, cơ hoành và một số vị trí tiếp giáp vùng ngực, sau đó trả kết quả qua hình ảnh trên màn chiếu.

X-quang bụng cũng là một chỉ định cận lâm sàng phổ biến từ bác sĩ để tìm ra nguyên nhân khi người bệnh có biểu hiện chướng bụng, đau bụng, nôn và buồn nôn.

Bên cạnh X-quang bụng thực tế cũng có nhiều kỹ thuật khác cũng được chỉ định kết hợp nhằm chẩn đoán kết quả chính xác hơn như vi tính ổ bụng, siêu âm ổ bụng, chụp cắt lớp vi tính ổ bụng,...

Nguyên lý hoạt động của kỹ thuật X-quang bụng

Kỹ thuật X-quang bụng được ứng dụng qua nhiều thập kỷ nhằm đưa ra kết quả rõ nhất về hình ảnh bên trong ổ bụng, từ đó có thể chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh lý liên quan đến ổ bụng hoặc phát hiện vị trí các dị vật (đặc tính cản quang) bị nuốt vào bụng.

Như đã đề cập nguyên lý hoạt động của X-quang bụng sẽ dựa theo bức xạ của chùm tia X, sau khi đi qua các cơ quan sẽ chiếu vào tấm phim hoặc má dò để hiển thị hình ảnh bên trong ổ bụng, cụ thể:

  • Tia X có khả năng hấp thụ cao với các khối mô đặc và những tạng trong cơ thể (ví dụ xương) và trả kết quả thường có màu trắng.
  • Tia X có khả năng hấp thụ thấp hơn đối với những tạng rỗng như ruột và dạ dày, nên chùm tia khi chiếu đến các cơ quan này sẽ đến màn chiếu nhiều hơn và thường có màu xám.
  • Tia X có khả năng hấp thụ thấp hơn nữa với các khối u dày đặc hơn các mô mềm xung quanh và sẽ có màu xám nhạt hơn.
  • Tia X khi đi xuyên qua chủ yếu là không khí sẽ trả kết quả thường có màu đen.
X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định 2
Kỹ thuật X-quang bụng dựa trên khả năng xuyên thấu và hấp thụ khác nhau của tia X khi đi qua các bộ phận trong ổ bụng

Chụp X-quang bụng có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Không thể phủ nhận những lợi ích mà phương pháp X-quang bụng đối với công tác chẩn đoán bệnh, nhưng sự thật kỹ thuật này cũng sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đối với sức khỏe, cụ thể:

  • Ảnh hưởng của tia X không tốt đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
  • Các tia bức xạ X có thể làm tăng nguy cơ ung thư nếu sử dụng thường xuyên. Vì vậy mà bắt buộc cần phải có chỉ định từ bác sĩ việc chụp X-quang bụng mới được thực hiện và đặc biệt cần những máy móc hiện đại vì các thiết bị cũ có thể làm tăng khả năng ảnh hưởng của tia X.
X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định 3
Kỹ thuật X-quang bụng cũng tiềm ẩn một số tác động nhất định đến sức khỏe

Quy trình các bước thực hiện chụp X-quang bụng diễn ra như thế nào?

Dưới đây là 3 giai đoạn trong quy trình thực hiện chụp X-quang bụng thường gặp thực tế:

Giai đoạn trước khi chụp

Chụp X-quang bụng cũng không phức tạp, chỉ cần người khám lưu ý những vấn đề như sau:

  • Thời gian tốt nhất nên chụp X-quang bụng nên vào buổi sáng và người khám nên ăn nhẹ hoặc nhịn ăn trước khi chụp.
  • Nên tháo các vật dụng làm bằng kim loại và đồ trang sức ra khỏi cơ thể ở nhà để tiết kiệm thời gian, chỉ cần mặc trang phục chuyên dụng của bệnh viện.
  • Nếu người khám có gắn các thiết bị y tế bằng kim loại bên trong cơ thể như ốc tai điện tử, khớp nhân tạo, van tim nhân tạo,... nên trao đổi sớm với bác sĩ ngay từ đầu.
X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định 4
Để kỹ thuật X-quang bụng cho kết quả chẩn đoán chính xác, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề theo từng giai đoạn 

Giai đoạn trong khi chụp

  • Kỹ thuật viên của bệnh viện sẽ hướng dẫn quy trình và các việc cần thực hiện khi người khám bước vào phòng chụp, để đứng đúng vị trí và tạo ra hình ảnh rõ nhất.
  • Người khám giữ cơ thể bất động với vị trí đứng, ngồi hoặc nằm trong lúc chụp để phim chụp cho ra hình ảnh rõ ràng nhất.
X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định 5
Khi bước vào phòng chụp, người bệnh sẽ được nhân viên y tế hướng dẫn cụ thể về quy trình và các tư thế cần thiết 

Giai đoạn sau khi chụp

Sau khi hình ảnh X-quang bụng đạt yêu cầu, người khám có thể thay quần áo trở lại và kết quả phim sẽ được đưa về bác sĩ chỉ định khám, từ đó sẽ có những chẩn đoán chính xác nhất hoặc kết hợp thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác nếu cần như chụp CT, MRI, xét nghiệm máu,...

Các trường hợp chống chỉ định chụp X-quang bụng

Hiện tại vẫn không có trường hợp chống chỉ định tuyệt đối việc chụp X-quang bụng với bất kỳ đối tượng nào, nhưng với một số nhóm sau thường được khuyến cáo không nên thực hiện X-quang, bao gồm:

  • Phụ nữ đang mang thai, đặc biệt là trong ba tháng đầu thai kỳ;
  • Bệnh nhân đang bị tràn khí màng phổi hoặc chảy máu;
  • Người bệnh đang ở giai đoạn nghiêm trọng của bệnh lý.

Với các tình huống chỉ định tiêm chất cản quang sẽ có một số đối tượng không nên thực hiện, bao gồm:

  • Người bệnh đái tháo đường ở giai đoạn mất bù;
  • Phụ nữ đang cho con bú;
  • Bệnh nhân mắc các bệnh lý tuyến giáp;
  • Bệnh nhân suy gan hoặc suy thận;
  • Người bệnh bị mẫn cảm hoặc dị ứng với các chất chứa iốt.

Ngoài ra nếu bạn đọc cũng đang quan tâm đến những mũi vắc xin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm cho bản thân và gia đình, hãy liên hệ ngay với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 để nhận tư vấn và đặt lịch sớm các gói vắc xin phòng ngừa bệnh truyền nhiễm cho mọi lứa tuổi, từ trẻ em đến người lớn như vắc xin cúm, vắc xin phòng tiêu chảy do rotavirus, zona thần kinh, thủy đậu, HIB,... nhé.

X-quang bụng là gì? Quy trình thực hiện và trường hợp chống chỉ định 6
Tia X có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn nhạy cảm này

Trên đây là những thông tin về phương pháp chẩn đoán qua hình ảnh liên quan đến các bệnh lý về tiêu hóa và đường tiết niệu: Kỹ thuật chụp X-quang bụng, từ đó có thể dựa vào và chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh với biểu hiện phổ biến là đau bụng. 

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chia sẻ: