icon_app_03735b6399_696a3c8baf_193690009b

Tải ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu để xem sổ tiêm chủng điện tử

Mở trong ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Gọi Hotline: 1800 6928
470051785_8767135473405056_691967411107495592_n_6b2bbff755467434554_545745841560409_1066418224364723785_n_560a494f9c
Dau_cot_song_la_gi_Nhung_van_de_can_biet_ve_dau_cot_song_4f2410a397Dau_cot_song_la_gi_Nhung_van_de_can_biet_ve_dau_cot_song_4f2410a397

Đau cột sống là gì? Những vấn đề cần biết về đau cột sống

Thu Thảo22/05/2025

Đau cột sống là bệnh lý phổ biến, ảnh hưởng đến hàng triệu người ở mọi độ tuổi trên khắp thế giới. Cơn đau có thể âm ỉ kéo dài hoặc bùng phát dữ dội, thậm chí lan xuống chân, gây khó chịu và mệt mỏi. Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh cảm thấy đau đớn mà còn ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống thường ngày.

Tìm hiểu chung về đau cột sống

Đau cột sống là gì? 

Lưng của chúng ta được tạo nên từ nhiều cấu trúc khác nhau như đốt sống, tủy sống, đĩa đệm, dây chằng, gân và cơ bắp. Tất cả cùng phối hợp nhịp nhàng để nâng đỡ cơ thể và giúp bạn vận động linh hoạt mỗi ngày. Tuy nhiên, chỉ cần một trong số các bộ phận này gặp vấn đề, bạn có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng đau cột sống. Tùy vào mức độ và thời gian kéo dài, đau cột sống được chia thành ba loại:

  • Đau cột sống cấp tính: Xuất hiện đột ngột và thường chỉ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần.
  • Đau cột sống bán cấp: Có thể khởi phát đột ngột hoặc theo thời gian, kéo dài trong khoảng 4 - 12 tuần.
  • Đau cột sống mãn tính: Thường kéo dài trên 12 tuần và có thể tái diễn hàng ngày, ảnh hưởng lâu dài đến sinh hoạt và sức khỏe.

Triệu chứng thường gặp của đau cột sống

Những triệu chứng của đau cột sống

Đau cột sống có thể chỉ xuất hiện ở một vị trí cụ thể hoặc lan rộng ra khắp vùng lưng. Trong một số trường hợp, cơn đau còn lan sang các khu vực khác như mông, chân hoặc bụng. Mức độ đau ở mỗi người cũng khác nhau, tùy thuộc vào nguyên nhân, vị trí và loại đau. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bị đau cột sống:

  • Tăng đau khi nâng và cúi người.
  • Đau nặng hơn khi nghỉ ngơi, ngồi hoặc đứng.
  • Đau lưng đến rồi đi.
  • Cứng khớp vào buổi sáng khi thức dậy và đau lưng giảm đi khi hoạt động.
  • Đau lan ra khỏi lưng xuống mông, chân hoặc hông.
  • Tê hoặc yếu ở chân hoặc bàn chân.
  • Đau cột sống ở vùng thắt lưng (lưng dưới) và vùng cổ (cổ).
dau-cot-song-la-gi-nhung-van-de-can-biet-ve-dau-cot-song2.png
Đau cột sống kèm tê lan xuống chân có thể do chèn ép rễ thần kinh

Tác động của đau cột sống với sức khỏe 

Bệnh có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật trên toàn cầu. Khi cơn đau kéo dài, nó không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn hạn chế khả năng vận động.

Mặc dù đau cột sống cấp tính thường là tình trạng lành tính, xuất hiện trong thời gian ngắn và có thể tự cải thiện mà không cần can thiệp nhiều, nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh vẫn có thể tiến triển thành đau mãn tính. Khi đó, việc điều trị trở nên phức tạp và mất nhiều thời gian và giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Biến chứng có thể gặp của đau cột sống

Đau cột sống có thể gây ra các biến chứng sau:

  • Tổn thương thần kinh: Chèn ép dây thần kinh do thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống có thể dẫn đến đau lan tỏa, tê hoặc yếu ở chân hoặc bàn chân, mất chức năng vận động đáng kể.
  • Đau mạn tính: Đau kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm lý.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau của bạn không cải thiện sau vài tuần hoặc nếu bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau lưng dữ dội không cải thiện với thuốc.
  • Đau lưng sau khi bị ngã hoặc chấn thương.
  • Đau lưng kèm theo các triệu chứng như khó đi tiểu, yếu, đau hoặc tê ở chân, sốt.

Nguyên nhân gây đau cột sống

Nguyên nhân gây đau cột sống

Đau cột sống có thể bắt nguồn từ nhiều yếu tố khác nhau, tất cả có thể cùng tồn tại và tương tác với nhau, dẫn đến tình trạng đau lưng dưới mãn tính. Một số nguyên nhân phổ biến bao gồm các vấn đề cơ học hoặc cấu trúc của cột sống, các bệnh lý viêm nhiễm,...

