icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
30_4_2025_header_web_2_e7f82ebc3b30_4_2025_header_app_1_1fb85f5a69

Có tồn tại vắc xin quai bị đơn để phòng ngừa bệnh hay không?

Trà My01/04/2025

Quai bị là một căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra. Bệnh có thể gây sưng đau ở tuyến nước bọt mang tai hay còn gọi là viêm tuyến mang tai. Hiện tại thì bệnh quai bị hoàn toàn có thể phòng ngừa được bằng cách tiêm vắc xin. Vậy có vắc xin quai bị đơn không, mời bạn đọc cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.

Thực tế, chúng ta vẫn thường nghe đến các vắc xin phối hợp như vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella. Như vậy, liệu có vắc xin quai bị đơn hay không? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết về bệnh quai bị và tiêm vắc xin phòng ngừa bệnh quai bị.

Liệu có vắc xin quai bị đơn hay không?

Quai bị là một loại bệnh do virus quai bị gây ra, virus này thuộc nhóm paramyxovirus. Bệnh thường bắt đầu với các triệu chứng như đau đầu, sốt và cảm thấy mệt mỏi. Sau đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng sưng tuyến mang tai (khiến má và hàm của người bệnh bị sưng phồng lên), kèm với đau khi nhai, nuốt.

Trước đây, quai bị là một căn bệnh phổ biến ở trẻ em. Tuy nhiên, sau khi vắc xin quai bị được phát triển vào năm 1967, số lượng ca mắc bệnh đã giảm đáng kể. Mặc dù vắc xin đã giúp giảm tần suất mắc bệnh, nhưng vẫn có các trường hợp bùng phát, đặc biệt là ở những người tiếp xúc gần nhau trong thời gian dài, ví dụ như ở các trường đại học.

co-ton-tai-vac-xin-quai-bi-don-de-phong-ngua-benh-hay-khong.jpg

Để trả lời câu hỏi, liệu có vắc xin quai bị riêng không, ta cần đi về lịch sử. Vào năm 1967, vắc xin quai bị đơn lần đầu tiên được phát triển bởi Hilleman. Tuy nhiên, tiêm phòng vắc xin quai bị không được chú ý cho đến khi loại vắc xin này được đưa vào vắc xin MMR kết hợp, nhằm mục tiêu phòng bệnh sởi, quai bị và Rubella. Và vắc xin kết hợp này đã được sử dụng rộng rãi cho đến nay.

Các loại vắc xin quai bị hiện hành

Cho đến hiện nay, vắc xin quai bị đơn không có sẵn. Vắc xin quai bị sẽ được bao gồm trong các vắc xin kết hợp sau:

  • Vắc xin phòng Sởi - Quai bị - Rubella (MMR);
  • Vắc xin phòng Sởi - Quai bị - Rubella - Thuỷ đậu (MMRV).

Hiện tại, Việt Nam chưa có vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella - Thuỷ đậu (MMRV) phối hợp, và việc tiêm vắc xin MMRV phối hợp cũng không được ưu tiên hơn ở quốc tế. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nên tiêm riêng vắc xin MMR và vắc xin thuỷ đậu ở liều đầu tiên cho trẻ em từ 12 - 47 tháng tuổi, trừ trường hợp cha mẹ hoặc người chăm sóc muốn tiêm vắc xin phối hợp MMRV.

Như vậy, bạn có thể phòng ngừa bệnh quai bị bằng cách tiêm phòng vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR).

co-ton-tai-vac-xin-quai-bi-don-de-phong-ngua-benh-hay-khong 2.jpg

Khuyến nghị tiêm phòng vắc xin quai bị

Khuyến nghị tiêm phòng vắc xin MMR

Theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) được khuyến nghị trong các trường hợp sau:

  • Trẻ em cần tiêm 2 liều vắc xin MMR: Liều thứ nhất từ 12 - 15 tháng tuổi và liều thứ hai từ 4 - 6 tuổi.
  • Trẻ lớn hơn, thanh thiếu niên, người lớn: Cũng cần tiêm 1 hoặc 2 liều vắc xin MMR nếu không có bằng chứng miễn dịch. Các liều cách nhau ít nhất 28 ngày.
  • Người đi du lịch quốc tế: Nên tiêm vắc xin đầy đủ trước khi đi du lịch.
  • Những người có nguy cơ cao: Trong thời gian bùng phát dịch quai bị, các đối tượng nguy cơ cao có thể cần tiêm thêm 1 liều MMR.

Ai không nên tiêm vắc xin MMR?

Một số đối tượng không nên tiêm vắc xin MMR, hoặc cần phải đợi để theo dõi và kiểm tra thêm bao gồm:

  • Đã từng bị dị ứng với vắc xin MMR trước đó, hoặc bị bất kỳ phản ứng dị ứng nào nghiêm trọng, đe doạ tính mạng.
  • Đang hoặc có thể mang thai, hãy đợi đến khi không mang thai nữa mới tiêm vắc xin MMR. Và tránh mang thai ít nhất 1 tháng sau khi tiêm vắc xin MMR.
  • Có suy yếu hệ miễn dịch (do bệnh hoặc do điều trị bệnh). Có người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh miễn dịch hệ thống.
  • Gần đây có truyền máu hoặc nhận các chế phẩm máu (cần trì hoãn tiêm vắc xin trong 3 tháng hoặc lâu hơn).
  • Hiện đang mắc bệnh lao.

Nếu bạn có tiêm vắc xin khác trong 4 tuần qua, cảm giác mệt hoặc bị bệnh nặng, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm vắc xin.

co-ton-tai-vac-xin-quai-bi-don-de-phong-ngua-benh-hay-khong 3.jpg

Địa chỉ tiêm phòng vắc xin quai bị uy tín

Trung tâm Tiêm chủng Long Châu là địa chỉ đáng tin cậy, cung cấp dịch vụ tiêm chủng chất lượng cao cho mọi lứa tuổi. Trung tâm luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu tiêm vắc xin Sởi - Quai bị - Rubella (MMR) với nguồn vắc xin đạt chuẩn quốc tế, được bảo quản nghiêm ngặt.

Với đội ngũ y bác sĩ tận tâm, cơ sở vật chất hiện đại và quy trình tiêm chủng an toàn, Long Châu cam kết mang đến sự an tâm và hài lòng cho khách hàng. Đặc biệt, trung tâm còn hỗ trợ tư vấn lịch tiêm phòng cá nhân hóa, giúp bạn dễ dàng theo dõi và hoàn thiện đầy đủ các mũi tiêm cần thiết.

Hãy lựa chọn Trung tâm Tiêm chủng Long Châu để bảo vệ sức khỏe cho bạn và những người thân yêu.

co-ton-tai-vac-xin-quai-bi-don-de-phong-ngua-benh-hay-khong 4.jpg

Qua bài viết “Có tồn tại vắc xin quai bị đơn để phòng bệnh hay không?”, hy vọng quý độc giả sẽ có đủ thông tin về vắc xin quai bị đang được sử dụng, đối tượng nên và không nên tiêm vắc xin, từ đó có thể đưa ra quyết định hợp lý để giúp ngăn ngừa bệnh quai bị một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Vắc xin quai bị có trong tiêm chủng mở rộng không?

Vắc xin sởi - quai bị - Rubella của Bỉ tiêm mấy mũi là đủ?


Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

Vắc xin lẻ

flag
Hoa Kỳ
DSC_07237_9df6685235

425.000đ

/ Lọ

/ Lọ

Gói vắc xin

Illus_Goi_blue_1_5eeb7f570b

17.286.310đ

/ Gói

17.834.300đ

/ Gói
Illus_02e6955310

5.746.360đ

/ Gói

5.970.800đ

/ Gói
Illus_Goi_blue_3_ad13668bfe

19.281.860đ

/ Gói

19.885.800đ

/ Gói

NGUỒN THAM KHẢO

Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN