Nhận biết rõ những triệu chứng của viêm màng não ở trẻ sơ sinh sẽ giúp bố mẹ có thể tìm kiếm sự giúp đỡ y tế kịp thời khi cần thiết, hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra những biến chứng nguy hiểm có thể cướp đi tính mạng trẻ. Để biết thêm một số thông tin chi tiết có liên quan tới viêm màng não ở trẻ sơ sinh, mời bạn đọc hãy theo dõi kỹ bài viết dưới đây.
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là gì?
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh là tình trạng nhiễm trùng lớp màng bao bọc não và tủy sống. Các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào bên trong khoang dịch não tủy và gây tổn thương hệ thần kinh, khiến cho khả năng vận động, sức khỏe và cả tính mạng, tương lai sau này của trẻ bị ảnh hưởng nặng nề.
/trieu_chung_viem_mang_nao_o_tre_so_sinh_bo_me_nen_biet_ro_1_fff774e148.png)
Nghiên cứu dịch tễ học đã cho thấy, tháng 5 đến tháng 10 là khoảng thời gian bệnh viêm màng não phát triển mạnh nhất tại Việt Nam với nguy cơ lây nhiễm cực kỳ cao. Mỗi năm nước ta có tới 600 ca mắc viêm màng não, trong số đó, tình trạng viêm màng não do não mô cầu chiếm tới 14% tổng số ca mắc bệnh. Đây là căn bệnh đặc biệt nguy hiểm với khả năng lây lan cao bố mẹ hoàn toàn không được chủ quan. Nhiều trường hợp bệnh dù đã được phát hiện và điều trị tích cực từ sớm, song tỷ lệ tử vong vẫn lên tới 8 - 15%.
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây viêm màng não ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, tác nhân phổ nhất được ghi nhận đó chính là do các loại vi khuẩn, virus, nấm và vi trùng.
/trieu_chung_viem_mang_nao_o_tre_so_sinh_bo_me_nen_biet_ro_1_8b35eb758f.png)
Triệu chứng viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Viêm màng não ở trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện thứ phát sau nhiễm trùng huyết. Mặt khác, các triệu chứng khởi phát bệnh đôi khi cũng sẽ không rõ rệt, khiến cho các bậc phụ huynh dễ nhầm lẫn với tình trạng cúm thông thường. Nếu nhận thấy cơ thể trẻ xuất hiện các biểu hiện dưới đây, bố mẹ cần sớm đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời, tránh bỏ lỡ “thời gian vàng” điều trị bệnh.
Cụ thể:
- Trẻ thở không đều, thở rên và có cơn ngừng thở.
- Suy giảm trương lực cơ, mất các phản xạ sơ sinh và bị co giật.
- Trẻ bị sốt cao một cách từ từ hoặc đột ngột, sốt cũng có thể đi kèm theo các biểu hiện khác như động kinh, co giật. Nếu trong trường hợp này trẻ không được cấp cứu kịp thời thì có thể mất tính mạng.
- Phụ huynh cần quan sát và sờ phần thóp đầu trẻ, nếu thóp phập phồng hoặc căng phồng thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng viêm màng não.
- Trẻ bị rối loạn ý thức, dễ bị kích thích, khó chịu, quấy khóc hoặc ngủ li bì, vận động kém, khó đánh thức, không thích được bế.
- Trẻ bỏ bú, không chịu bú, bú kém hoặc nôn trớ,...
- Một số trẻ sơ sinh khác xuất hiện các mảng xuất huyết dưới da hoặc có hiện tượng chảy máu cam bất thường.
Tình trạng viêm màng não có thể dẫn tới nhiều biến chứng nghiêm trọng như áp xe não, tổn thương dây thần kinh sọ, biến chứng ngoài hệ thần kinh, tắc nghẽn dịch não tủy,... Các trường hợp chẩn đoán và điều trị bệnh muộn có thể gặp phải các di chứng khác như hội chứng não nước, câm, điếc, mù, lác, tổn thương dây thần kinh khu trú gây liệt, rối loạn tâm thần, động kinh,...