Dưới đây là các nguyên nhân thường gặp gây đau cột sống:

  • Các vấn đề cơ học: Liên quan đến cột sống, đĩa đệm, cơ, dây chằng hoặc gân, có thể gây chèn ép dây thần kinh.
  • Bong gân: Do dây chằng bị kéo căng quá mức, thường xảy ra khi nâng vật sai tư thế.
  • Căng cơ: Tình trạng các sợi cơ bị kéo căng hoặc rách bất thường.
  • Bệnh thoái hóa đĩa đệm: Lão hóa khiến các đĩa đệm giữa các đốt sống bị phân hủy, dẫn đến các vấn đề thoái hóa khác như viêm khớp và hẹp ống sống.
  • Thoát vị đĩa đệm: Xảy ra khi đĩa đệm bị chèn ép, gây kích thích các dây thần kinh xung quanh và dẫn đến cơn đau.
  • Hẹp ống sống: Ống sống bị thu hẹp, gây áp lực lên tủy sống và các dây thần kinh.
  • Các bệnh lý khác: Như gãy đốt sống, vẹo cột sống hoặc các thay đổi bẩm sinh khác của cột sống.
dau-cot-song-la-gi-nhung-van-de-can-biet-ve-dau-cot-song3.png
Thoái hóa cột sống thắt lưng là nguyên nhân thường gặp gây đau cột sống ở người lớn tuổi

Nguy cơ mắc phải chứng đau cột sống

Những ai có nguy cơ mắc phải đau cột sống?

Ai cũng có thể bị đau cột sống, và hầu hết mọi người sẽ trải qua ít nhất một lần trong đời, đặc biệt là người trung niên hoặc những người làm công việc nặng nhọc,...

Yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải đau cột sống

Một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển đau cột sống như:

  • Tuổi tác: Đau cột sống thường tăng dần theo độ tuổi, đặc biệt là sau 45 tuổi.
  • Mức độ căng thẳng: Thiếu ngủ, trầm cảm hoặc lo âu có thể khiến đau cột sống xảy ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn.
  • Yếu tố rủi ro liên quan đến công việc: Các công việc yêu cầu nâng, đẩy, kéo hoặc xoay vật nặng có thể gây tổn thương lưng. Công việc văn phòng cũng dễ gây đau lưng do tư thế sai hoặc ngồi lâu trên ghế không thoải mái.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị đau cột sống

Phương pháp xét nghiệm và chẩn đoán đau cột sống

Các bác sĩ sử dụng nhiều công cụ để chẩn đoán nguyên nhân gây đau cột sống, bao gồm:

  • Tiền sử bệnh và gia đình: Bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử bệnh và gia đình để xác định nguyên nhân có thể là chấn thương hoặc bệnh lý di truyền.
  • Khám lâm sàng: Bao gồm các kiểm tra về cột sống, tư thế, phản xạ, sức mạnh cơ bắp và cảm giác chân để đánh giá tình trạng bệnh lý.
  • X-quang: Giúp xác định các vấn đề như độ cong cột sống, tổn thương xương hoặc gai xương.
  • MRI: Hỗ trợ phát hiện tổn thương hoặc bệnh lý ở mô mềm như đĩa đệm, dây chằng và rễ thần kinh trong và cơ quanh cột sống.
  • CT scan: Tương tự MRI, CT scan chẩn đoán các vấn đề với ống sống và mô xung quanh.

Phương pháp điều trị đau cột sống

Để điều trị đau cột sống, bác sĩ có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm thuốc, điều trị không phẫu thuật và phẫu thuật.

Nội khoa

  • Thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc giãn cơ và thuốc chống viêm thường được sử dụng để điều trị đau cột sống cấp và mãn tính. Trong đó, Opioid và thuốc chống viêm không Steroid (NSAIDs) là hai nhóm chính dùng để điều trị đau lưng dưới mãn tính.
  • Chườm: Sử dụng túi chườm lạnh để giúp giảm đau cột sống và túi chườm nóng để tăng lưu lượng máu và thúc đẩy quá trình lành thương ở cơ và mô lưng.
  • Vận động hợp lý: Không nên nằm nghỉ trên giường quá lâu; thay vào đó, hãy bắt đầu với các hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức ngay tại giường, sau đó tăng dần mức độ vận động hoặc thực hiện các bài tập dành cho vùng lưng.
  • Vật lý trị liệu: Vật lý trị liệu dùng các thiết bị vật lý như hồng ngoại, điện xung, tập vận đồng bằng tay,... giúp cải thiện khả năng vận động, tư thế và định vị và giảm đau lưng.
  • Châm cứu: Châm cứu là một phương pháp của Trung Quốc sử dụng kim mỏng châm vào các huyệt trên cơ thể có thể giúp giảm đau ở một số bệnh nhân.
dau-cot-song-la-gi-nhung-van-de-can-biet-ve-dau-cot-song4.png
Đau lưng được điều trị bằng phương pháp dùng thuốc và không dùng thuốc

Ngoại khoa

Phương pháp phẫu thuật có thể được chỉ định khi các biện pháp điều trị khác không hiệu quả. Thời gian hồi phục tùy thuộc vào loại thủ thuật và tình trạng sức khỏe của người bệnh. Nghiên cứu cho thấy phẫu thuật có thể mang lại lợi ích cho người bị thoát vị đĩa đệm hoặc hẹp ống sống.

