Sự ra đời của vắc xin đã trở thành “lá chắn” kiên cố, ngăn chặn nhiều ca tử vong và bảo vệ hàng triệu sinh mạng mỗi năm trước những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong số đó, vắc xin Covid-19 là một ví dụ điển hình của vắc xin vector virus, nổi bật với khả năng kích hoạt hệ miễn dịch, tạo ra kháng thể chủ động mạnh mẽ chống lại tác nhân gây bệnh. Vậy loại vắc xin tiên tiến này có những đặc điểm và cơ chế hoạt động như thế nào? Trung tâm Tiêm chủng Long Châu sẽ cùng bạn khám phá trong bài viết dưới đây.
Lịch sử hình thành và phát triển của vắc xin
Từ những năm thế kỷ 15 nhiều người dân đã chủ động phòng ngừa nhiều bệnh bằng cách chủ động tạo ra kháng thể đặc hiệu với bệnh đậu mùa sau khi khỏi bệnh khi cố tình để người khỏe mạnh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh thủy đậu.
Sau đó đến năm 1774 một nông dân tại Anh đã khám phá và thử nghiệm cho người nhiễm một loại virus ở bò để phòng ngừa bệnh đậu mùa.
Giai đoạn năm 1796 bác sĩ/nhà khoa học người Anh Edward Jenner đã mở rộng thử nghiệm này và phát minh ra vắc xin đầu tiên của nhân loại ngừa bệnh đậu mùa, kể từ đó con người sở hữu “vũ khí” tối ưu nhất để phòng chống nhiều bệnh nguy hiểm, hạn chế các trường hợp xuất hiện biến chứng và giảm đáng kể tỷ lệ tử vong cho cả người lớn và trẻ em.
/vac_xin_vector_virus_la_gi_uu_nhuoc_diem_va_kha_nang_mien_dich_1_ad55be96d0.png)
Vắc xin vector virus là gì? Ưu nhược điểm của vắc xin
Vắc xin vector virus được bào chế bằng cách đưa mã di truyền kháng nguyên của virus gây bệnh vào một virus vô hại khác, khi vào cơ thể vắc xin vector virus mang đến khả năng tổng hợp protein kháng nguyên của virus gây bệnh cho tế bào người tiêm, đồng thời kích thích sản sinh kháng thể đặc hiệu chủ động để bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây bệnh.
Ưu điểm
- Vắc xin vector virus được thực hiện bởi công nghệ đã được thiết lập tốt.
- Vector virus có khả năng miễn dịch mạnh mẽ, hiệu quả cao với phác đồ tiêm thông thường từ 1 - 2 mũi.
- Phản ứng miễn dịch liên quan đến tế bào lympho T và lympho B.
Nhược điểm
- Quy trình công nghệ sản xuất và bảo quản vắc xin vector virus tương đối phức tạp vì liên quan đến di truyền tế bào.
- Chi phí sản xuất và bảo quản cao, dẫn đến chi phí tiêm ngừa cũng cao hơn so với các loại vắc xin khác.
- Giảm hiệu quả miễn dịch của vắc xin nếu đã tiếp xúc với virus vector trước và tiếp xúc với mã di truyền kháng nguyên sau.
Một số loại vắc xin vector virus điển hình như vắc xin Covid-19 AstraZeneca (Anh), Janssen (Bỉ và Hà Lan), Sputnik V (Nga),...
/vac_xin_vector_virus_la_gi_uu_nhuoc_diem_va_kha_nang_mien_dich_2_ec8c54fb83.png)
Những điều cần biết về khả năng kích hoạt miễn dịch của vắc xin vector virus
Quá trình phát triển của virus trong cơ thể từ khi xâm nhập và chiếm được bộ máy tạo protein, đọc mã di truyền của virus và tạo ra chủng virus mới. Từ đó kháng nguyên trong các hạt virus mới có thể kích hoạt phản ứng miễn dịch.
Vắc xin vector virus cũng có nguyên tắc tương tự khi kháng nguyên được tạo ra từ lúc tế bào vật chủ nhận được mã di truyền, lúc này vector virus sẽ hoạt động như hệ thống phân phối các phương tiện xâm nhập vào tế bào và chèn mã cho các kháng nguyên của virus gây ra các mầm bệnh (mà chúng ta tiêm vắc xin để phòng ngừa).
Hiểu đơn giản hơn là virus như người lính bị lấy đi vũ khí, chỉ có nhiệm vụ mang kháng nguyên đến các tế bào của bạn, khi tế bào nhận được kháng nguyên sẽ tạo ra kháng thể để sẵn sàng chống lại nếu virus gây bệnh xâm nhập và cơ thể cũng sẽ có miễn dịch an toàn mà không cần phải đợi đến khi mắc bệnh.
/vac_xin_vector_virus_la_gi_uu_nhuoc_diem_va_kha_nang_mien_dich_3_340e2596bb.png)
Virus gây bệnh điển hình được phát triển từ vector
Đã có nhiều loại virus được phát triển thành vector như virus Polinosa Morbillarum gây bệnh sởi, virus Adenovirus gây ra các vấn đề về hô hấp và virus vaccinia.
Các vector này bị lấy đi các gen gây bệnh và cả gen cho phép chúng sao chép trong cơ thể để chúng trở nên vô hại, sau đó áp dụng các hướng dẫn di truyền để tạo ra kháng nguyên từ vi khuẩn mục tiêu mà vắc-xin đang được phát triển chống lại vào bộ gen của vectơ virus.
/vac_xin_vector_virus_la_gi_uu_nhuoc_diem_va_kha_nang_mien_dich_4_bf575c126c.png)
2 loại vắc xin chính dựa theo vector virus
Hiện nay đối với vector virus sẽ có hai loại vắc xin chính:
- Vắc xin vector không sao chép: Không thể tạo ra các hạt virus mới, chỉ có thể tạo kháng nguyên vắc xin và vắc xin vector virus Covid-19 là một điển hình khi được phát triển sử dụng các vector virus không sao chép.
- Vắc xin vector sao chép: Có khả năng tạo ra các hạt virus mới trong tế bào mà chúng lây nhiễm, sau đó tiếp tục lây nhiễm các tế bào mới cũng sẽ tạo ra kháng nguyên vắc xin.
Cả hai loại vắc xin vector virus này khi tiêm vào cơ thể sẽ lây nhiễm vào các tế bào của chúng ta, đồng thời đưa các mã gen di truyền và gen kháng nguyên vào nhân tế bào. Sau đó các tế bào sẽ sản xuất kháng nguyên cũng là những protein của chính chúng và được thể hiện trên bề mặt với nhiều protein khác, cho đến khi phát hiện kháng nguyên lạ xâm nhập chúng sẽ tự tạo phản ứng miễn dịch (gồm tế bào B sản xuất kháng thể, tế bào T tìm kiếm và tiêu diệt tế bào nhiễm bệnh) để chống lại kháng nguyên đó.
Thách thức đối với người đã từng tiếp xúc với vector virus
Bên cạnh ưu điểm về khả năng miễn dịch mạnh mẽ, cũng có điều bất lợi khác đó là tình trạng “miễn dịch chống vector” đối với người đã từng đã từng tiếp xúc với vector virus và tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại nó. Điều này dẫn đến liều tiêm vắc xin thứ hai sẽ không đạt hiệu quả và giải pháp được đưa ra là có thể tiêm bằng vector virus khác.
/vac_xin_vector_virus_la_gi_uu_nhuoc_diem_va_kha_nang_mien_dich_5_27af0d128d.png)
Giải pháp đối với thách thức của vắc xin vector virus
Hai vắc xin Covid-19 từ Johnson & Johnson/Janssen Pharmaceuticals và AstraZeneca/Đại học Oxford) đã sử dụng adenovirus làm vector. Có thể mỗi vắc xin sẽ được phát triển khác nhau nhưng điểm chung đều là tìm loại virus mà ít người tiếp xúc nhất bằng cách sử dụng adenovirus ở khỉ.
Vì ở người có nhiều loại adenovirus phổ biến khác nhau, nếu sử dụng virus phổ biến này sẽ luôn có người đã nhiễm bệnh tự nhiên và miễn dịch sẽ bị tấn công trước khi vắc xin có tác dụng.
Vắc xin vector virus có dễ sản xuất không?
Theo cách truyền thống khi sản xuất vắc xin vector virus với số lượng ít, các vector virus sẽ được nuôi cấy trong các tế bào và gắn vào chất nền thay thế các tế bào trôi nổi tự do, nhưng đối với kế hoạch sản xuất vắc xin vector quy môn lớn lại là trở ngại lớn khi áp dụng phương pháp trên. Tuy nhiên hiện nay các dòng tế bào treo đang được phát triển, giúp các vector virus được nuôi cấy dễ hơn trong các lò phản ứng sinh học lớn.
Thêm nữa việc sản xuất vắc xin vector cũng gồm nhiều bước và thành phần phức tạp, điều đáng nói là mỗi bước làm trong quy trình sản xuất đều làm tăng nguy cơ nhiễm bẩn nên việc thử nghiệm thực tế sau mỗi bước làm cũng là điều cần thiết và chi phí cũng sẽ tăng cao hơn.
Hiện nay vắc xin vector được sử dụng phổ biến ở các vắc xin dành cho động vật, cũng là một công nghệ khá mới để áp dụng ở người và luôn nhận về nhiều sự quan tâm vấn đề an toàn khi tiêm, nhưng hiện cũng đã có một số cơ quan quản lý quốc tế cho phép sử dụng.
/vac_xin_vector_virus_la_gi_uu_nhuoc_diem_va_kha_nang_mien_dich_6_ed26443da6.png)
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu vẫn đang là đơn vị cung cấp đầy đủ các loại vắc xin chất lượng ngừa bệnh truyền nhiễm từ nhiều nhà sản xuất uy tín trên thế giới, cam kết mang lại dịch vụ tiêm chủng an toàn cho các khách hàng. Đặt lịch tiêm ngừa bảo vệ cơ thể và người thân yêu khỏi các bệnh nguy hiểm hoặc tư vấn miễn phí qua hotline Long Châu 1800 6928 để được hỗ trợ nhanh nhất.
Hy vọng qua bài viết trên của Trung tâm Tiêm chủng Long Châu, bạn đọc sẽ hiểu rõ hơn về các giai đoạn phát triển của vắc xin nói chung và cơ chế hoạt động của vắc xin vector virus nói riêng và khả năng kích thích thích hệ miễn dịch của loại vắc xin này.