icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm

Ái Vân04/07/2025

Ngạt mũi về đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ, khiến trẻ khó thở, ngủ không sâu giấc và dễ quấy khóc. Hiện tượng này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ mà còn có thể gây mệt mỏi, biếng ăn và giảm sức đề kháng nếu kéo dài. Việc nhận biết nguyên nhân và áp dụng cách xử lý đúng khi trẻ bị ngạt mũi về đêm sẽ giúp cha mẹ bảo vệ sức khỏe đường hô hấp của con và hỗ trợ trẻ có giấc ngủ ngon hơn.

Khi màn đêm buông xuống, không ít cha mẹ lo lắng vì con bỗng dưng thở khò khè, nghẹt mũi và trằn trọc khó ngủ. Trẻ bị ngạt mũi về đêm không chỉ khiến giấc ngủ bị gián đoạn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này và cha mẹ cần xử lý ra sao để giúp trẻ dễ thở, ngủ yên giấc suốt đêm?

Nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm

Trẻ bị ngạt mũi về đêm là tình trạng không hiếm gặp, khiến con dễ giật mình, ngủ không sâu và thở khò khè, thậm chí bỏ bú hoặc ăn kém vào hôm sau. Để xử lý hiệu quả, cha mẹ cần xác định đúng nguyên nhân gây ra tình trạng này.

Cảm cúm

Cảm cúm là nguyên nhân khá phổ biến do virus cúm gây ra. Trẻ thường có biểu hiện sốt cao, ho, hắt hơi liên tục, sổ mũi và nghẹt mũi. Các triệu chứng thường rõ rệt hơn vào ban đêm vì khi nằm, dịch mũi khó thoát ra ngoài, dễ gây tắc nghẽn đường thở.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm 1
Cảm lạnh có thể  khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm

Cảm lạnh

Cảm lạnh cũng khiến trẻ bị ngạt mũi về đêm vì niêm mạc mũi sưng nề, tăng tiết dịch nhầy. Trẻ còn kèm theo ho nhẹ, sốt vừa hoặc không sốt, mệt mỏi. Không khí lạnh ban đêm càng làm tình trạng nghẹt mũi rõ rệt hơn.

Mọc răng

Khi mọc răng (thường từ 6 tháng tuổi), nướu sưng đau khiến trẻ khó chịu, quấy khóc và chảy nhiều nước dãi. Đồng thời, dịch tiết vùng mũi họng tăng lên, dễ làm khoang mũi bị tắc nghẽn dẫn đến nghẹt mũi khi ngủ.

Dị ứng

Tiếp xúc với bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật hoặc thay đổi thời tiết đột ngột có thể khiến trẻ dị ứng. Lúc này, niêm mạc mũi phù nề, dịch tiết ra nhiều hơn, dẫn đến ngạt mũi và hắt hơi kéo dài, đặc biệt khi nằm nghỉ ban đêm.

Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm 2
Nguyên nhân trẻ bị ngạt mũi về đêm có thể đến từ dị ứng

Viêm xoang

Viêm xoang là tình trạng viêm nhiễm tại các hốc xoang do virus, vi khuẩn hoặc nấm. Bệnh khiến dịch trong xoang không thoát ra ngoài được, ứ đọng lại gây tắc nghẽn, khiến trẻ thở khó khăn, khò khè vào ban đêm.

Các cách giúp dễ thở khi trẻ bị ngạt mũi về đêm

Trẻ bị ngạt mũi về đêm khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng, lúng túng vì chưa biết nên chăm sóc con như thế nào cho đúng cách. Dưới đây là những biện pháp hữu ích mà bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng để hỗ trợ bé khi trẻ bị ngạt mũi về đêm.

Kê cao đầu và massage nhẹ vùng mũi

Một trong những mẹo hữu ích giúp cải thiện tình trạng trẻ bị ngạt mũi về đêm là chỉnh tư thế ngủ bằng cách kê cao đầu. Bạn có thể đặt thêm gối mỏng hoặc gấp khăn mềm kê dưới đầu bé, giúp mũi thông thoáng, bé dễ thở hơn khi ngủ.

