PPSV23, PCV15 và PCV20 là ba loại vắc xin phế cầu hiện hành có vai trò quan trọng trong việc dự phòng các bệnh lý nghiêm trọng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây nên, bao gồm viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi nặng và các dạng viêm phổi mắc phải trong cộng đồng. Mỗi loại vắc xin mang những đặc điểm riêng về phổ bảo vệ và nhóm đối tượng sử dụng. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về sự khác biệt giữa PPSV23, PCV15 và PCV20 cũng như các khuyến nghị về thời điểm tiêm phòng phù hợp.
Đặc điểm của từng loại vắc xin: PPSV23, PCV15 và PCV20
PPSV23 (Pneumovax 23): Bảo vệ 23 chủng, dành cho người lớn
Pneumovax 23 hay còn gọi là vắc xin phế cầu polysaccharide 23 chủng, được khuyến cáo sử dụng nhằm phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết.
Vắc xin này bao phủ 23 chủng phế cầu khác nhau, gồm các chủng: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F và 33F chiếm phần lớn các tác nhân gây bệnh phế cầu xâm lấn. Khi tiêm, thành phần polysaccharide kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể, giúp nhận diện và tiêu diệt vi khuẩn phế cầu khi xâm nhập cơ thể.

PCV15 (Vaxneuvance): Thế hệ mới bảo vệ 15 chủng dùng cho trẻ em và người lớn
Vắc xin phế cầu PCV15 (Vaxneuvance) là sản phẩm thế hệ mới, được phát triển để phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn nghiêm trọng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Vắc xin bảo vệ chống lại 15 chủng phổ biến, gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F và bổ sung thêm hai chủng huyết thanh quan trọng là 22F và 33F – những chủng có liên quan đến bệnh nặng và tử vong ở người lớn cũng như người có bệnh nền.
PCV15 giúp ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa cấp và nhiễm khuẩn huyết, đặc biệt hiệu quả ở nhóm nguy cơ cao. Vắc xin được chứng minh có hiệu quả miễn dịch vượt trội, bảo vệ mạnh mẽ và lâu dài trước các chủng gây bệnh phế cầu xâm lấn. Việc sử dụng PCV15 đáp ứng nhu cầu phòng bệnh đa dạng và cập nhật theo khuyến cáo quốc tế là lựa chọn quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe cộng đồng, đặc biệt với trẻ em, người cao tuổi và người suy giảm miễn dịch.
PCV20 (Prevenar 20): Thế hệ mới nhất – bảo vệ 20 chủng, sử dụng cho người từ 18 tuổi trở lên
Vắc xin phế cầu PCV20 (Prevenar 20) là vắc xin cộng hợp thế hệ mới, được thiết kế để bảo vệ toàn diện chống lại các bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra (gồm: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 8, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 18C, 19A, 19F, 22F, 23F, 33F ), chúng gây ra các bệnh nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết và viêm tai giữa cấp.
Vắc xin Prevenar 20 được đánh giá là có khả năng bảo vệ cao dựa trên các chỉ số miễn dịch học và mở rộng phổ bảo vệ lên đến 20 týp huyết thanh, bao phủ nhiều hơn các chủng phế cầu khuẩn phổ biến gây bệnh nặng ở người lớn hiện nay.

