icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Đường lây bệnh sởi, thủy đậu, tay chân miệng và cách phòng ngừa

Quỳnh Trâm24/02/2025

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây qua đường hô hấp, ủ bệnh 10 - 14 ngày, phát bệnh 4 - 7 ngày. Tuy nhiên bé khỏi bệnh vẫn có thể lây lan cho bé khác.

Thân mời ba mẹ lắng nghe chia sẻ từ Bác Sĩ Nguyễn Trí Đoàn - Trưởng khoa Nhi - Trưởng bộ phận Y học chứng cứ tại phòng Khám Victoria Healthcare nhé.

Các bệnh như Sởi, Quai bị, Thủy đậu và Tay chân miệng này lây lan qua dịch tiết đường hô hấp khi trẻ ho, hắt hơi mà không che miệng, khiến giọt bắn chứa virus lan ra môi trường.

Virus có thể lây trực tiếp khi trẻ hít phải giọt bắn, hoặc gián tiếp khi chạm vào các vật dụng có virus rồi đưa tay lên mắt, mũi, miệng.

Đặc biệt, bệnh Tay chân miệng còn lây qua đường tiêu hóa khi trẻ thải virus theo phân và người chăm sóc không rửa tay sạch. Virus gây bệnh Tay chân miệng có thể tồn tại trong phân từ 3 đến 10 tuần sau khi trẻ hết bệnh, làm cho việc kiểm soát lây nhiễm khó khăn.

Ngoài ra, trẻ không có triệu chứng vẫn có thể là nguồn lây bệnh Tay chân miệng.

Việc kiểm soát lây nhiễm ở môi trường nhà trẻ rất khó khăn vì trẻ thường không che miệng khi ho, hắt hơi và hay đưa tay lên miệng, mắt, mũi.

Tóm lại, cần phòng ngừa lây nhiễm bằng cách rửa tay và che miệng khi ho, đặc biệt là đối với các bệnh có vắc xin như Sởi và Thủy đậu. Tuy nhiên, bệnh Tay chân miệng khó kiểm soát hơn do không có vắc xin và nguồn lây khó xác định.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

Có thể bạn quan tâm

flag
Việt Nam
DSC_04417_e3464e3cf5

260.000đ

/ Liều

/ Liều
Chủ đề:
Chia sẻ:

NỘI DUNG LIÊN QUAN