Ngoài ra, mẹ có thể dùng hai ngón tay day nhẹ nhàng hai bên cánh mũi theo chiều từ trên xuống, kết hợp lau sạch dịch mũi nếu có. Khi cần thiết, hãy xịt dung dịch lợi khuẩn chuyên biệt cho tai - mũi - họng để bảo vệ niêm mạc mũi cho bé.

Làm sạch mũi đúng cách

Giữ cho mũi bé luôn sạch là bước quan trọng khi xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm. Cha mẹ nên sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi, giúp loại bỏ bụi bẩn và dịch nhầy. Sau đó, dùng dụng cụ hút mũi hỗ trợ làm thông thoáng khoang mũi.

Cách thực hiện:

  • Đặt bé nằm nghiêng, đầu gối nhẹ lên khăn mềm.
  • Giữ đầu bé chắc chắn nhưng nhẹ nhàng.
  • Nhỏ từ từ nước muối vào một bên mũi để dịch chảy qua mũi đối diện, lặp lại tương tự cho bên còn lại.
  • Dùng khăn sạch lau khô.
  • Kết hợp sản phẩm xịt mũi an toàn cho trẻ (nếu cần).
Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm 3
Làm sạch mũi bằng nước muối sinh lý là bước quan trọng khi xử lý trẻ bị ngạt mũi về đêm

Đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ

Một chế độ ăn đa dạng, giàu dưỡng chất là cách hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh đường hô hấp. Thiếu hụt các khoáng chất như kẽm, sắt hay vitamin dễ khiến bé dễ mắc bệnh và tình trạng ngạt mũi nặng hơn.

Giữ độ ẩm không khí hợp lý

Phòng ngủ quá khô cũng là nguyên nhân khiến mũi bé dễ bị khô rát, khó thở. Cha mẹ nên duy trì độ ẩm phòng ở mức hợp lý (nhiệt độ khoảng 27°C), có thể dùng máy tạo ẩm hoặc đặt thêm chậu nước nhỏ trong phòng. Một vài giọt tinh dầu tràm hoặc bạc hà thoa nhẹ ở gan bàn chân, tay cũng giúp bé dễ chịu hơn khi ngủ.

Biện pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ nhỏ

Để giảm nguy cơ trẻ bị ngạt mũi về đêm hoặc vào ban ngày, cha mẹ cần lưu ý thực hiện những biện pháp phòng ngừa sau:

  • Giữ không gian sống luôn sạch sẽ và thông thoáng: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, hạn chế bụi bẩn, nấm mốc trong phòng ngủ và những khu vực bé sinh hoạt.
  • Hạn chế các yếu tố gây dị ứng: Tránh để trẻ tiếp xúc gần với vật nuôi, thú cưng hay đồ dùng dễ phát tán lông, bụi vải…
  • Vệ sinh mũi định kỳ bằng nước muối sinh lý.
  • Bổ sung dinh dưỡng và tăng cường đề kháng: Với trẻ sơ sinh, nên cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu để cung cấp đầy đủ kháng thể tự nhiên. Đối với trẻ lớn hơn, cần duy trì chế độ ăn cân đối, giàu vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh hô hấp.
  • Giữ ấm cơ thể đúng cách: Đặc biệt trong thời điểm giao mùa hoặc khi trời trở lạnh, cần mặc đủ ấm cho bé, giữ ấm vùng cổ, ngực và bàn chân. 
Nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ngạt mũi về đêm 4
Giữ không gian sống luôn sạch sẽ giúp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ nhỏ

Trẻ bị ngạt mũi về đêm khiến bé khó chịu, mất ngủ và ảnh hưởng sức khỏe. Hiểu đúng nguyên nhân và áp dụng biện pháp xử lý kịp thời như làm sạch mũi, giữ ấm, tăng độ ẩm phòng sẽ giúp bé dễ thở hơn. Nếu tình trạng không cải thiện hoặc kèm triệu chứng nặng, bố mẹ nên đưa bé đi khám để được hỗ trợ đúng cách.

Tiêm vắc xin đầy đủ, đặc biệt là vắc xin phế cầu và cúm, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp – nguyên nhân phổ biến gây ngạt mũi ở trẻ. Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cung cấp vắc xin chính hãng, an toàn, với đội ngũ y tế giàu kinh nghiệm. Gọi ngay tổng đài miễn phí 1800 6928 để được tư vấn và đặt lịch tiêm cho bé.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN