Tiêm chủng là một trong những biện pháp quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe cộng đồng trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh. Bên cạnh phương pháp tiêm truyền thống, vắc xin xịt mũi đang dần trở thành một giải pháp chủng ngừa tiềm năng nhờ khả năng kích thích miễn dịch tự nhiên và dễ sử dụng. Vậy vắc xin xịt mũi là gì và cơ chế hoạt động ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Vắc xin xịt mũi là gì? Cơ chế hoạt động
Vắc xin xịt mũi là một dạng vắc xin được đưa vào cơ thể thông qua đường hô hấp, giúp kích thích hệ miễn dịch mà không cần tiêm dưới da hay vào cơ. Cơ chế hoạt động của loại vắc xin này là tạo phản ứng miễn dịch tại niêm mạc mũi – nơi tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài và là "cửa ngõ" của nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh.
/vac_xin_xit_mui_la_gi_co_che_phong_benh_cua_vac_xin_xit_mui_3_4372d46452.png)
Nhờ ưu điểm không sử dụng kim tiêm, vắc xin xịt mũi ngày càng được ưa chuộng như một phương pháp thay thế tiện lợi cho vắc xin tiêm truyền thống. Loại vắc xin này thường được sử dụng để phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cúm mùa hoặc COVID-19. Một ví dụ điển hình là FluMist – vắc xin xịt mũi chứa virus cúm đã được làm yếu để giúp cơ thể nhận diện và chống lại tác nhân gây bệnh mà không gây nhiễm trùng nghiêm trọng.
Ngoài ra, vắc xin xịt mũi có thể thuộc nhiều loại khác nhau, bao gồm vắc xin sống giảm độc lực (như FluMist), vắc xin axit nucleic (mRNA dùng trong COVID-19) hoặc vắc xin protein (như vắc xin viêm gan B hoặc CorbeVax).
Tại Việt Nam đã lưu hành vắc xin xịt mũi chưa?
Vắc xin xịt mũi là phương pháp chủng ngừa hiện đại đã được cấp phép sử dụng tại một số quốc gia nhờ vào tính tiện lợi và hiệu quả cao. Không giống như phương pháp tiêm truyền thống sử dụng kim tiêm, loại vắc xin này được đưa vào cơ thể qua niêm mạc mũi, giúp kích thích phản ứng miễn dịch một cách tự nhiên và hạn chế cảm giác đau đớn.
Tại Việt Nam, vắc xin xịt mũi hiện chưa được triển khai rộng rãi. Dù một số cơ sở y tế và bệnh viện đã tiến hành nghiên cứu cũng như thử nghiệm lâm sàng nhưng loại vắc xin này vẫn chưa được tích hợp vào chương trình tiêm chủng chính thức. Trước khi được cấp phép lưu hành, vắc xin xịt mũi cần trải qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt để đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả.
/vac_xin_xit_mui_la_gi_co_che_phong_benh_cua_vac_xin_xit_mui_4_c72c62936f.png)
Trong tương lai, nếu có đủ bằng chứng khoa học khẳng định tính an toàn và hiệu quả, vắc xin xịt mũi có thể trở thành một lựa chọn phổ biến tại Việt Nam. Với ưu điểm dễ sử dụng và hạn chế cảm giác khó chịu khi tiêm, phương pháp này không chỉ mang lại trải nghiệm tiêm chủng thoải mái hơn mà còn góp phần nâng cao hiệu quả phòng chống dịch bệnh trong cộng đồng.
Những điều lưu ý khi dùng vắc xin xịt mũi
Có thể thấy, vắc xin xịt mũi là một trong những bước tiến mới trong lĩnh vực tiêm chủng với nhiều ưu điểm như tiện lợi, ít gây đau đớn và phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại vắc xin này.
Nhóm đối tượng phù hợp với vắc xin xịt mũi
Vắc xin xịt mũi đặc biệt hữu ích cho những người gặp khó khăn với hình thức tiêm thông thường hoặc cần một giải pháp tiêm chủng nhẹ nhàng hơn:
- Trẻ em: Đây là đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất từ vắc xin xịt mũi, vì phương pháp này không gây đau và giúp trẻ dễ dàng hợp tác hơn khi tiêm phòng.
- Người cao tuổi: Với cơ chế không xâm lấn, vắc xin xịt mũi giúp người lớn tuổi tránh được cảm giác khó chịu do tiêm nhiều lần, đồng thời giảm bớt lo lắng khi phải tiêm phòng.
- Bệnh nhân mắc nhiều bệnh nền: Vắc xin dạng xịt là giải pháp nhẹ nhàng hơn, giúp người có bệnh lý nền tuân thủ lịch tiêm chủng mà không phải chịu áp lực từ phương pháp tiêm truyền thống.
/vac_xin_xit_mui_la_gi_co_che_phong_benh_cua_vac_xin_xit_mui_2_b1c6c68827.png)
Nhóm không nên sử dụng vắc xin xịt mũi
Dù mang lại nhiều lợi ích, vắc xin xịt mũi không phù hợp với một số nhóm người do nguy cơ phản ứng phụ hoặc hiệu quả miễn dịch không đảm bảo.
- Người dị ứng với thành phần của vắc xin: Những người có tiền sử dị ứng với các thành phần của vắc xin có thể gặp phải phản ứng sau khi tiêm nghiêm trọng, thậm chí sốc phản vệ. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Người bị suy giảm miễn dịch: Xắc xin xịt mũi là dạng vắc xin sống giảm độc lực, có thể gây rủi ro cho những người có hệ miễn dịch yếu như bệnh nhân HIV/AIDS, người đang hóa trị hoặc dùng thuốc ức chế miễn dịch.
- Trẻ dưới 2 tuổi và người trên 50 tuổi: Hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện, trong khi ở người cao tuổi, khả năng đáp ứng miễn dịch có thể suy giảm. Điều này làm giảm hiệu quả của vắc xin xịt mũi ở hai nhóm tuổi này.
- Người mắc bệnh hô hấp mãn tính hoặc hen suyễn: Vì vắc xin được phun trực tiếp vào niêm mạc mũi nên có thể kích thích đường hô hấp, gây ngạt mũi, khó thở hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh hen suyễn và COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính).
- Phụ nữ mang thai: Hiện vẫn chưa có đủ bằng chứng về mức độ an toàn của vắc xin xịt mũi đối với thai phụ, nên tốt nhất không sử dụng loại vắc xin này.
- Người mới phẫu thuật vùng tai mũi họng: Những ai vừa trải qua can thiệp phẫu thuật ở khu vực này có nguy cơ nhiễm trùng hoặc kích ứng nếu sử dụng vắc xin dạng xịt khi niêm mạc chưa hồi phục hoàn toàn.
- Người đang bị sốt hoặc bệnh cấp tính: Khi cơ thể đang chống lại bệnh tật, hệ miễn dịch đã phải hoạt động hết công suất. Việc tiếp nhận thêm một loại vắc xin có thể làm chậm quá trình hồi phục, vì vậy nên hoãn tiêm chủng đến khi sức khỏe ổn định.
Các tác dụng phụ thường gặp khi dùng vắc xin xịt mũi
Giống như bất kỳ loại vắc xin nào khác, vắc xin xịt mũi có thể gây ra một số phản ứng phụ, dù hầu hết đều ở mức độ nhẹ và tạm thời.
- Tác dụng phụ thường gặp: Trẻ có thể bị chảy nước mũi, nghẹt mũi, đau đầu, mệt mỏi hoặc chán ăn. Những triệu chứng này thường chỉ kéo dài trong thời gian ngắn và sẽ tự biến mất.
- Tác dụng phụ hiếm gặp: Trong một số trường hợp rất hiếm, vắc xin có thể gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng, chẳng hạn như sốc phản vệ. Tỷ lệ xảy ra phản ứng này là khoảng 1/900.000 liều và nếu được xử lý kịp thời bằng Adrenaline, tình trạng này có thể được kiểm soát mà không để lại hậu quả nghiêm trọng.
/vac_xin_xit_mui_la_gi_co_che_phong_benh_cua_vac_xin_xit_mui_5_95f8e8d364.png)
Vắc xin xịt mũi là một phương pháp tiêm chủng hiện đại, mang lại nhiều ưu điểm như tiện lợi, dễ sử dụng và ít đau hơn so với tiêm truyền thống. Đặc biệt, nó giúp kích thích miễn dịch tại chỗ hiệu quả và là lựa chọn phù hợp cho trẻ em, người cao tuổi hoặc những ai sợ kim tiêm. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể sử dụng loại vắc xin này và việc lựa chọn hình thức tiêm chủng phù hợp cần được cân nhắc kỹ lưỡng. Với sự phát triển không ngừng của y học, vắc xin xịt mũi đang mở ra nhiều cơ hội trong phòng chống dịch bệnh, giúp việc tiêm chủng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn.
Mặc dù vắc xin xịt mũi vẫn chưa được sử dụng phổ biến tại Việt Nam, nhưng việc tiêm chủng bằng các loại vắc xin đã được kiểm chứng vẫn là giải pháp hiệu quả nhất để bảo vệ sức khỏe. Chủ động tiêm phòng không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch mà còn góp phần ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh trong cộng đồng. Nếu bạn đang tìm kiếm địa điểm tiêm chủng uy tín, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là một lựa chọn đáng tin cậy với đa dạng các loại vắc xin chất lượng, quy trình tiêm an toàn và đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp. Hãy chủ động bảo vệ bản thân và gia đình bằng cách đăng ký tiêm vắc xin ngay hôm nay!