icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Cẩn trọng nguy cơ mắc uốn ván khi dẫm phải vật sắc, nhọn

Hồng Ngọc24/02/2025

Dẫm phải vật sắc, nhọn là tình huống dễ gây tổn thương và tiềm ẩn nguy cơ mắc bệnh uốn ván nguy hiểm. Chỉ một vết thương nhỏ cũng có thể trở thành cửa ngõ cho vi khuẩn uốn ván xâm nhập và gây nhiễm trùng nghiêm trọng.

Cùng lắng nghe những giải đáp từ Tiến sĩ - Bác sĩ Chuyên khoa 2 Nguyễn Thị Thanh Hà - Phó Chủ tịch Hội kiểm soát Nhiễm khuẩn Việt Nam và Thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề này kỹ hơn nhé!

Khi bị vật sắc nhọn đâm vào chân, không nên nặn máu. Hãy rửa vết thương ngay lập tức bằng nước sạch, hoặc rửa với xà phòng. Việc này giúp loại bỏ chất bẩn và mầm bệnh, giảm nguy cơ nhiễm trùng. Sau khi rửa sạch, có thể sát khuẩn vết thương bằng cồn hoặc dung dịch sát khuẩn như Betadine. Nếu không có cồn, có thể dùng rượu trắng với nồng độ cồn từ 40 - 50 độ để sát khuẩn.

Đối với vết thương nhỏ, không cần băng bó. Nếu vết thương lớn, cần băng bó và đến cơ sở y tế để được xử lý. Điều quan trọng là cần tiêm phòng uốn ván, đặc biệt là khi tiếp xúc với vật sắc nhọn ở vùng ngập lụt, nơi có nguy cơ nhiễm vi khuẩn uốn ván cao.

Người chưa tiêm phòng uốn ván cần tiêm phòng trong vòng 24 giờ sau khi bị thương. Để đảm bảo miễn dịch, cần tiêm nhắc lại ba mũi. Uốn ván là một bệnh nguy hiểm và khó chữa, do đó tiêm phòng là biện pháp phòng ngừa hiệu quả nhất.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NỘI DUNG LIÊN QUAN