Chế độ sinh hoạt và phòng ngừa đau cột sống

Những thói quen sinh hoạt có thể giúp bạn hạn chế diễn nặng của đau cột sống

Chế độ sinh hoạt

Tập thể dục

Tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cơ lưng khỏe mạnh và hỗ trợ kiểm soát cơn đau. Để đạt hiệu quả, bạn nên thực hiện các bài tập tăng cường thể lực toàn thân như yoga, thái cực quyền hoặc các bài tập chịu trọng lượng, nhằm tăng sức mạnh cơ bắp và giảm áp lực lên cột sống. Bên cạnh đó, các bài tập nhẹ như bơi lội, đạp xe tại chỗ hoặc đi bộ nhanh cũng rất phù hợp, vì chúng không gây thêm căng thẳng cho lưng.

Tư thế ngay ngắn

Người bệnh nên tránh các hoạt động có thể gây ra hoặc làm tăng cơn đau. Đồng thời, duy trì tư thế ngay ngắn và tránh gù lưng để bảo vệ cột sống.

Xây dựng thói quen lành mạnh

Khi phải ngồi làm việc lâu, bạn hãy thường xuyên đứng dậy, đi lại và thay đổi tư thế để giảm áp lực lên lưng. Ngoài ra, nên mang giày thoải mái, gót thấp và sử dụng gối hỗ trợ lưng khi lái xe đường dài để giúp giảm đau hiệu quả.

Đau cột sống là gì? Những vấn đề cần biết về đau cột sống 4
Vận động phù hợp giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa đau lưng hiệu quả

Chế độ dinh dưỡng

Người bệnh nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp và hỗ trợ phòng ngừa đau lưng.

Phương pháp phòng ngừa đau cột sống hiệu quả

Xây dựng và duy trì lối sống lành mạnh có khả năng ngăn ngừa đau lưng như:

  • Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm đủ canxi và vitamin D;
  • Duy trì cân nặng hợp lý;
  • Tránh mang vác quá nặng;
  • Tập thể dục thường xuyên.

Miễn trừ trách nhiệm

Thông tin này chỉ có tính tham khảo, không dùng để thay thế ý kiến tham vấn của chuyên viên Y tế. Bệnh nhân phải được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị y tế chuyên môn.
Bác sĩ tư vấn: 1800 6928

NGUỒN THAM KHẢO

Chia sẻ:

Câu hỏi thường gặp

Các bác sĩ điều trị đau lưng bằng nhiều lựa chọn khác nhau như dùng thuốc giảm đau, giãn cơ, tập vật lý trị liệu, châm cứu, điện xung, vận động vừa phải,... hoặc phẫu thuật giải áp hay điều trị các nguyên nhân khác khi không đáp ứng điều trị nội khoa.

Đau cột sống là cảm giác đau vùng cột sống. Các nguyên nhân gây bệnh có thể bao gồm các vấn đề cơ học hoặc cấu trúc với cột sống, đĩa đệm, cơ bắp, dây chằng hoặc gân ở lưng, hoặc chèn ép dây thần kinh,....

Các bác sĩ sử dụng nhiều công cụ khác nhau để giúp chẩn đoán nguyên nhân có thể gây đau lưng như khai thác các triệu chứng, khám lâm sàng, thực hiện một số cận lâm sàng như X-quang, CT scan, MRI,... để đánh giá tình trạng đau cột sống.

Bạn nên đi khám bác sĩ nếu cơn đau không cải thiện sau vài tuần. Bạn cũng nên đi khám nếu bất kỳ triệu chứng nào sau đây xảy ra cùng với đau lưng như tê chân, đau lưng dữ dội không cải thiện bằng thuốc, đau lưng sau khi té ngã hoặc chấn thương, đau lưng kèm theo khó đi tiểu, yếu, đau hoặc tê ở chân,...

Bạn nên duy trì thói quen tập thể dục thường xuyên, giữ tư thế đúng khi ngồi và đứng, chế độ ăn giàu canxi và vitamin D, kiểm soát cân nặng, tránh căng thẳng và không hút thuốc là những yếu tố quan trọng ngăn ngừa đau lưng và duy trì cân nặng hợp lý.