Vắc xin PPSV23, PCV15 hay PCV20: Nên chọn vắc xin nào?
Phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm phổi, viêm màng não và nhiễm trùng huyết. Việc tiêm vắc xin phòng phế cầu giúp giảm nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt ở trẻ nhỏ, người cao tuổi và người có bệnh nền. Tuy nhiên, hiện nay có nhiều loại vắc xin phế cầu khác nhau, khiến nhiều người băn khoăn. Dưới đây là đặc điểm của vắc xin PPSV23, PCV15 và PCV20 dựa trên hướng dẫn mới nhất từ CDC Hoa Kỳ và các chuyên gia y tế.
Tiêu chí | PPSV23 (Pneumovax 23) | PCV15 (Vaxneuvance) | PCV20 (Prevnar 20) |
Số chủng bảo vệ | 23 chủng: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19F, 19A, 20, 22F, 23F, 33F | 15 chủng: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 22F, 23F, 33F | 20 chủng: 1, 3, 4, 5, 6A, 6B, 7F, 9V, 14, 18C, 19A, 19F, 23F, 8, 10A, 11A, 12F, 15B, 22F, 33F |
Đối tượng tiêm | Trẻ em từ 2 tuổi trở lên, thanh thiếu niên và người lớn. | Trẻ em từ 6 tuần tuổi trở lên. Người lớn ở mọi độ tuổi, đặc biệt là các nhóm có nguy cơ cao bao gồm người cao tuổi, người có bệnh nền. | Người lớn từ 18 tuổi trở lên (đặc biệt người cao tuổi và người có bệnh nền). |
Hiệu quả | Bảo vệ chống lại 23 chủng phế cầu, ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não, nhiễm khuẩn huyết, viêm tai giữa. | Bảo vệ chống lại 15 chủng phế cầu, bổ sung 22F và 33F so với PCV13, ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não, viêm tai giữa. | Bảo vệ chống lại 20 chủng phế cầu, ngăn ngừa viêm phổi, viêm màng não và nhiễm khuẩn huyết. |
Phản ứng sau tiêm | Sau tiêm chủng có khả năng gặp phải các phản ứng sau tiêm tại chỗ hoặc toàn thân, thường nhẹ không đáng lo và sẽ nhanh khỏi, bao gồm:
| Sau tiêm chủng có khả năng gặp phải các phản ứng sau tiêm tại chỗ hoặc toàn thân, thường nhẹ không đáng lo và sẽ nhanh khỏi, bao gồm:
| Sau tiêm chủng có khả năng gặp phải các phản ứng sau tiêm tại chỗ hoặc toàn thân, thường nhẹ không đáng lo và sẽ nhanh khỏi, bao gồm:
|
Việc lựa chọn loại vắc xin và lịch tiêm phù hợp cần dựa trên độ tuổi, tiền sử tiêm chủng và tình trạng sức khỏe của từng cá nhân. Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu, người dân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế trước khi quyết định tiêm chủng.

Nên tiêm vắc xin phế cầu khuẩn ở đâu?
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu hiện cung cấp các loại vắc xin phế cầu chất lượng cao như: Synflorix (phòng 10 chủng), Prevenar 13, Pneumovax 23, vắc xin phế cầu 15. Hiện tại, Trung tâm Tiêm chủng Long Châu đang trong quá trình chuẩn bị triển khai vắc xin phế cầu cộng hợp thế hệ mới Prevenar 20 (PCV20) nhằm đáp ứng nhu cầu tiêm chủng mở rộng với hiệu quả bảo vệ cao hơn cho cộng đồng.
Trung tâm Tiêm chủng Long Châu cam kết cung cấp vắc xin chính hãng, được bảo quản trong điều kiện đạt chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng tối ưu. Đội ngũ bác sĩ và chuyên viên y tế tại đây sẽ tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm vắc xin phế cầu theo từng độ tuổi. Để biết thêm thông tin chi tiết và đặt lịch tiêm, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Trung tâm Tiêm chủng Long Châu qua hotline 1800 6928 hoặc truy cập website chính thức của trung tâm.

Tổng kết lại, có thể thấy rằng cả ba loại vắc xin đều mang lại hiệu quả rõ rệt trong việc phòng ngừa các bệnh nguy hiểm do phế cầu khuẩn Streptococcus pneumoniae gây ra. Tuy nhiên, mỗi loại có phổ bảo vệ khác nhau và phù hợp với từng nhóm đối tượng cụ thể. Việc lựa chọn vắc xin thích hợp cần dựa trên độ tuổi, tình trạng sức khỏe hiện tại và mức độ nguy cơ mắc bệnh. Để đảm bảo hiệu quả phòng bệnh tối ưu, người dân nên tham khảo hướng dẫn chuyên môn từ bác sĩ và tuân thủ đầy đủ các khuyến nghị về lịch tiêm chủng.