icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp

Kim Ngân07/05/2025

Buồng trứng giúp duy trì sức khỏe sinh sản ở nữ giới, đảm nhiệm chức năng sản xuất hai hormone sinh dục estrogen và progesterone - hormone chi phối quá trình sinh lý trong cơ thể phụ nữ, cũng là nơi khởi phát của nhiều bệnh lý phụ khoa thường gặp gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của phái nữ.

Buồng trứng là cơ quan sinh sản chính đảm nhiệm đồng thời hai chức năng vô cùng quan trọng nội tiết và ngoại tiết, nhưng buồng trứng cũng là nơi khởi phát của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe sinh sản và chất lượng cuộc sống của phụ nữ. Chính vì lẽ đó, việc hiểu rõ về cấu tạo cũng như các phương pháp chăm sóc buồng trứng đúng đắn là vô cùng cần thiết.

Thông tin cần biết về buồng trứng

Buồng trứng thực hiện đồng thời ba chức năng chính: Bảo vệ và lưu trữ trứng, giải phóng trứng và sản xuất hormone (chủ yếu là estrogen và progesterone) để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình mang thai trong hệ thống sinh sản của phụ nữ.Thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu hơn về vị trí và cấu tạo của buồng trứng trong cơ thể nữ giới, cụ thể:

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp 1
Buồng trứng đóng vai trò then chốt trong hệ thống sinh sản của phụ nữ

Vị trí buồng trứng trong cơ thể 

Buồng trứng thuộc một phần hệ thống sinh sản ở nữ giới và hệ thống nội tiết với hình dáng bầu dục, mỗi buồng trứng được đặt ở mỗi bên của tử cung, gần vùng bụng dưới và ống cổ tử cung để tạo ra các hormone điều hòa chu kì kinh nguyệt và quá trình sinh sản được mô tả như sau:

  • Hai bên trái phải của tử cung: Buồng trứng nằm gần vùng bụng dưới, ở phía hai bên của tử cung.
  • Gần ống cổ tử cung: Buồng trứng nằm gần vùng mở của ống cổ tử cung - nơi tiếp xúc với tinh trùng và là nơi diễn ra quá trình thụ tinh. Vị trí này cho phép buồng trứng kết nối với tử cung thông qua ống cổ tử cung và tham gia vào quá trình thụ tinh và phôi thai.
Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp 2
Buồng trứng nằm ở hai bên tử cung, trong khung chậu gần bụng dưới và tử cung qua ống dẫn trứng

Cấu tạo buồng trứng

3 phần chính của buồng trứng được cấu tạo cụ thể như sau:

  • Tủy: Trong buồng trứng được hình thành từ lớp mô có liên kết lỏng lẻo cùng với mạng lưới mạch máu thần kinh.

  • Vỏ: Của buồng trứng gồm mô liên kết với nhiều nang noãn, trong đó mỗi nang chứa một tế bào trứng và được bao quanh bởi một lớp tế bào nang.

  • Bề mặt: Của buồng trứng được hình thành bởi lớp biểu mô mầm và một nang mô có liên kết dày đặc dưới lớp biểu mô này.

Khi một bé gái chào đời trong lớp vỏ đã có sẵn những nang trứng có một tế bào trung tâm là noãn, đến giai đoạn dậy thì các nang trứng này sẽ chín và rụng, tạo nên hiện tượng rụng trứng trong chu kỳ kinh nguyệt ở nữ giới.

Hơn nữa với cấu tạo 3 lớp đặc biệt trên nên buồng trứng có thể đảm nhiệm nhiều vai trò quan trọng đối với quá trình thụ thai và nuôi dưỡng phôi.

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp 3
Cấu tạo đặc biệt của buồng trứng thực hiện các chức năng quan trọng trong quá trình sinh sản của nữ giới

Chức năng hoạt động của buồng trứng

Buồng trứng đảm nhiệm hai chức năng chính, nội tiết và ngoại tiết, đóng vai trò then chốt trong việc điều hòa kinh nguyệt và hỗ trợ quá trình thụ thai ở nữ giới, cụ thể:

Chức năng nội tiết: Sản xuất hormone estrogen và progesterone

Hai hormone sinh dục estrogen và progesterone rất quan trọng đối với sức khỏe sinh sản, trong đó:

Hormone estrogen

Estrogen là hợp chất steroid được sản xuất tại buồng trứng vào nửa đầu chu kỳ kinh nguyệt trước thời điểm rụng trứng, giúp duy trì các đặc tính sinh dục nữ như thay đổi giọng nói, dáng đi, sắc vóc, cơ quan sinh dục,...