/trieu_chung_viem_mang_nao_o_tre_so_sinh_bo_me_nen_biet_ro_2_b0cc80be64.png)
Biện pháp phòng ngừa viêm màng não ở trẻ sơ sinh
Nhờ sự tiến bộ của y học mà ngày nay, bệnh viêm màng não ở trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể được phòng ngừa bằng biện pháp tiêm vắc xin. Trước khi có kế hoạch mang thai, mẹ bầu nên thực hiện tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin phòng viêm màng não được các bác sĩ khuyến cáo.
Ngoài ra, khi trẻ đã chào đời, trẻ sẽ cần được tiêm một số các loại vắc xin dưới đây để đảm bảo sức khỏe có đủ khả năng chống lại tác nhân gây bệnh:
- Vắc xin Menactra: Vắc xin Menactra của Mỹ có khả năng phòng ngừa các bệnh viêm màng não, viêm phổi và nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn não mô cầu tuýp A, C, Y, W-135. Vắc xin này có thể thực hiện tiêm cho cả người lớn và trẻ nhỏ từ 9 tháng tuổi.
- Vắc xin Va-mengoc BC: Loại vắc xin này giúp phòng ngừa viêm màng não do vi khuẩn não mô cầu tuýp B và C. Trẻ nhỏ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn có thể thực hiện tiêm theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Vắc xin Synflorix: Vắc xin Synflorix dành cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến dưới 6 tuổi, giúp phòng ngừa các bệnh gây ra bởi phế cầu khuẩn như viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, viêm tai giữa cấp tính và hội chứng nhiễm trùng.
- Vắc xin phòng viêm màng não do Hib: Có thể thực hiện tiêm các loại vắc xin phối hợp như vắc xin 6 trong 1 (có chứa thành phần Hib) hoặc tiêm vắc xin Hib riêng lẻ như vắc xin Quimi-Hib.
- Vắc xin Prevenar 13: Vắc xin Prevenar 13 giúp phòng các bệnh do phế cầu cộng hợp 13 tuýp có thể tiêm cho trẻ nhỏ, người lớn, người trưởng thành và cả những người cao tuổi đang mắc các bệnh lý mãn tính.
- Vắc xin Pneumovax 23: Loại vắc xin này giúp phòng các bệnh nhiễm trùng xâm lấn do 23 chủng vi khuẩn phế cầu gây ra. Những người đã tiêm vắc xin phế cầu 13 vẫn nên tiêm phế cầu 23 để tăng mức độ bảo vệ sức khỏe khỏi các chủng phế cầu khuẩn nguy hiểm.
Tất cả các loại vắc xin phòng viêm màng não được đề cập trên đã và đang có mặt tại Trung tâm Tiêm chủng Long Châu với giá cả công khai, hợp lý. Nếu bố mẹ đang băn khoăn tìm một địa điểm tiêm chủng uy tín cho con về lâu dài, đây sẽ là một sự lựa chọn đúng đắn.
Với đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm chủng chuyên nghiệp và cơ sở vật chất hiện đại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đảm bảo sẽ mang đến sự bảo vệ tốt nhất cho sức khỏe của mỗi gia đình Việt Nam.
/trieu_chung_viem_mang_nao_o_tre_so_sinh_bo_me_nen_biet_ro_3_41ca8f256c.png)
Viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm, đặc biệt là đối với trẻ sơ sinh, việc nhận biết sớm các triệu chứng và đưa ra biện pháp phòng ngừa, điều trị kịp thời là vô cùng quan trọng. Thực hiện tiêm vắc xin đầy đủ chính là biện pháp hiệu quả giúp bảo vệ trẻ trước những nguy cơ mắc bệnh. Bố mẹ hãy chủ động đưa trẻ đi tiêm đúng lịch để đảm bảo sức khỏe và tương lai tươi sáng cho con yêu!