Estrogen còn tác động đến tuyến vú, hệ thống xương và âm đạo, cũng lý giải vì sao khi thiếu estrogen cơ thể phụ nữ dễ gặp tình trạng loãng xương.

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp 4
Estrogen vừa là hormone đặc tính sinh dục nữ vừa duy trì sức khỏe toàn diện của phụ nữ trong suốt cuộc đời

Hormone progesterone

Progesterone là hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzyme A, giúp kích thích bài tiết và chuẩn bị niêm mạc tử cung để sẵn sàng đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ. 

Chức năng ngoại tiết: Giải phóng trứng để thụ tinh

Mỗi buồng trứng có hàng nghìn nang noãn và mỗi noãn chứa nhiều túi nhỏ trứng chưa chín, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt mỗi tháng, hormone FSH sẽ kích thích nang trứng đến khi một trong hai buồng trứng trưởng thành. 

Sau đó đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone hoàng thể LH tăng đột ngột dẫn đến rụng trứng và diễn ra hai tình huống:

  • Nếu trứng gặp tinh trùng: Sẽ diễn ra thụ tinh và sau đó trứng đã thụ tinh di chuyển qua ống dẫn trứng đến tử cung, đồng thời nồng độ progesterone cũng tăng cao để chuẩn bị niêm mạc tử cung sẵn sàng cho quá trình mang thai.

  • Nếu trứng không gặp tinh trùng: Trứng sẽ được đẩy ra bên ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung, gọi là kinh nguyệt.

Các bệnh lý về buồng trứng phổ biến

Thực tế có nhiều bệnh lý về buồng trứng các chị em thường gặp phải như từ mức độ viêm buồng trứng cho đến các bệnh ung thư nghiêm trọng như:

U nang buồng trứng

U nang buồng trứng hình thành do các túi chứa nước hoặc chất lỏng ở hoặc trên bề mặt buồng trứng được phân loại theo thời điểm trước và sau khi rụng trứng. Thêm nữa một số u nang có thể tự tan biến, không có triệu chứng có thể nhỏ hoặc lớn, gây đau vùng bụng dưới gây ra những thay đổi bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nguy hiểm hơn khi u nang buồng trứng có thể cản trở dòng máu hoặc có thể liên quan đến ung thư buồng trứng, đặc biệt là ở phụ nữ trong độ tuổi trung niên và người có yếu tố nguy cơ cao.

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp 5
Tầm soát định kỳ để phát hiện sớm các trường hợp có nguy cơ biến chứng hoặc liên quan đến ung thư buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nang trứng khi có sự thay đổi hormone và nang trứng không rụng hoặc rụng không đều, người mắc buồng trứng đa nang thường có mức hormone androgen cao, gồm cả testosterone.

Phụ nữ mắc bệnh PCOS sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2, bệnh mạch và nguy cơ ung thư tử cung.

Buồng trứng là gì? Cấu tạo, chức năng và các bệnh thường gặp 6
Hội chứng buồng trứng đa nang là một rối loạn nội tiết phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

Ung thư buồng trứng

Nguyên nhân chính xác gây bệnh ung thư buồng trứng xuất phát từ các tế bào trong buồng trứng vẫn chưa được xác định, nhưng các yếu tố như tuổi tác, tiền sử gia đình và việc sử dụng hormone sinh học được xem là nguy cơ gián tiếp dẫn đến bệnh. Một số triệu chứng được biết đến như mệt mỏi, buồn nôn, thay đổi cân nặng, đau bụng dưới,...

Trước những ảnh hưởng đáng kể có thể xảy ra ở buồng trứng, việc chủ động phòng ngừa bằng cách kiểm tra sức khỏe và thực hiện xét nghiệm HPV genotype. Ngoài ra hiện tại ở Trung tâm Tiêm chủng Long Châu có sẵn vắc xin HPV phòng ngừa các bệnh phụ khoa, cũng như cung cấp đa dạng các gói tiêm đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng, nếu bạn đang thắc mắc về chi phí xét nghiệm HPV, hãy liên hệ ngay qua hotline 1800 6928 để nhận tư vấn và đặt lịch tiêm sớm nhất.

Hy vọng qua bài viết trên bạn đọc sẽ có cái nhìn chi tiết hơn về cấu tạo, chức năng và các bệnh lý thường gặp ở buồng trứng, từ đó các chị em hãy chủ động thăm khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe buồng trứng của bạn nhé.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chia sẻ: